Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động PBGDPL

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của tổ chức công đoàn trong các khu công nghiệp - qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh (Trang 101 - 113)

PBGDPL

3.2.2.1. Nhóm giải pháp về các điều kiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả PBGDPL

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của chính quyền tỉnh

Bắc Ninh đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, cần quán triệt Chỉ thị số 32/CT-TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, phổ biến, giáo dục pháp luật, qua đó tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Các cấp ủy phải thường xuyên tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn cấp mình và phải luôn xác định vai trò gương mẫu của các đảng viên và vai trò tiên phong của họ trong việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật. Đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, kịp thời đôn đốc, chỉ đạo xử lý những vướng mắc nảy sinh trong quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật. Bên cạnh việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thì sự tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền địa phương là một trong những yếu tố vô cùng quan trong. Để nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, chính quyền địa phương cần thực hiện tốt những vấn đề sau:

Đối với HĐND các cấp: Phải từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND nói chung và trong việc ra nghị quyết về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói riêng. Trong quá trình hoạt động của mình, HĐND không chỉ chú ý tới việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mà quan trọng hơn là phải chỉ đạo, giám sát hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, xem đây là biện pháp hàng đầu trong việc đảm bảo thi hành Hiến pháp và luật trên địa bàn.

Đối với UBND các cấp: Hàng năm UBND cần chủ động xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho địa phương. Phê duyệt kế hoạch, chương trình phổ biến giáo dục pháp luật, dài hạn, ngắn hạn theo quý, theo năm hoặc theo đợt. Kế hoạch phải phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, chương trình, kế hoạch của Bộ Tư pháp và phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương. Hạn chế hiện tượng đình công, kiện tụng, tranh cãi... trong mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp với công nhân. Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, tuyên dương, khen thưởng kịp thời, phát hiện các gương điển hình tiên tiến, các cách làm hay để nhân rộng, qua đó nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL.

Hai là, hoạt động PBGDPL tại các KCN tỉnh Bắc Ninh phải được triển khai

bảo đảm tính khả thi, kế thừa, phát triển, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và nhu cầu xã hội để tạo đồng thuận trong thực hiện. Huy động mọi tiềm năng, nguồn lực xã hội tham gia để công tác PBGDPL thực sự là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.

Ba là, tiếp tục củng cố, kiện toàn Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp tỉnh,

cấp huyện theo Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp PBGDPL. Củng cố tổ chức, bổ sung đủ biên chế cho Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Sở Tư pháp nhằm tăng cường vai trò là cơ quan

đầu mối chủ trì, phối hợp và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh về công tác PBGDPL. Phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố củng cố, kiện toàn Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp huyện. Phòng Tư pháp các huyện, thành phố, công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã bố trí đủ biên chế, phù hợp với điều kiện và yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương. Các cơ quan, đơn vị cử đại diện tham gia Hội đồng phối hợp cần cân nhắc lựa chọn thành viên cho phù hợp, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ cơ quan và nhiệm vụ Hội đồng giao. Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp, quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, đồng thời quy định thống nhất về thành phần hội đồng các cấp, trách nhiệm từng thành viên để phát huy tính chủ động, vai trò, trách nhiệm của từng thành viên góp phần cho công tác này được triển khai nhịp nhàng, liên tục và hiệu quả, tạo ra môi trường thuận lợi để các thành viên thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công; đối với từng thành viên Hội đồng phối hợp, khi thực hiện nhiệm vụ được giao cần sử dụng và phát huy vai trò tham mưu, giúp việc của tổ chức pháp chế và các tổ chức có liên quan tại cơ quan, đơn vị; cần trao đổi, thống nhất chương trình, kế hoạch PBGDPL, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên giữa các thành viên, giữa các cơ quan có liên quan trong công tác này.

Bốn là, đảm bảo nguồn lực tài chính cho công tác PBGDPL phù hợp với

từng địa bàn, từng doanh nghiệp. Khuyến khích sự đóng góp tài chính của doanh nghiệp cho các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại doanh nghiệp. Công đoàn cấp trên cơ sở cần phân bổ kinh phí cho công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp theo quy định của Luật công đoàn. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của chủ doanh nghiệp trong việc trích chuyển kinh phí cho công đoàn cơ sở hoạt động theo quy định của pháp luật. Công đoàn cấp trên cơ sở cần giám sát việc trích chuyển kinh phí công đoàn của doanh nghiệp cho công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp và có biện pháp can thiệp kịp thời nếu doanh nghiệp trích chuyển không

đúng quy định, không tạo điều kiện về kinh phí cho công đoàn cơ sở hoạt động. Các biện pháp can thiệp có thể là sự thuyết phục, vận động, giải thích cho chủ doanh nghiệp hiểu và tuân thủ quy định của pháp luật về việc trích chuyển kinh phí, trường hợp doanh nghiệp vẫn cố tình vi phạm có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Năm là, xây dựng các đề tài khoa học nhằm điều tra, khảo sát, nghiên cứu

về nhu cầu, nguyện vọng, tâm tư, tình cảm của từng nhóm đối tượng công nhân cụ thể chắc chắn sẽ góp phần quan trọng trong việc tìm lời giải cho bài toán làm sao để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cho người lao động trong doanh nghiệp.

3.2.2.1. Nhóm giải pháp về tổ chức thực có hiệu quả hoạt động PBGDPL

Một là, xây dựng, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật - vai trò quyết định chất lượng giáo dục pháp luật.

Phần lớn cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp là kiêm nhiệm, đi lên từ người lao động trong doanh nghiệp nên rất am hiểu nhu cầu cũng như tâm tư, tình cảm của người lao động, tuy nhiên do hạn chế về kỹ năng hoạt động cũng như kiến thức pháp luật nên hoạt động chưa hiệu quả. Công đoàn cấp trên cơ sở cần vận động, thuyết phục chủ doanh nghiệp tạo điều kiện về thời gian để cán bộ công đoàn có thể tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng do Công đoàn cấp trên tổ chức. Liên đoàn lao động tỉnh cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp một cách thường xuyên trên diện rộng. Thường xuyên vận động chủ doanh nghiệp thực hiện đúng Luật công đoàn, Luật phổ biến giáo dục pháp luật Chú trọng tuyển chọn những người có phẩm chất, năng lực, trình độ, có khả năng tuyên truyền, giáo dục hoặc hòa giải tốt, có lòng nhiệt tình, say mê với công việc phổ biến, giáo dục pháp luật. Bên cạnh đó, phải đặc biệt chú trọng việc rà soát, phân loại, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và định hướng nội

dung phổ biến, giáo dục pháp luật thường xuyên cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (cung cấp kiến thức, bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật, giúp họ không chỉ có kiến thức vững mà còn có khả năng thu hút người nghe và truyền đạt hiệu quả nội dung pháp luật.

Hai là, tiếp tục củng cố, kiện toàn mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền

viên pháp luật, đặc biệt là mạng lưới cộng tác viên PBGDPL ở cơ sở. Cần tăng thêm số lượng cán bộ chuyên trách làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Hướng tới đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lao động cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp.

Ba là, vận động thành lập Công đoàn trong các doanh nghiệp và phát triển

đoàn viên.

Bên ca ̣nh những điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi thì hiê ̣n nay công đoàn các KCN tỉnh Bắc Ninh phải đối mă ̣t với những khó khăn khi Hiê ̣p đ ịnh Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết ngày 04/02/2016. Những cam kết về Công đoàn trong Hiệp định TPP có tác đ ộng không nhỏ tới hoạt động của công đoàn các KCN tỉnh trong đó có hoạt động PBGD pháp luật , thể hiện ở một số khía cạnh như:.

Việc cho phép người lao động làm việc trong một doanh nghiệp được thành lập tổ chức của Người lao động ở cấp cơ sở khi được cấp có thẩm quyền cho phép. Các tổ chức Người lao động này sẽ hoạt động song song và cạnh tranh trực tiếp với hoạt động của các cấp Công đoàn. Đây là thách thức rất lớn cho tổ chức và hoạt động của Công đoàn các KCN tỉnh Bắc Ninh, nếu Công đoàn các KCN tỉnh Bắc Ninh hoạt động không thật sự hiệu quả, không nói lên được tiếng nói của Người lao động, không bảo vệ được Người lao động thì Người lao động sẽ ra nhập các tổ chức khác của Người lao động Công đoàn sẽ mất đoàn viên như Người lao động mất phương tiện làm việc.

Các tổ chức Người lao động mới ra đời không phải là tổ chức chính trị- xã hội, không chịu sự lãnh đạo của Đảng và đối lập với tổ chức Công đoàn hiện nay. Nguồn lực của họ mạnh hơn chỉ tập trung vào nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền lợi của Người lao động. Trong khi tổ chức Công đoàn phải thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức chính trị- xã hội nên nguồn lực bị phân tán, nguồn kinh phí ngày càng ít đi; hơn nữa lại thiếu cơ chế chủ động trong tuyển dụng, đào tạo, sử dụng… cán bộ Công đoàn.

Việc phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do tính bấp bênh của việc làm, sự đa dạng, phức tạp của các loại hình DN, sự dịch chuyển của lao động di cư, dẫn đến quan hệ lao động thiếu ổn định, tranh chấp lao động gia tăng, việc đình công, ngừng việc tập thể có thể diễn biến phức tạp hơn, gây ra mất ổn định về tình hình an ninh- chính trị trong các KCN.

Trước những thách thức của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực,Công đoàn các KCN t ỉnh cần xác định đây là thời gian vô cùng quan trọng, cơ hội để Công đoàn các KCN B ắc Ninh đổi mới toàn diện cả về tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động, chuẩn bị hành trang tự tin bước vào thời kỳ hội nhập TPP. Trong khi đó, hiện nay tỷ lệ các doanh nghiệp có thành lập tổ chức công đoàn còn quá thấp. Trong tổng số 736 doanh nghiệp đi vào hoạt động thì chỉ có 193 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn. Trong tổng số 247.228 người lao động thì chỉ có 48.468 người lao động là đoàn viên công đoàn. Số người lao động hiện nay không là đối tượng để tổ chức công đoàn chủ trì vận động tham gia tìm hiểu pháp luật là 198.760 công nhân lao động, trong đó có 3.326 lao động là người nước ngoài. Phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức công đoàn ở các doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, có tính chiến lược của Liên đoàn lao động tỉnh Bắc Ninh. Vì vậy cần kiên trì vận động thuyết phục để NSDLĐ hiểu rõ sự cần thiết phải thành lập công đoàn tại doanh nghiệp từ đó góp phần vào việc tổ chức hoạt động PBGD đạt hiệu quả cao hơn.

Bốn là, nâng cao chất lượng và số lượng cán bộ công đoàn.

Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn vững vàng về chính trị -tư tưởng, am hiểu pháp luật có kỹ năng và chuyên môn, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật tốt. Hiện nay đội ngũ cán bộ công đoàn quá mỏng chưa đảm bảo hiệu quả trong hoạt động chung cũng như trong vận động đoàn viên tham gia tìm hiểu pháp luật. Với 48.468 đoàn viên công đoàn trong các KCN nhưng chỉ có 2.385 cán bộ công đoàn. Như vậy trung bình một cán bộ công đoàn phụ trách 20.320 đoàn viên. Với 193 tổ chức công đoàn nhưng Ban chấp hành chỉ có 1.344 đồng chí, như vậy trung bình Ban chấp hành của mỗi tổ chức công đoàn khoảng 7 đồng chí. Do vậy cần đề xuất giải pháp tăng thêm số lượng BCH công đoàn lên ít nhất là 15 đồng chí.

Năm là, cần tăng cường hơn nữa công tác hòa giải ở cơ sở. Đây là hình

thức có tác dụng giáo dục cao vì nó không chỉ giải quyết tranh chấp thông qua cách hướng dẫn, thuyết phục các bên tự thương lượng với nhau mà còn xuất phát từ đạo lý dân tộc Việt Nam, hòa thuận, đoàn kết, “chín bỏ làm mười”. Hòa giải ở cơ sở vừa có tác dụng giáo dục hiệu quả vừa có khả năng lan tỏa trong cộng đồng. Khi tiến hành hòa giải cần phân tích thấu đáo mọi khía cạnh, kiên nhẫn và mềm mỏng, vừa căn cứ vào quy định pháp luật, vừa dùng tình cảm để thuyết phục. Phải xác định hòa giải có thể không thành, nhưng nhất định buổi hòa giải đó sẽ là bài học phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động.

Sáu là, đổi mới và đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ

biến giáo dục pháp luật.

Tiếp tục đổi mới tư duy, cách thức tổ chức PBGDPL theo hướng phải khảo sát kỹ nhu cầu, trình độ nhận thức, điều kiện lao động, sinh sống của từng nhóm đối tượng người lao động. Bên cạnh đó chú trọng đối tượng PBGDPL là người

sử dụng lao động đặc biệt người sử dụng lao động là người nước ngoài. Cần phân công hợp lý trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh trong việc chủ trì thực hiện nhiệm vụ xây dựng bộ tài liệu riêng để phục vụ cho công tác giáo dục pháp luật. Đối với việc giáo dục cho người lao động và cán bộ công đoàn trong các loại hình doanh nghiệp nên giao cho Liên đoàn lao động tỉnh chủ trì thực hiện. Đối với việc giáo dục cho người sử dụng lao động trong doanh nghiệp nên giao cho Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Bắc Ninh chủ trì thực hiện.

Tiếp tục đổi mới nội dung PBGDPL, trong đó chuyển hướng trọng tâm từ tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật thực định sang tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật mới được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế; các hành vi bị nghiêm cấm và các chế tài bị xử lý. Giáo dục ý thức tôn trọng tuân thủ, chấp hành pháp luật gắn với vụ việc, tình huống pháp luật cụ thể, với xây dựng và thi hành pháp luật. Chú trọng giáo dục ý thức tuân thủ chấp hành pháp luật gắn với giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức lối sống để hình thành nhân cách, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam phát triển toàn diện.

Đổi mới hình thức và phương pháp PBGDPL, trên cơ sở kết quả sơ kết thực hiện Luật PBGDPL, cần định hướng để tiếp tục duy trì các hình thức PBDGPL

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của tổ chức công đoàn trong các khu công nghiệp - qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh (Trang 101 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)