Pháp luật quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tương trợ tư pháp hình sự giữa các quốc gia ASEAN (Trang 27 - 31)

1.4. Cơ sở pháp lý của hoạt động tương trợ tư pháp hình sự

1.4.2. Pháp luật quốc gia

1.4.2.1. Văn bản luật

Hiến pháp: Hiến pháp là đạo luật gốc của mỗi quốc gia, do đó, trong Hiến pháp thường sẽ quy định các nguyên tắc chung về việc hợp tác quốc tế.

Điều 12 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [14] quy định:

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.

Việc Nhà nước thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về tương trợ tư pháp.

Bộ luật, luật: Cùng với Hiến pháp là đạo luật gốc thì các bộ luật, luật có chứa đựng quy phạm pháp luật về tương trợ tư pháp cũng là một nguồn quan trọng. Các bộ luật, luật là nguồn của luật tương trợ tư pháp hình sự tại các quốc gia chủ yếu bao gồm: Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự, Luật tương trợ tư pháp hoặc Luật tương trợ tư pháp về hình sự; Luật dẫn độ; Luật chống tham nhũng; Luật chống rửa tiền; Luật chống buôn bán người;... Tùy từng quốc gia sẽ quy định khác nhau, và không phải quốc gia nào cũng có một đạo luật riêng quy định về tương trợ tư pháp hình sự. Theo pháp luật Việt Nam, các đạo luật chứa đựng quy định về tương trợ tư pháp về hình sự bao gồm:

- Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999 (sửa đổi, bổ sung 16/09/ 2009) và Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 (sửa đổi, bổ sung ngày 20/06/ 2017);

- Bộ luật tố tụng hình sự số 19/2003/QH11 ngày 26/11/2003;

- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015 đã dành Phần thứ tám, từ Điều 491 đến Điều 508, quy định các vấn đề liên quan đến hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự;

hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2008) với 07 chương và 72 điều, là nguồn quan trọng của ngành luật tương trợ tư pháp, tạo cơ sở pháp lý để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn hoạt động tương trợ tư pháp…

1.4.2.2. Văn bản dưới luật

Hệ thống văn bản dưới luật có chứa đựng các quy phạm về tương trợ tư pháp là nguồn của ngành luật tương trợ tư pháp như: Nghị định số 92/2008/NĐ- CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tương trợ tư pháp năm 2007 đã được ban hành ngày 22/08/2008; Thông tư số 144/2012/TT-BTC ngày 04/09/2012 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác tương trợ tư pháp; Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC-TANDTC ngày 22/03/2013 của Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc tiếp nhận, chuyển giao, tiếp tục thi hành án đối với người đang chấp hành án phạt tù,…

Kết luận Chương 1

Tương trợ tư pháp là hoạt động hợp tác giữa các quốc gia, các quốc gia dành cho nhau sự hỗ trợ về mặt tư pháp, bằng cách thực hiện các hoạt động trong phạm vi đã quy định. Mỗi quốc gia, sẽ quy định rõ trong pháp luật nước mình, cơ quan đầu mối về tương trợ tư pháp. Tương trợ tư pháp nói chung, tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự nói riêng, đều được điều chỉnh bởi hệ thống nguồn bao gồm: điều ước quốc tế đa phương và khu vực, hiệp định song phương với các quốc gia khác, pháp luật quốc gia. Ngoài ra, đặc trưng của hoạt động tư pháp này là tuân thủ nguyên tắc “có đi có lại”, có nghĩa là khi một quốc gia được yêu cầu tương trợ tư pháp cho quốc gia khác thì quốc gia này sẽ chỉ đáp ứng thực hiện yêu cầu đó khi quốc gia được yêu cầu có cơ sở chắc chắn rằng khi xảy ra trường hợp tương tự, quốc gia đưa ra yêu cầu sẽ đáp ứng thực hiện yêu cầu của quốc gia này. Đây là một trong những điểm nổi bật của hoạt động hợp tác quốc tế này. Nó cho thấy tính linh hoạt và cơ chế mở trong tư pháp quốc tế, giúp dung hòa sự khác biệt về pháp luật và chính trị giữa các quốc gia trên thế giới, đồng thời cũng tạo cơ hội để các quốc gia thiết lập quan hệ ngoại giao bằng cách dành cho nhau sự hỗ trợ ưu ái nhất.

Hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự là một trong những hoạt động hợp tác quốc tế quan trọng và phổ biến trong việc bảo vệ an ninh quốc tế, an ninh quốc gia hiện nay. Nó đã trở thành một nhu cầu tất yếu và ngày càng trở nên bức thiết với mỗi đất nước. Việc tăng cường tương trợ tư pháp về hình sự không chỉ giải quyết những xung đột về tài phán hình sự, nó còn góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa các quốc gia trên thế giới nói chung, và giữa các quốc gia ASEAN nói riêng.

Chương 2

PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT CỦA CÁC NƯỚC ASEAN VỀ TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tương trợ tư pháp hình sự giữa các quốc gia ASEAN (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)