Cộng hòa Indonesia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tương trợ tư pháp hình sự giữa các quốc gia ASEAN (Trang 41 - 44)

2.2. Pháp luật các nước ASEAN về tương trợ tư pháp hình sự

2.2.1. Cộng hòa Indonesia

Cộng hòa Indonesia nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên biên giới, do đó, quốc gia này hỗ trợ tất cả các cơ chế hợp tác, bao gồm:

- Hợp tác không chính thức giữa các cơ quan thực thi pháp luật;

Quốc gia B nhận được yêu cầu từ quốc gia A và đánh giá yêu cầu

Nếu chấp thuận, quốc gia B thực hiện yêu cầu. Cơ quan trung ương của quốc gia B chuyển các tài liệu

được yêu cầu đến quốc gia A.

Nếu từ chối yêu cầu, quốc gia B thông báo và nêu lý do cho

quốc gia A

Cơ quan trung ương của quốc gia A xác định loại hỗ trợ cần được yêu cầu từ quốc gia B, ví dụ

Cung cấp tài liệu hợp pháp do một cơ quan thực

thi pháp luật đang giữ

Bằng chứng và lập tài liệu Khám xét và tịch biên

Thu xếp để các cá nhân cung cấp bằng chứng hoặc hỗ trợ

điều tra tại nước ngoài

Quốc gia A tìm cách truy tố một công dân, khi hành vi phạm tội được cho là xảy ra ở quốc gia B

Cơ quan thực thi pháp luật hoặc truy tố của quốc gia A xác định nhu cầu hỗ trợ và gửi yêu cầu đến cơ quan trung ương của mình

Có nghĩa là, Indonesia sẽ hỗ trợ pháp lý về hình sự cho các quốc gia một cách tích cực nhất trên cơ sở các điều ước quốc tế, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại trong trường hợp chưa có điều ước quốc tế tương ứng. Yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự chỉ bị từ chối, nếu nó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Yêu cầu hỗ trợ liên quan đến điều tra, truy tố một cá nhân về một hành vi phạm tội mà theo pháp luật Indonesia hành vi đó không thể bị truy tố;

- Tội phạm có tính chất chính trị (trừ trường hợp tội phạm đó là tội ác chống lại loài người, chống phá người đứng đầu một quốc gia, khủng bố);

- Tội phạm quân sự;

- Yêu cầu hỗ trợ liên quan đến điều tra, truy tố một cá nhân đã được tha bổng, khoan hồng hoặc đã hoàn thành hình phạt hình sự;

- Yêu cầu truy tố một người vì lý do chủng tộc, giới tính, tôn giáo, quốc tịch hoặc niềm tin chính trị;

- Vì lý do chủ quyền, an ninh, lợi ích và luật pháp quốc gia;

- Quốc gia yêu cầu không đảm bảo sẽ không dùng kết quả tương trợ cho mục đích ngoài mục đích yêu cầu ban đầu;

- Quốc gia yêu cầu không cam kết sẽ cung cấp một sự hỗ trợ tương tự khi nhận được một yêu cầu từ Indonesia.

Và yêu cầu có khả năng bị từ chối, trong trường hợp:

- Yêu cầu hỗ trợ liên quan đến điều tra, truy tố một cá nhân về một hành vi phạm tội mà theo pháp luật Indonesia hành vi đó không được coi là phạm tội;

- Yêu cầu hỗ trợ liên quan đến điều tra, truy tố về một tội phạm mà ngoài phạm vi Indonesia nó không được coi là tội phạm;

- Yêu cầu hỗ trợ liên quan đến điều tra, truy tố một người cho hành vi phạm tội phải chịu án tử hình;

- Gây nguy hiểm cho sự an toàn của người dân hoặc gánh nặng cho tài sản Nhà nước.

Chính phủ Cộng hòa Indonesia đã ban hành Đạo luật về tương trợ tư pháp về hình sự số 1 năm 2006 và Đạo luật số 1 năm 1979 về dẫn độ, quy định các nguyên tắc, hướng dẫn thủ tục tố tụng trong việc thực hiện hợp tác quốc tế về hình sự nói chung và dẫn độ nói riêng.

Ngoài việc có một hành lang pháp lý nội bộ mạnh mẽ, thì Indonesia cũng là thành viên của các điều ước quốc tế thiết yếu của Liên hợp quốc, bao gồm:

- Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần năm 1988, được Indonesia phê chuẩn theo Đạo luật số 7 năm 1997;

- Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003, được Indonesia phê chuẩn theo Đạo luật số 7 năm 2006;

- Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000, được Indonesia phê chuẩn theo Đạo luật số 5 năm 2009.

Về tổng quan, đạo luật tương trợ tư pháp về hình sự của Indonesia khá chi tiết với phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm:

- Xác định vị trí và danh tính cá nhân; - Có được các báo cáo hoặc hình thức khác; - Cung cấp tài liệu hoặc hình thức khác;

- Sắp xếp người để cung cấp bằng chứng hoặc hỗ trợ điều tra; - Chuyển tài liệu;

- Thực hiện các lệnh khám xét;

- Tịch thu tiền có được từ hành vi phạm tội; - Thu hồi tiền phạt đối với tội phạm;

- Hạn chế giao dịch hoặc phong tỏa tài khoản, có thể tịch thu hoặc thu hồi tài sản có liên quan đến tội phạm;

- Xác định tài sản có thể được phục hồi, hoặc trong trường hợp cần thiết để đáp ứng hình phạt tiền liên quan đến tội phạm;

Luật tương trợ tư pháp về hình sự của Indonesia không áp dụng đối với hoạt động chuyển giao người đang bị giam giữ vì các mục đích tố tụng; dẫn độ hay bắt giữ, giam giữ vì mục đích dẫn độ đối với bất kỳ cá nhân nào. Cơ quan trung ương về tương trợ tư pháp hình sự của Indonesia bao gồm Tổng cục trung ương và luật quốc tế, Tổng cục pháp lý Vụ hành chính, Bộ luật và nhân quyền. Cơ quan này chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu tương trợ đến và đi, đồng thời đàm phán các thỏa thuận song phương về tương trợ tư pháp hình sự với các quốc gia khác. Người chịu trách nhiệm chính thực thi tương trợ tư pháp về hình sự của quốc gia này là Bộ trưởng Bộ luật và nhân quyền Cộng hòa Indonesia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tương trợ tư pháp hình sự giữa các quốc gia ASEAN (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)