3.2. Pháp luật một số quốc gia ngoài khu vực ASEAN về tương trợ tư pháp
3.2.2. Pháp luật Thụy Điển về tương trợ tư pháp hình sự
Tương trợ tư pháp quốc tế về hình sự của Thụy Điển được quy định trong một đạo luật ban hành năm 2000 - International Legal Assistance Act. Đạo luật mới này cho phép các cơ quan có thẩm quyền của Thụy Điển trong điều kiện phù hợp thực hiện việc tương trợ đối với các quốc gia có yêu cầu trong điều tra hình sự và tố tụng hình sự. Theo đó, Thụy Điển sẽ tiến hành các hoạt động tương trợ tư pháp hình sự sau:
- Thu thập chứng cứ từ Tòa án; - Tịch biên, tịch thu tài sản;
- Tìm đối tượng (người hoặc tài sản); - Thẩm tra đối tượng được yêu cầu; - Lắp đặt camera giám sát;
Yêu cầu tương trợ tư pháp theo pháp luật Thụy Điển được thực hiện từ công tố viên, Thẩm phán điều tra, Thẩm phán xét xử và Tòa án của nước ngoài.
Nội dung của yêu cầu tương trợ tư pháp: - Thông tin chung về yêu cầu thủ tục tố tụng;
- Thông tin về người phạm tội như hành vi, thời điểm xảy ra hành vi, diễn biến của hành vi phạm tội...;
- Luật áp dụng;
- Hình thức tương trợ tư pháp được yêu cầu; - Thông tin về người có liên quan.
Yêu cầu tương trợ tư pháp liên quan đến tìm đối tượng, thẩm tra đối tượng,
đặt camera giám sát,... được chuyển đến công tố viên có thẩm quyền giải quyết
yêu cầu. Yêu cầu về thu thập chứng cứ được chuyển đến Tòa án quận hoặc Tòa án thành phố có thẩm quyền giải quyết yêu cầu. Một trong những khó khăn của việc thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp là các quốc gia kể cả quốc gia thành viên Liên minh châu Âu không nắm rõ hệ thống các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc, do đó yêu cầu được chuyển thẳng đến Bộ Tư pháp. Các yêu cầu tương trợ tư pháp từ các quốc gia ngoài châu Âu hoặc các quốc gia chưa ký với Thụy Điển hiệp định tương trợ tư pháp được chuyển tới Bộ Tư pháp để giải quyết.
Pháp luật về tương trợ tư pháp của Thụy Điển cũng quy định các trường hợp từ chối yêu cầu nếu như yêu cầu đó:
- Gây phương hại đến chủ quyền quốc gia; - Có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia;
- Xung đột pháp luật (vi phạm nguyên tắc chung và cơ bản của pháp luật Thụy Điển).
Ngoài ra yêu cầu tương trợ còn có thể bị từ chối nếu: - Liên quan đến tội phạm chính trị;
- Thẩm quyền từ chối yêu cầu tương trợ tư pháp thuộc Chính phủ.