Về đội ngũ cán bộ công đoàn trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của tổ chức công đoàn trong các khu công nghiệp - qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh (Trang 52 - 56)

công đoàn trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

2.2.1. Về đội ngũ cán bộ công đoàn trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bàn tỉnh Bắc Ninh

Công tác PBGDPL được Đảng xác đi ̣nh là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và là nhiê ̣m vu ̣ của toàn bô ̣ hê ̣ thống chính tri ̣ đă ̣t dưới sự lãnh đạo của Đảng . Tuy nhiên trước yêu cầu xây dựng Nh à nước pháp quyền XHCN thì công tác PBGDPL phải được thực hiê ̣n ở mô ̣t tầm cao hơn, với mô ̣t tư duy mới hơn , toàn diện hơn , thiết thực và khoa ho ̣c hơn . Để nâng cao hiê ̣u quả công tác PBGDPL thì nhân tố con người là một trong những yếu tố quan tro ̣ng nhất, nó quyết định đến chất lượng , hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng PBGDPL . Đối với việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp. Điều 18 Luâ ̣t PBGDPL 2013 đã quy định: “Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian, bảo đảm các điều kiện cần thiết để phổ biến, giáo dục pháp luật; phối hợp với tổ chức công đoàn tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong doanh nghiệp. Tổ chức công đoàn có trách nhiệm chủ

trì vận động người lao động tìm hiểu, học tập pháp luật”.

Phổ biến, giáo dục pháp luật trong trong các khu công nghiệp là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng , của các cấp chính quyền, sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể liên quan, của người sử dụng lao động, trong đó có vai trò quan trọng của tổ chức công đoàn, với trách nhiệm đại diện và bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Nhâ ̣n thức được điều đó , trong những năm qua công đoàn, ban quản lý khu công nghiệp Bắc Ninh luôn quan tâm tăng

cường củng cố, kiê ̣n toàn và xây dựng đô ̣i ngũ cán bô ̣ công đoàn vững ma ̣nh về số lượng và chất lượng , có phẩm chất chính trị tốt , trình độ chuyên môn vững vàng, am hiểu pháp luâ ̣t và kiến thức xã hô ̣i.

Quá trình quản lý lao đô ̣ng ở các khu công nghiệp Bắc Ninh đang đặt ra những yêu cầu đòi hỏi phải không ngừng hoàn thiện và tăng cường sức mạnh của tổ chức công đoàn, không ngừng đổi mới tổ chức hoạt động, nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò của mình. Hiện các khu công nghiệp Bắc Ninh đã thu hút được 1.086 dự án đầu tư. Với 736 doanh nghiệp đi vào hoạt động, các khu công nghiệp Bắc Ninh hiện đang sử dụng trên 247.228 lao động, trong đó lao động ngoại tỉnh chiếm tới trên 70%. Với định hướng phát triển các khu công nghiệp của tỉnh đến năm 2020, dự kiến số lao động tăng bình quân hàng năm từ 10.000- 15.000 người. Đó là thuận lợi cho mục tiêu đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa của địa phương, nhưng cũng là khó khăn cho tỉnh và tổ chức công đoàn. Vì vậy xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vững vàng về chính trị - tư tưởng, am hiểu pháp luật, có kỹ năng và chuyên môn, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là cần thiết khách quan và là yêu cầu cấp bách đặt ra cho tổ chức công đoàn khu công nghiệp Bắc Ninh.

Ngay sau khi ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh được thành lâ ̣p thì đồng thời cũng quan tâm chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn vững mạnh chính là giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước. Công đoàn các khu công nghiệp Bắc Ninh được thành lập năm 2004 với 05 công đoàn cơ sở và 1.725 đoàn viên. Cán bộ công đoàn chuyên trách chỉ có 1 đồng chí, BCH lâm thời gồm 15 đồng chí, trong đó 05 đồng chí Ban Thường vụ, 01 chủ tịch (là cán bộ công đoàn chuyên trách). Sau 13 năm đi vào hoạt động đến nay công đoàn các khu công nghiệp đã có 193

CĐCS (tăng 188 CĐCS) với 48.468 đoàn viên (tăng 46.743 đoàn viên). Trong đó CĐCS trực thuộc có 170 CĐCS; CĐCS chỉ đạo phối hợp có 23 CĐCS; Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có 152 CĐCS; Công ty có vốn đầu tư trong nước có 41 CĐCS [3].

Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người lao động được cải thiện, nhận thức chính trị - xã hội của họ không ngừng được nâng lên, trình độ tay nghề của người lao động công nghiệp ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp, đa dạng hóa hình thức sở hữu làm cho quan hệ lao động ngày càng phức tạp. Xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động càng trở nên khó khăn và cấp thiết. Bối cảnh trên đặt ra cho tổ chức công đoàn nhiệm vụ hết sức nặng nề. Trong quan hệ lao động, công đoàn và cán bộ công đoàn có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Từ đó, ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh quan tâm hơn đến công tác cán bộ công đoàn, chú trọng lãnh đạo công đoàn xây dựng, hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng và có chính sách đãi ngộ cán bộ công đoàn một cách tương xứng với cống hiến của họ. Hiê ̣n nay tổng số cán bộ CĐCS trong các khu công nghiệp Bắc Ninh lên đế n 2.385 đồng chí trong đó, Ban Chấp hành CĐCS có 1.344 đồng chí; Uỷ ban kiểm tra CĐCS có 465 đồng chí và Tổ trưởng, tổ phó tổ CĐ có 576 đồng chí [11].

Không chỉ chú tro ̣ng về số lượng , các khu công nghiệp đă ̣t ra yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn bảo đảm chất lượng toàn diện, vừa có kiến thức rộng và sâu, vừa giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có hiểu biết về giai cấp công nhân, công đoàn và pháp luật; có khả năng nhạy bén xử lý nhanh các thông tin; thấu hiểu tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của nhân viên, người lao động; biết tổ chức, tập hợp, lôi cuốn quần chúng tạo thành sức mạnh tổng hợp để thực hiện tốt chức năng , nhiệm vụ của tổ chức công đoàn . Hiê ̣n nay , cán bộ công đoàn có

trình độ trên đại học là 9 đồng chí (0,6%); trình độ Đại học là 737 đồng chí (54,8%); Cao đẳng có 384 đồng chí (28,6%). Trung cấp có 183 đồng chí (13,6%) và Sơ cấp là 31 đồng chí (2,4%). [11]. Để CĐCS hoạt động có hiệu quả bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động công đoàn các khu công nghiệp quan tâm chỉ đạo CĐCS thường xuyên quan tâm hỗ trợ người lao động ký giao kết hợp đồng lao động, xây dựng nội dung thỏa ước lao động tập thể. Chỉ đạo CĐCS phối hợp với chủ sử dung lao động mở Hội nghị người lao động hàng năm, tăng cường đối thoại trong doanh nghiệp nhằm xây dựng môi quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp.

Công tác phổ biến giáo dục pháp luâ ̣t cho nhân viên, người lao động được công đoàn các khu công nghiệp đặc biệt chú trọng. Thường xuyên chỉ đạo CĐCS tích cực tuyên truyền tới nhân viên, người lao động, các Chỉ thị, Nghị quyết của Ðảng, của công đoàn, chính sách pháp luật của Nhà nước nhất là các chính sách liên quan trực tiếp tới người lao động, nhằm làm cho người lao động nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra công đoàn các khu công nghiệp thường xuyên phối hợp với Ban Tuyên giáo, Ban Nữ công, Ban Kinh tế Chính sách- Pháp luật của LĐLĐ tỉnh tổ chức mở lớp tập huấn quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, công tác phòng chống các tệ nạn xã hội HIV/AIDS tới nhân viên, người lao động, tuyên truyền kiến thức về sức khỏe sinh sản, về bình đẳng giới trong nhân viên, người lao động. Kết quả trong năm năm qua đã phát 15.300 tờ rơi, mở 53 lớp tập huấn với 5.215 nhân viên, người lao động tham gia, treo 1.567 pa nô, áp phích, khẩu hiệu vượt đường, xây dựng 02 góc tuyên truyền bảo hộ lao động ở hai doanh nghiệp, tổ chức 10 cuộc thi tìm hiểu về kiến thức pháp luật trong nhân viên, người lao động [46].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của tổ chức công đoàn trong các khu công nghiệp - qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh (Trang 52 - 56)