2.2. Pháp luật các nước ASEAN về tương trợ tư pháp hình sự
2.2.9. Liên bang Myanmar
Liên bang Myanmar ban hành luật tương trợ tư pháp về hình sự ngày 28/04/2004, bao gồm 09 chương với 43 điều khoản. Theo đó, quốc gia sẽ áp dụng Đạo luật này đối với các hoạt động tương trợ tư pháp cho các quốc gia: (i) là thành
bên trong hiệp định song phương ký với Myanmar; (iii) có thỏa thuận hỗ trợ qua lại (nguyên tắc có đi có lại) trong trường hợp không thuộc hai mục trên, để hỗ trợ tư pháp liên quan đến điều tra, truy tố và các thủ tục tố tụng hình sự khác. Mục đích chính của Đạo luật này là:
- Cho phép hỗ trợ trong các vấn đề hình sự theo các điều ước quốc tế đa phương, khu vực và song phương giữa các quốc gia;
- Cho phép kết nối và liên lạc với các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực và nước ngoài trong việc thực hiện các vấn đề hình sự;
- Cho phép đặt ra và thực hiện các biện pháp thích hợp để cung cấp hỗ trợ giữa các quốc gia, liên quan đến điều tra, truy tố và tố tụng tư pháp trong các vấn đề hình sự;
- Cho phép phòng ngừa và ngăn chặn hiệu quả các tội phạm nghiêm trọng khác bao gồm khủng bố, tài trợ cho khủng bố, các tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và các tội phạm liên quan đến rửa tiền.
Khác với pháp luật một số quốc gia quy định cơ quan trung ương chịu trách nhiệm chính thực hiện tương trợ tư pháp hình sự là Tổng Chưởng lý, Myanmar thành lập một cơ quan để thực hiện hoạt động tương trợ bao gồm 11 thành viên, thuộc nhiều thành phần, cụ thể:
(a) Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Chủ tịch (b) Thứ trưởng Bộ Nội vụ - Phó Chủ tịch (c) Thứ trưởng Bộ Ngoại giao – Thành viên
(d) Thứ trưởng Bộ Tài chính và Thành viên Doanh thu – Thành viên (e) Thứ trưởng Bộ Di trú và Thành viên Dân số - Thành viên
(f) Phó Chánh án – Thành viên
(g) Phó Tổng chưởng lý – Thành viên
(h) Một đại diện của Bộ Quốc phòng – Thành viên (i) Tổng cục trưởng Tổng cục Hành chính – Thành viên
(k) Tổng tham mưu trưởng, Tổng cục cảnh sát Myanmar – Thư ký chung. Cơ quan trung ương này sẽ chịu trách nhiệm thực hiện:
- Thực hiện hoặc từ chối hỗ trợ sau khi xem xét các yêu cầu;
- Tham vấn cho Chính phủ liên quan trong việc ký kết các hiệp định song phương về tương trợ tư pháp hình sự;
- Ấn định các chương trình đào tạo cần thiết cho nhân viên từ các Bộ và tổ chức có liên quan để nâng cao kỹ năng và nghiệp vụ trong việc thực hiện luật này; - Liên lạc và phối hợp, trong trường hợp cần thiết nếu vấn đề được yêu cầu cũng liên quan đến một quốc gia khác;
- Phối hợp với các cơ quan chính phủ, tổ chức và người có liên quan về vấn đề được yêu cầu;
- Thông báo cho các Bộ và tổ chức có liên quan để thực hiện các yêu cầu và chuyển giao lại kết quả cho quốc gia yêu cầu;
- Yêu cầu và nhận hỗ trợ từ Nhà nước nước ngoài trong các vấn đề hình sự. Theo luật này, Myanmar thực hiện tương trợ tư pháp trong phạm vi các hoạt động sau:
- Lấy bằng chứng hoặc lời khai;
- Hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ tư pháp; - Kiểm tra các đối tượng và các trang web;
- Xác định hoặc truy tìm tiền hoặc tài sản có liên quan đến hành vi phạm tội để làm chứng cứ;
- Tìm kiếm, thu giữ, kiểm soát, ban hành lệnh cấm và tịch thu tang vật; - Lấy các thông tin, tài liệu đã được dùng làm bằng chứng, hồ sơ và ý kiến chuyên gia;
- Cung cấp bản gốc hoặc bản sao có chứng thực của các tài liệu có liên quan và các hồ sơ chứng cứ;
Quốc gia này thực hiện tương trợ tương đối linh động khi để ngỏ một trường hợp “Các vấn đề khác được Cơ quan trung ương đồng ý hỗ trợ”, đây được coi như một thiện chí của Myanmar đối với các quốc gia khác để có thể linh động hỗ trợ đối với các yêu cầu ngoài các trường hợp đã quy định. Tuy nhiên, việc tập hợp các cơ quan Nhà nước có chức năng khác nhau thành một cơ quan trung ương chung khiến cho quốc gia gửi yêu cầu đến Myanmar gặp khó khăn trong việc xác định chủ thể nhận yêu cầu và thẩm quyền nhận yêu cầu. Đây có thể coi là một hạn chế trong cơ chế thực hiện tương trợ tư pháp hình sự tại quốc gia này.