3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tương trợ tư pháp hình sự
3.3.1. Khó khăn, vướng mắc
Hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự vẫn gặp nhiều khó khăn trong thực hiện, cả về quy định pháp luật lẫn thực tiễn triển khai.
Về cơ sở pháp lý, bên cạnh điều ước quốc tế đa phương, hiệp định song phương các quốc gia đều xây dựng hệ thống pháp luật quốc nội nên đã hình thành khung pháp lý khá đầy đủ cho các lĩnh vực hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. Việc ký kết các điều ước quốc tế về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự là xu thế tất yếu của quá trình hội động nhập, thể hiện sự thân thiện hợp tác giữa các quốc gia, đồng thời còn hình thành cơ sở pháp lý cho các hoạt động hợp tác quốc tế trong đấu tranh, xử lí tội phạm trên toàn cầu, khu vực và từng quốc gia. Không có điều ước quốc tế các quốc gia vẫn có thể tiến hành các hoạt động tương trợ tư pháp trên cơ sở áp dụng nguyên tắc có đi có lại. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại không phải bao giờ cũng được thực hiện một cách dễ dàng, nhất là đối với các nước ở các hệ thống pháp luật khác nhau. Để khắc phục tình trạng đó thì việc ký kết các điều ước quốc tế là lựa chọn tối ưu, nhất là đối với những nước theo hệ thống pháp luật Common law chỉ chấp nhận tương trợ tư pháp khi nước yêu cầu và nước được yêu cầu đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp. Trước xu thế hội nhập quốc tế, việc các quốc gia tự xây dựng cho mình những đạo luật riêng biệt điều chỉnh hoạt động hợp
chối hợp tác, thẩm quyền, thủ tục, thời hạn và các vấn đề khác có liên quan của hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. Những quy định của pháp luật quốc gia không những là cơ sở để thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế mà còn là định hướng khi tham gia vào các điều ước quốc tế về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. Do đặc điểm về văn hóa, kinh tế, chính trị, mỗi quốc gia lại có những đặc thù của hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. Đặc thù đó thể hiện trong việc có hay không tham gia điều ước quốc tế, phạm vi mức độ tham gia; ký kết hay không ký kết các hiệp định với quốc gia đối tác; và trong các quy định của pháp luật quốc gia.
Về quy định pháp luật, có sự chênh nhau giữa pháp luật các quốc gia khi thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự. Việc các nước yêu cầu cam kết không áp dụng án tử hình là điều kiện để thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp là vấnd đề khá phổ biển trong thực tiễn hoạt động tương trợ tư pháp hình sự cũng như việc đàm phán, ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự. Tuy nhiên, không phải pháp luật một số quốc gia về tương trợ tư pháp hình sự lại chưa có quy định về trình tự, thủ tục cam kết không áp dụng hình phạt tử hình trong hoạt động tương trợ tư pháp hình sự. Ngoài ra, phạm vi tương trợ tư pháp hình sự giữa pháp luật quốc gia và các cam kết quốc tế mà quốc gia đó tham gia chưa được phù hợp, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu căn cứ điều chỉnh, thiếu quy định hướng dẫn thực hiện tại quốc gia đó. Không chỉ về phạm vi, các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện một số yêu cầu tương trợ cũng chưa được quy định chi tiết, hướng dẫn rõ ràng tại pháp luật quốc gia cũng là nguyên nhân dẫn đến việc lúng túng cho các cơ quan, cán bộ trực tiếp thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự.
Về thực tiễn, khi yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự giữa các quốc gia thường mất nhiều thời gian và rất lâu mới có kết quả, trong khi đó việc giải quyết các vụ án hình sự phải tuân thủ thời hạn luật định. Việc chậm trễ có kết
vụ án. Lý do là bởi các cơ sở pháp lý cho hoạt động tương trợ tư pháp về hình