Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tương trợ tư pháp hình sự giữa các quốc gia ASEAN (Trang 51 - 53)

2.2. Pháp luật các nước ASEAN về tương trợ tư pháp hình sự

2.2.7. Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào không có luật riêng quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự, nhưng trong pháp luật về tố tụng hình sự nước này có chứa đựng các điều khoản về hợp tác quốc tế. Ngoài ra, Lào cũng ký rất nhiều các hiệp định định song phương với các quốc gia khác, ví dụ như Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và tham gia điều ước đa phương như Hiệp định về tương trợ tư pháp về hình sự ASEAN.

Trong luật tố tụng hình sự số 01/NA ngày 15/05/2004 của nước này đã dành Phần 9 để quy định về hợp tác quốc tế, với 04 điều khoản. Bộ luật này sau đó đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012 nhưng vẫn giữ nguyên các nội dung về hợp tác quốc tế. Theo đó, việc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự giữa Lào và các quốc gia khác phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, không can thiệp vào các công việc nội bộ, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. Việc hợp tác sẽ tuân thủ Hiệp định song phương về tương trợ

phương hoặc đa phương liên quan đến tố tụng hình sự, việc hợp tác sẽ vẫn được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc hợp tác lẫn nhau nhưng không được trái với pháp luật của Lào.

Phạm vi tương trợ tư pháp theo Đạo luật này có thể bao gồm dẫn độ, trao đổi tù nhân, tịch thu tài sản của bị cáo hoặc bị đơn, thi hành án, hợp tác trong chống tội phạm xuyên biên giới và những hoạt động khác. Tuy nhiên, luật cũng cho phép quốc gia này được phép từ chối yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự trong hai trường hợp. Trường hợp đầu tiên là yêu cầu tương trợ tư pháp của quốc gia yêu cầu không phù hợp với các điều ước quốc tế song phương, đa phương mà Lào là thành viên hoặc một bên, hay vi phạm quy định của pháp luật quốc gia. Trường hợp thứ hai là khi quốc gia này này nhận thấy việc thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự theo yêu cầu sẽ gây ra tổn hại đến chủ quyền, an ninh hoặc ổn định hay bất kỳ lợi ích quan trọng nào của quốc gia.

Lào là một quốc gia có nền kinh tế còn yếu kém so với các nước trong khu vực, cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn nên kiến thức pháp luật còn hạn chế, tình hình buôn bán người và cưỡng bức lao động ở quốc gia này tương đối phổ biến. Chính vì vậy, tuy chưa có luật về tương trợ tư pháp hình sự nhưng Lào đã ban hành các Đạo luật riêng về dẫn độ và chống buôn bán người. Ngày 01/08/2012, Quốc hội đã phê chuẩn một Đạo luật về dẫn độ và Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào vừa ban hành luật dẫn độ. Luật này không chỉ cung cấp các nguyên tắc, quy tắc và biện pháp khắc phục dẫn độ mà còn chỉ định cơ quan trung ương để phối hợp với các tổ chức khác có liên quan. Cơ quan trung ương có thẩm quyền về dẫn độ là một Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan khác có liên quan là Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Tòa án nhân dân tối cao. Ngoài ra, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã ban hành Đạo luật chống buôn bán người ngày 17/12/2015 có quy định hợp tác quốc tế về chống buôn bán người dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập lẫn nhau, toàn

gia. Việc tương trợ tư pháp về hình sự theo luật này giữa Lào và các quốc gia khác sẽ được thực hiện tuân thủ quy định tại các điều ước song phương, đa phương mà Lào là một bên và phù hợp với pháp luật của quốc gia này cũng như các quy tắc và thông lệ khác của luật pháp quốc tế.

Tuy nhiên, để hoạt động hợp tác quốc tế về tố tụng hình sự có hiệu quả, trong tương lai Lào cần nghiên cứu xây dựng và ban hành các hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn thay vì các nguyên tắc áp dụng chung như hiện tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tương trợ tư pháp hình sự giữa các quốc gia ASEAN (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)