Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự ASEAN 2004 đóng vai trò rất quan trọng trong hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Trên cơ sở Hiệp định này, các quốc gia đã thực hiện và hỗ trợ nhau giải quyết được nhiều vụ án hình sự, góp phần đảm bảo an ninh khu vực.
Theo số liệu thống kê của Ban thư ký Hiệp định tương trợ tư pháp hình sự ASEAN, tính đến ngày 19/04/2019, việc thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự giữa các quốc gia Đông Nam Á được tổng hợp theo các bảng dưới đây:
Bảng 3.1. Thống kê số yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự các quốc gia Đông Nam Á nhận được [22]
Quốc gia Năm Tổng số
yêu cầu 2016 2017 2018 2019*
Brunei - - - Không có -
Campuchia Không có Không có Không có Không có Không có
Indonesia 7 1 - Không có 8
Lào Không có Không có Không có Không có Không có
Malaysia 16 14 13 5 48
Myanmar - - - Không có Không có
Philippines - 1 1 Không có 2
Singapore 5 10 14 6 35
Thái Lan 3 9 29 Không có 41
* Tính đến ngày nộp số liệu thống kê cho Ban Thư ký
Bảng 3.2. Thống kê số yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự các quốc gia Đông Nam Á gửi đi [22]
Quốc gia Năm Tổng số
yêu cầu 2016 2017 2018 2019*
Brunei - - - Không có 1
Campuchia Không có Không có Không có Không có
Indonesia 6 6 2 Không có 14
Lào Không có Không có Không có Không có Không có
Malaysia 10 10 10 2 32
Myanmar - 2 - Không có 2
Philippines 1 - - Không có 1
Singapore 9 4 1 2 16
Thái Lan 17 22 10 Không có 49
Việt Nam 46 48 Không có Không có 94
* Tính đến ngày nộp số liệu thống kê cho Ban Thư ký
Trên đây chỉ là con số thống kê về số vụ tương trợ tư pháp giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, nếu tính riêng tại từng quốc gia, con số trên chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Tính riêng tại Việt Nam, từ 01/07/2008 đến 31/05/2017, Vụ Hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp hình sự - Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tiếp nhận 627 yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự từ các quốc gia khác, đồng thời cũng gửi đi 660 yêu cầu.
Bảng 3.3. Số lượng yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự Việt Nam nhận được và gửi đi [4] Số yêu cầu TTTPHS Năm Tổng 6 tháng cuối năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 6 tháng đầu năm 2017 Nước ngoài đề nghị
Việt Nam thực hiện 37 82 33 41 71 84 66 72 93 48 627
Việt Nam đề nghị nước ngoài thực hiện
1 13 13 33 57 75 89 125 147 107 660
Nhìn chung, hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự gia tăng hàng năm theo tiến trình hội nhập và hợp tác ngày càng sâu rộng giữa các quốc gia, đã và đang cố gắng đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia và tội phạm có yếu tố nước ngoài. Tại Việt Nam, việc tiếp nhận cũng như giải quyết các yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự của nước ngoài đều được thực hiện tốt. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp bị từ chối do không phù hợp với quy định pháp luật của quốc gia được yêu cầu, vì lý do ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hay hành vi không thỏa mãn nguyên tắc “tội phạm kép”. Một số ít yêu cầu khác không thực hiện được do nước yêu cầu không cung cấp đủ thông tin để xác định đối tượng. Trong phạm vi khu vực, tuy các quốc gia đều đã trở thành thành viên của Hiệp định tương trợ tư pháp hình sự ASEAN nhưng do đây là hiệp định chung nên quy định các vấn đề mang tính nguyên tắc, thiếu chi tiết hay ít đi vào những vấn đề cụ thể, một số quốc gia trong quá trình nội luật hóa đã bảo lưu các điều khoản nhất định, hay pháp luật quốc gia thiếu các cơ chế phù hợp để thực hiện. Vì vậy, tuy có khung pháp lý chung nhưng việc triển khai tương trợ tư pháp hình sự chưa thực sự hữu hiệu như mong đợi.
Về quá trình thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp hình sự, các quốc gia sẽ ban hành các mẫu yêu cầu cho từng hoạt động tương trợ cụ thể và phù hợp với quy định của pháp luật và phạm vi tương trợ của quốc gia mình trên cơ sở biểu mẫu của Hiệp định. Ví dụ Brunei có 06 mẫu yêu cầu tương trợ tư pháp: Yêu cầu đối với việc thu thập bằng chứng; Yêu cầu sự tham dự của một cá nhân; Yêu cầu quyền giám hộ của người quá cảnh; Yêu cầu tìm kiếm và thu giữ; Yêu cầu xác định vị trí và danh tính cá nhân; Yêu cầu tống đạt giấy tờ ra Tòa [21]. Trong khi đó Malaysia lại chỉ quy định 02 loại biểu mẫu, là mẫu dành cho các yêu cầu gửi đến quốc gia này, và biểu mẫu dành cho các yêu cầu Malaysia gửi đến quốc gia khác. Myanmar và Singapore ban hành một biểu
cơ bản nhất.