2.2. Pháp luật các nước ASEAN về tương trợ tư pháp hình sự
2.2.5. Vương quốc Thái Lan
Vương quốc Thái Lan ban hành Đạo luật B.E 2535 năm 1992 [24] về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự gồm 42 điều khoản, định nghĩa “tương trợ” là các hoạt động hỗ trợ điều tra, truy tố, tịch thu tài sản và các thủ tục khác liên quan đến tố tụng hình sự. Điều 12 luật này quy định cụ thể hơn về hình thức của hoạt động tương trợ, bao gồm:
- Lấy lời khai;
- Cung cấp tài liệu, đồ vật và vật chứng; - Tống đạt tài liệu;
- Khám xét, thu giữ tài liệu hoặc đồ vật; - Xác định vị trí của cá nhân;
- Lấy lời khai của người có liên quan và người làm chứng; - Viện dẫn tài liệu và vật chứng tại tòa;
- Thu giữ tài sản;
- Chuyển giao người bị giam giữ vì mục đích cung cấp lời khai, khởi tố vụ án hình sự.
Hoạt động tương trợ tư pháp hình sự ở Thái Lan có thể được thực hiện theo hai cách:
- Căn cứ vào hiệp định song phương về tương trợ tư pháp hình sự ký giữa Thái Lan và nước ngoài;
- Thực hiện theo nguyên tắc “có đi có lại”.
Nguyên tắc trên được quy định tại Điều 9 Luật này, ngoài ra điều này cũng quy định việc tương trợ sẽ được thực hiện với điều kiện không ảnh hưởng đến chủ quyền, an ninh quốc gia, vi phạm các lợi ích công cộng, chính trị quan trọng cũng
Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự của Thái Lan theo luật này quy định được gọi chung là cơ quan trung ương, cụ thể là Tổng chưởng lý hoặc người được chỉ định. Cơ quan trung ương sẽ nhận yêu cầu tương trợ trực tiếp từ các quốc gia có hiệp định tương trợ với Thái Lan, còn các quốc gia chưa có hiệp định thì sẽ gửi yêu cầu thông qua kênh ngoại giao. Và cơ quan trung ương sẽ chịu trách nhiệm xác định tính pháp lý và tính phù hợp của toàn bộ các yêu cầu và quá trình thực hiện. Cơ quan này cũng được ủy quyền đặt ra các nguyên tắc hoặc tuyên bố về việc thực thi toàn bộ quá trình thực hiện. Sau khi tiếp nhận yêu cầu, cơ quan trung ương sẽ xem xét và xác định xem yêu cầu đó có đủ điều kiện để được hỗ trợ không. Trường hợp đã đủ điều kiện, cơ quan trung ương sẽ chuyển yêu cầu cho cơ quan có thẩm quyền để thực hiện; trường hợp yêu cầu đó chưa đủ điều kiện, cơ quan trung ương sẽ từ chối tương trợ và thông báo cho quốc gia yêu cầu lý do, nguyên nhân không thể thực hiện hoặc yêu cầu bổ sung các điều kiện theo quy định để có thể thực hiện.
Cơ quan có thẩm quyền theo luật này bao gồm: Tổng cảnh sát trưởng – chịu trách nhiệm giải quyết các yêu cầu về khởi tố vụ án hình sự và lấy lời khai, cung cấp tài liệu, đồ vật và chứng cứ cho Tòa án, tống đạt giấy tờ, khám xét, thu giữ và xác định vị trí cá nhân; Tổng công tố trưởng về kiện tụng – được giao nhiệm vụ giải quyết các yêu cầu về khởi tố vụ án hình sự và lấy lời khai của người làm chứng, viện dẫn tài liệu cũng như chứng cứ theo yêu cầu thu giữ tài sản tại Tòa án; Vụ trưởng Vụ giáo dục cải tạo – được phân cấp thẩm quyền giải quyết các yêu cầu chuyển giao người bị giam giữ để cung cấp lời khai.
Ngày 18/04/2016, Thái Lan ban hành Đạo luật tương trợ tư pháp về hình sự B.E 2559 [25] để sửa đổi, bổ sung cho Đạo luật B.E 2535 năm 1992. Đạo luật này gồm 12 điều khoản, bảo lưu các quy định về nguyên tắc, cách thức, phương thức thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp; các nội dung sửa đổi, bổ sung bao gồm các quy định cụ thể về từng hoạt động tương trợ cho phù hợp với tình hình phát triển
trung ương, cung cấp thông tin, tìm kiếm và tịch thu, chuyển giao người đang bị giam giữ, tịch thu tài sản, tìm kiếm sự hỗ trợ.
Trên cơ sở luật tương trợ tư pháp về hình sự, Thái Lan đã xây dựng và ban hành luật dẫn độ B.E 2551 có hiệu lực ngày 10/08/2008 [23] để quy định cụ thể về hoạt động dẫn độ. Theo đó, cơ quan trung ương điều phối các yêu cầu dẫn độ vẫn là Tổng chưởng lý hoặc người được chỉ định khác. Cơ quan trung ương này sẽ là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu dẫn độ đối với các quốc gia đã có hiệp định dẫn độ với Thái Lan, các quốc gia chưa có hiệp định dẫn độ với Thái Lan sẽ gửi yêu cầu qua con đường ngoại giao.
So với các quốc gia thành viên trong khu vực, pháp luật tương trợ tư pháp hình sự của Thái Lan là có tính cập nhật mới nhất, bên cạnh đó nước này cũng đã có cho mình một đạo luật riêng về dẫn độ. Có thể nói, khung pháp lý của quốc gia này về tương trợ tư pháp hình sự tương đối đầy đủ và bài bản, có tính phù hợp cao với thực tiễn.