Pháp luật Liên bang Australia về tương trợ tư pháp hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tương trợ tư pháp hình sự giữa các quốc gia ASEAN (Trang 69 - 75)

3.2. Pháp luật một số quốc gia ngoài khu vực ASEAN về tương trợ tư pháp

3.2.1. Pháp luật Liên bang Australia về tương trợ tư pháp hình sự

3.2.1.1. Khái quát về tương trợ tư pháp theo pháp luật Australia Tương trợ tư pháp hình sự theo pháp luật Australia

Tương trợ tư pháp hình sự là hình thức mà các nước sử dụng để cung cấp và nhận về sự giúp đỡ chính thức của quốc gia khác trong hoạt động điều tra, truy tố hình sự. Tương trợ tư pháp cũng được dùng để thu hồi tài sản do phạm tội mà có. Liên bang Australia đã ban hành Luật tương trợ tư pháp về hình sự năm 1987 để điều chỉnh việc thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự. Luật này quy định một số hình thức tương trợ như sau:

- Một người bị buộc tội lừa đảo, rửa tiền và sao kê tài khoản ngân hàng của người đó thu được từ các thể chế tài chính nước ngoài để trợ giúp cho công việc điều tra và truy tố khi có khả năng hoặc để thu hồi lại tiền/tài sản do phạm tội mà có, hoặc;

- Một nhân chứng sống ở nước ngoài và lời khai của nhân chứng này được thu thập để hỗ trợ cho công tác điều tra và truy tố người bị buộc tội.

Cơ quan trung ương về tương trợ tư pháp hình sự của quốc gia này là Cơ quan trung ương về hợp tác chống tội phạm quốc tế thuộc Vụ hợp tác chống tội phạm quốc tế, Cơ quan Tổng chưởng lý quản lý việc thực hiện.

Thẩm quyền lập yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự

Pháp luật tương trợ tư pháp hình sự Australia quy định rằng, chỉ Tổng chưởng lý, Bộ trưởng Tư pháp hoặc người được ủy quyền mới được lập Yêu cầu tương trợ tư pháp gửi đi nước ngoài. Ngoại lệ đối với trường hợp, Chính phủ Australia lập yêu cầu tương trợ tư pháp theo đề nghị của một cơ quan thực thi pháp luật hoặc cơ quan công tố, toà án Australia hoặc, có khi theo yêu cầu

Phạm vi tương trợ tư pháp hình sự

Quốc gia này có phạm vi tương trợ tư pháp hình sự tương đối hẹp, bao gồm 04 hoạt động dưới đây:

- Thực hiện lệnh khám xét để thu thập chứng cứ như sao kê tài khoản từ các tổ chức tài chính;

- Thu thập chứng cứ của người làm chứng tại Australia phục vụ quá trình tố tụng ở nước ngoài;

- Sắp xếp cho người làm chứng (nếu tự nguyện) đến nước khác để cung cấp chứng cứ trong quá trình tố tụng ở nước ngoài;

- Xin phê chuẩn và thực hiện lệnh tạm giữ và tịch thu tài sản do phạm tội mà có.

Từ chối yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự

Cơ quan trung ương của Australia có quyền từ chối yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự, căn cứ vào Điều 8 Luật tương trợ tư pháp và quy định của các Hiệp định tương trợ tư pháp mà nước này là thành viên. Các trường hợp nước này từ chối thực hiện tương trợ bao gồm:

- Liên quan đến tội phạm chính trị;

- Vì lý do chủng tộc, giới tính, tôn giáo, dân tộc hoặc quan điểm chính trị của người đó;

- Liên quan đến tôi phạm quân sự theo luật quân sự nước này;

- Ảnh hưởng đến chủ quyền, an ninh hoặc lợi ích quốc gia hoặc lợi ích thiết thực của một bang hoặc vùng lãnh thổ Australia, hoặc trừng phạt một người hai lần;

- Không thỏa mãn nguyên tắc tội phạm kép;

- Yêu cầu liên quan tới việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc trừng phạt một người vì một hành động hoặc không hành động xảy ra ngoài lãnh thổ nước yêu cầu và pháp luật Australia không quy định là tội phạm đối với hành vi thực

- Đã hết thời hiệu hoặc bất kỳ lý do nào khác;

- Ảnh hưởng tới việc điều tra hoặc xét xử tại quốc gia này;

- Ảnh hưởng tới sự an toàn của người nào đó ở trong hoặc ngoài lãnh thổ quốc gia;

- Tạo ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn lực của liên bang hoặc của một bang hoặc vùng lãnh thổ, hoặc khi xem xét toàn bộ tình huống của vụ án được cung cấp mà thấy rằng tương trợ không nên được thực hiện.

Quy trình, thủ tục nhận và gửi yêu cầu tương trợ được quy định trong các hiệp định tương trợ tư pháp song phương và các điều ươc quốc tế đa phương, khu vực mà Australia là thành viên.

Hình thức và nội dung yêu cầu tương trợ gửi đến Australia

Theo Luật tương trợ tư pháp nước này, các yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự có thể được gửi tới Tổng chưởng lý hoặc người được ủy quyền. Và nếu các cơ quan khác hoặc Toà án Australia nhận được yêu cầu, thì các cơ quan này có trách nhiệm gửi lại Cơ quan trung ương của Australia về tương trợ tư pháp hình sự. Một yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự phải được gửi đến dưới dạng văn bản, có mô tả chính xác bản chất của vụ việc, cũng như tóm tắt đầy đủ nội dung vụ án, luật áp dụng và hình phạt cho tội phạm đang bị điều tra. Yêu cầu khắt khe này đảm bảo cho việc thực hiện được chính xác và nhanh chóng.

Bảo mật

Trừ trường hợp được Tổng chưởng lý hoặc Bộ trưởng Tư pháp cho phép, mọi hành vi tiết lộ thông tin về việc nhận/gửi yêu cầu tương trợ tư pháp, nội dung của yêu cầu, việc chấp nhận hay từ chối yêu cầu đều là phạm pháp.

3.2.1.2. Hỗ trợ giữa cảnh sát với cảnh sát và cơ quan với cơ quan

Trong quá trình thực hiện tố tụng hình sự, có nhiều phương thức để người thi hành pháp luật thu thập thông tin và chứng cứ từ nước ngoài. Tương trợ tư pháp, hỗ trợ giữa cảnh sát với cảnh sát và hỗ trợ giữa cơ quan với cơ quan là

trợ tư pháp là biện pháp mà các nước dùng để giúp đỡ và yêu cầu tương trợ cấp Nhà nước trong việc điều tra và truy tố hình sự. Tương trợ tư pháp cũng được sử dụng để thu hồi tài sản do phạm tội mà có. Trong khi đó, việc hợp tác, hỗ trợ giữa các cơ quan cảnh sát một nước với cơ quan cảnh sát là quốc gia khác thường nhằm mục đích trao đổi thông tin tình báo chung và thông tin của hoạt động thu thập lời khai theo tự nguyện.

INTERPOL là tổ chức cảnh sát có tính chất quốc tế lớn nhất thế giới. Tổ chức này giúp cho việc hỗ trợ cảnh sát với cảnh sát và thậm chí hợp tác khi mà giữa các quốc gia không có quan hệ ngoại giao. Cảnh sát liên bang Australia (AFP) duy trì một mạng lưới nhân viên quốc tế thực hiện các nhiệm vụ ở nước ngoài. Thông qua các nhân viên này, các cơ quan thực thi luật của Australia và nước ngoài trao đổi thông tin và tiến hành điều tra. AFP cũng ký kết Biên bản ghi nhớ với đối tác ở nhiều quốc gia khác, giúp việc hợp tác giữa các cơ quan cảnh sát thuận tiện hơn.

Sự khác biệt ở đây là hợp tác giữa các cơ quan cảnh sát không bao gồm việc cung cấp các thông tin mà phải dùng biện pháp cưỡng chế mới thu được như lệnh khám xét. Và những yêu cầu tương trợ tương tự như vậy phải thực hiện thông qua thủ tục yêu cầu tương trợ tư pháp.

Việc hợp tác giữa cảnh sát với cảnh sát thường được sử dụng trong giai đoạn điều tra hoặc thu thập tin tình báo hoặc các thông tin không yêu cầu sử dụng biện pháp cưỡng chế. Đây là kênh thông tin hiệu quả để xác định nước ngoài có những tài liệu nào trước khi lập yêu cầu tương trợ tư pháp. Vì cảnh sát thường được kêu gọi để hỗ trợ thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp nên duy trì mối quan hệ tốt giữa cảnh sát ở các nước rất có ích cho quá trình thực hiện tương trợ tư pháp.

Hầu hết các cơ quan điều tra liên bang Australia có bố trí nhân viên liên lạc và thoả thuận chia sẻ thông tin với các đối tác của mình ở nước ngoài. Các

thông tin trao đổi thông qua hỗ trợ cơ quan với cơ quan thường không yêu cầu biện pháp cưỡng chế hoặc một yêu cầu tương trợ tư pháp.

“Hỗ trợ cơ quan với cơ quan” bao gồm cả hoạt động hỗ trợ cảnh sát với cảnh sát và hợp tác giữa các cơ quan không phải là cảnh sát như hợp tác giữa Cơ quan thuế Australia và Uỷ ban chứng khoán và đầu tư Australia với đối tác ở nước ngoài. Trong nhiều trường hợp, cụm từ “hợp tác cảnh sát với cảnh sát” và “hợp tác cơ quan với cơ quan” được sử dụng thay thế cho nhau. “Hỗ trợ cảnh sát với cảnh sát” đôi khi được sử dụng như thuật ngữ chung gồm tất cả hình thức tương trợ không chính thức giữa cảnh sát và các cơ quan khác. Tuy nhiên, ở quốc gia này, việc hỗ trợ cảnh sát với cảnh sát chỉ là hỗ trợ mà Cảnh sát liên bang và cảnh sát của bang và vùng lãnh thổ thực hiện cho các đối tác của mình ở nước ngoài.

3.2.1.3. Yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự gửi tới Australia

Tương trợ tư pháp là một công cụ quan trọng đối với Australia trong quá trình đấu tranh chống tội phạm và thu hồi tài sản do phạm tội mà có. Quốc gia này sẽ cố gắng hỗ trợ trong những trường hợp khẩn, tuy nhiên sẽ phải tuân thủ những điều kiện cụ thể khi thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp, cụ thể:

Thứ nhất, Australia chỉ tiếp nhận yêu cầu tương trợ tư pháp của quốc gia, không chấp nhận yêu cầu của cá nhân;

Thứ hai, yêu cầu và các tài liệu gửi kèm nên được thể hiện bằng văn bản và dịch sang tiếng Anh.

Thứ ba, yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự cần có các nội dung cơ bản như: - Cơ quan: tên của cơ quan điều tra hoặc truy tố và cơ quan đại diện lập yêu cầu tương trợ;

- Tội danh: nêu tội danh đang bị điều tra và hình phạt cao nhất được áp dụng. Không cần phải xác định tội danh tương ứng ở Australia;

danh đang điều tra nhưng phải nêu được các căn cứ có cơ sở về việc nghi ngờ phạm tội. Nên thiết lập mối liên hệ giữa hoạt động điều tra hoặc xét xử ở nước ngoài và tương trợ tư pháp đã lập;

- Nội dung tương trợ: nêu chi tiết nội dung tương trợ, ưu tiên dưới dạng

liệt kê. Nếu yêu cầu lấy lời khai nhân chứng thì nước yêu cầu nên gửi kèm theo danh mục các câu hỏi. Đồng thời, cần khẳng định các tài liệu thu được để phục vụ cho quá trình điều tra hoặc truy tố hoặc thu hồi tài sản do phạm tội mà có;

- Mục đích: nêu ngắn gọn lý do tại sao lại cần phải thực hiện tương trợ.

Thứ tư, một yêu cầu sẽ được rút ngắn thời gian xem xét nếu có các thông tin bổ sung như:

- Cơ sở pháp lý: cơ sở để lập yêu cầu tương trợ (như công ước hoặc hiệp định hay điều khoản có đi có lại);

- Thông tin chi tiết về người phạm tội: cung cấp thông tin về đối tượng điều tra như tên đầy đủ (họ và tên), bí danh, giới tính, địa chỉ, quốc tịch, số hộ chiếu và nơi ở, nếu có;

- Đi lại: có cần đề nghị Australia cho phép cơ quan thực thi pháp luật ở nước ngoài đến Australia để hỗ trợ thực hiện yêu cầu tương trợ hay không;

- Hình thức: là hình thức mà tài liệu cần được cung cấp;

- Thời hạn thực hiện: Trong trường hợp cần thực hiện gấp yêu cầu, nêu rõ lý do phải làm gấp;

- Địa chỉ liên hệ.

Thứ năm, yêu cầu tương trợ nên có thêm những thông tin khác để hỗ trợ Australia thực hiện yêu cầu.

Thứ sáu, yêu cầu tương trợ cũng nên kèm theo thông tin đặc biệt dành riêng cho từng yêu cầu cụ thể. Theo luật tương trợ tư pháp của Australia, một số loại tương trợ đòi hỏi thông tin đặc biệt từ nước yêu cầu, gồm có:

- Quy trình thu thập chứng cứ: xác định xem việc thu thập chứng cứ được nhân viên pháp lý hay bồi thẩm đoàn tiến hành;

- Xin lệnh tịch thu tài sản do phạm tội mà có: để xin lệnh tịch thu, lệnh phạt tiền hoặc lệnh tạm giữ cần phải có một bản thông báo về yêu cầu này .

Thứ bảy, về tài sản do phạm tội mà có: Các cơ quan thực thi pháp luật của Australia có thể thu hồi tài sản của tội phạm bị truy tố ở nước ngoài. Việc có thể thực hiện được điều này hay không còn tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể. Tuy nhiên nếu có khả năng tài sản phạm tội ở Australia thì hãy xác định xem có lý do nào để phản đối Australia tạm giữ tài sản phạm tội.

Thứ tám, yêu cầu phải được gửi đến Cơ quan trung ương về tương trợ tư pháp trong các vấn đề hình sự Australia, là Cơ quan trung ương về hợp tác chống tội phạm quốc tế thuộc Vụ Hợp tác chống tội phạm quốc tế, Cơ quan Tổng chưởng lý Australia là Cơ quan trung ương về tương trợ tư pháp về hình sự. Yêu cầu tương trợ cũng có thể gửi qua kênh ngoại giao tới Cơ quan Tổng chưởng lý Australia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tương trợ tư pháp hình sự giữa các quốc gia ASEAN (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)