3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tương trợ tư pháp hình sự
3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự
hạn thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự. Bên cạnh đó, việc bất đồng ngôn ngữ giữa các quốc gia dẫn đến hệ quả là tài liệu trong hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự có những bản dịch chưa đúng từ ngữ pháp luật, chưa logic về ngữ pháp, gây khó khăn cho cơ quan thụ lý thực hiện, hoặc không thể xác định được đối với các trường hợp ghi không chính xác tên, địa chỉ con người theo đúng ngôn ngữ của quốc gia được yêu cầu tương trợ. Một số trường hợp việc trưng cầu phiên dịch để cơ quan điều tra làm việc với các đối tượng mang quốc tịch nước ngoài gặp nhiều khó khăn nhất là khi ngôn ngữ không phổ thông, dẫn đến việc lập biên bản ghi lời khai và làm các thủ tục tạm giữ, tạm giam còn vướng mắc. Trong nhiều yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự, quốc gia yêu cầu đề nghị thu giữ tài sản,… kèm theo các lệnh, quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, do tính chất lãnh thổ, các lệnh và quyết định đó không có hiệu lực thi hành trên lãnh thổ quốc gia được yêu cầu. Do đó, quốc gia được yêu cầu phải thực hiện bằng các văn bản, quyết định của mình phù hợp với quy định của nội luật, nhưng cũng chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện.
3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự sự
3.3.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự
Pháp luật khu vực ASEAN:
Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự ASEAN là hiệp định chung nên quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc, hợp tác chung, ít đi vào những vấn đề cụ thể, và có những quốc gia căn cứ vào nội luật mà bảo lưu điều, khoản nhất định. Do đó, vẫn cần thiết ký kết các Hiệp định song phương với từng quốc
gia trong khối ASEAN để quy định cụ thể hơn các vấn đề hợp tác phù hợp với pháp luật hai bên.
Mặt khác, có những Hiệp định đã được ký từ lâu, trải qua thời gian dài thay đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nay đã không còn phù hợp, cần bổ sung những quy định, thỏa thuận mới hoặc ký lại để phù hợp với yêu cầu hợp tác. Các Hiệp định chung gồm nhiều lĩnh vực như dân sự, hình sự, lao động, gia đình cũng không còn phù hợp với các cam kết khu vực cũng như pháp luật quốc gia, cần tách ra thành các Hiệp định riêng để đảm bảo hiệu quả hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.
Pháp luật Việt Nam:
Những năm qua với sự nỗ lực của các cơ quan hữu quan ở Việt Nam đã hình thành khung pháp lý về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự trên ba phương diện: Tham gia vào các điều ước quốc tế toàn cầu và khu vực về hợp tác quốc tế trong đấu tranh, phòng chống tội phạm; Triển khai ký kết thêm các Hiệp định về tương trợ tư pháp hình sự và các hoạt động hợp tác quốc tế khác; Sửa đổi, bổ sung quy định về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự bằng việc ban hành các văn bản pháp luật, trong đó quy định chi tiết việc thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự theo các hướng sau:
- Cần ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật của các cơ quan có thẩm quyền, làm cơ sở giải quyết các vụ án có yếu tố nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự của các cơ quan có thẩm quyền.
- Rà soát tổng thể các Hiệp định về tương trợ tư pháp hình sự mà quốc gia đã ký kết để tiến hành đàm phán, sửa đổi, bổ sung hoặc ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp hình sự với các nước có liên quan. Việc rà soát nhằm mục
- Nghiên cứu gia nhập các Điều ước quốc tế chưa phải là thành viên. Như đã phân tích ở Chương 1, quá trình toàn cầu hóa đem đến không ít lợi ích, cũng đồng thời kéo theo nhiều vấn đề tiêu cực, như sự gia tăng đột biến của tội phạm xuyên quốc gia như tội phạm rửa tiền, tội phạm buôn bán ma túy và các chất gây nghiện khác, tội phạm khủng bố và tài trợ khủng bố, tội phạm buôn bán người và nội tạng người, tội phạm đánh bạc,… Một phần trong số đó là do người bản địa thực hiện, nhưng có tính chất xuyên quốc gia. Số vụ phạm tội của người nước ngoài tại nước sở tại có chiều hướng tăng nhanh vì lý do dịch chuyển dân số giữa các quốc gia. Công dân nước ngoài dần dần trở thành một phần tương đối quan trọng trong cấu phần dân cư của mỗi quốc gia, làm gia tăng số lượng tội phạm được thực hiện bởi người nước ngoài, đồng thời cũng làm tăng số lượng nghi can trốn ra nước ngoài nhằm thoát khỏi thẩm quyền xử lý của cơ quan có thẩm quyền trong nước. Việc này đã khiến cho các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia coi vượt biên như một hình thức hữu hiệu để che giấu tội phạm và kiếm lợi nhuận từ hành vi phạm tội. Do đó, việc tham gia các điều ước quốc tế là vô cùng cần thiết, đây là cơ chế bảo hộ nhanh nhất mà các quốc gia có thể thực hiện. Sau khi tham gia các điều ước quốc tế, để tạo dựng một cơ chế chặt chẽ hơn, các quốc gia vẫn cần tiếp tục đàm phán, ký kết các Hiệp định song phương với các quốc gia trong và ngoài khu vực; trong đó ưu tiên các quốc gia có mối liên hệ với ASEAN như Trung Quốc. Ví dụ như trong năm 2019, tại Việt Nam và Campuchia bắt được các đường dây đánh bạc lớn, cầm đầu là những người có quốc tịch Trung Quốc, họ lợi dụng kẽ hở pháp luật giữa các quốc gia để thực hiện hành vi phạm tội.
Tại Việt Nam, qua hơn mười năm thực hiện, Luật tương trợ tư pháp năm 2007 đã bộc lộ nhiều hạn chế, cần thay đổi: Bổ sung phạm vi tương trợ tư pháp hình sự bao gồm các hoạt động tương trợ trong việc áp dụng biện pháp truy tìm, thu giữ, phong tỏa, kê biên, tịch thu, trả lại tài sản do phạm tội mà có và
định trình tự, thủ tục thực hiện các hoạt động tương trợ; xem xét sửa đổi, bổ sung căn cứ từ chối tương trợ theo hướng phân biệt giữa những trường hợp bắt buộc phải từ chối và có thể từ chối; bổ sung quy định về trình tự, thủ tục cam kết không áp dụng hình phạt tử hình; bổ sung quy định cho phép sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong gửi và tiếp nhận hồ sơ ủy thác tư pháp và thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp. Ngoài ra, cần ban hành thêm các văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết thi hành quy định về tương trợ tư pháp hình sự trong Luật tương trợ tư pháp năm 2007 và các quy định về hợp tác quốc tế tại phần thứ tám của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ phối hợp và trình tự, thủ tục của các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp hình sự. Mặt khác, cũng cần lồng ghép các quy định về thời hạn thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp để rút ngắn thời gian, tránh tình trạng kéo dài gây ảnh hưởng đến thời hạn điều tra vụ án theo luật định.
3.3.2.2. Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trung ương thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự tại mỗi quốc gia để đảm bảo hiệu quả hợp tác
Trên cơ sở các văn bản pháp luật quốc gia đã quy định về cơ quan đầu mối và các cơ quan khác thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, cần hình thành cơ chế phối hợp có hiệu quả hơn trong việc thực hiện trách nhiệm tiếp nhận, chuyển giao, xem xét, giải quyết các yêu cầu của nước ngoài về tương trợ tư pháp. Việc phối hợp liên ngành, đặc biệt là các cơ quan đầu mối, trong tất cả các giai đoạn thực hiện hoạt động này đều vô cùng quan trọng, nó giúp cho việc trao đổi thông tin nhanh chóng, giải quyết kịp thời các yêu cầu có tính phức tạp hay có tính liên đới cần sự thống nhất giữa các ngành. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn trực tiếp thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp. Đối với các cán bộ này, thì
ngoài số lượng, chất lượng, năng lực, trình độ, chuyên môn thì ngoại ngữ là một yếu tố không thể thiếu.
Kết luận Chương 3
Việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về hình sự giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN đã đạt được những thành tựu đáng kể từ khi có Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự ASEAN 2004. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc thực thi vẫn còn nhiều hạn chế, cả về số lượng và chất lượng so với nhu cầu của các quốc gia này. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động này ở các quốc gia chưa được hoàn thiện. Hiệp định tương trợ tư pháp hình sự ASEAN quy định hoạt động tương trợ tư pháp hình sự có thể được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại, nhưng cụ thể việc áp dụng như thế nào, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thì chưa có một văn bản nào hướng dẫn, cả ở phạm vi khu vực lẫn tại các quốc gia thành viên. Việc thiếu các quy định hướng dẫn gây khó khăn không nhỏ cho các cơ quan chức năng và đội ngũ nhân viên triển khai hoạt động tương trợ này, chưa kể đến việc bản thân những người trực tiếp thực hiện chưa đủ khả năng và không được cung cấp đủ điều kiện để tiến hành. Đông Nam Á là một khu vực đặc thù, bởi các quốc gia trong khu vực có sự khác biệt tương đối lớn về thể chế chính trị, văn hóa, và cả kinh tế. Do đó, sẽ thường xuyên xảy ra tình trạng một yêu cầu bị từ chối do không thỏa mãn nguyên tắc tội phạm kép, do một quốc gia kém phát triển hơn nên chưa phát sinh các loại tội phạm tương đương.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự, các quốc gia này cần đẩy mạnh hơn nữa việc thiết lập các khung pháp lý cũng như nâng cao chất lượng bộ máy chuyên trách trực tiếp thực hiện việc tương trợ. Trung Quốc, Australia và Thụy Điển đều là các quốc gia phát triển ở các châu lục khác nhau, và mỗi quốc gia đều có những phương thức khác nhau để đẩy hiệu quả hoạt động tương trợ lên mức cao nhất, là điều mà các quốc gia ASEAN nên học hỏi, áp dụng.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, tình hình trên thế giới, khu vực và tại các quốc gia có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là lĩnh vực phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Bên cạnh việc tăng nhanh chóng về số lượng thì thủ đoạn thực hiện của các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia cũng ngày càng tinh vi và khó lường trước. Do đó, điều quan trọng nhất là các quốc gia cần thiết lập thẩm quyền pháp lý ngoài biên giới, hoặc khả năng pháp lý để thực hiện thẩm quyền bên ngoài biên giới lãnh thổ thông thường – liên quan đến loại tội phạm này. Nhận thức được tầm quan trọng đó, các quốc gia trên thế giới nói chung và đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á nói riêng, đang ngày càng chú trọng hoạt động tương hỗ về tư pháp trong lĩnh vực hình sự.
Hợp tác quốc tế trong tư pháp về hình sự chưa bao giờ là một hoạt động đơn giản, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ ngoại giao giữa các nước mà còn đóng vai trò quan trọng đối với an ninh mỗi quốc gia. Tuy quan trọng như vậy, nhưng thay vì có một công ước quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự, thì chỉ có các điều ước quốc tế đa phương trong từng lĩnh vực riêng lẻ có điều khoản về tương trợ tư pháp hình sự. Trong ở tầm khu vực, cụ thể là Đông Nam Á, hiện đã có một hiệp định thống nhất điều chỉnh hoạt động tư pháp này là Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự ASEAN năm 2004. Không dừng lại ở đó, các quốc gia ASEAN vẫn tiếp tục ký kết các hiệp định song phương, và đang từng bước hoàn thiện pháp luật quốc gia để có thể phù hợp với tốc độ phát triển của hoạt động tương trợ tư pháp hình sự.
Song song với việc ký kết, tham gia các hiệp định và ban hành luật mới, các quốc gia thành viên ASEAN cũng thường xuyên ngồi lại cùng nhau để đánh giá các thành tựu đã đạt được và tính hiệu quả của khung pháp lý hiện hành. Ngày 26/04/2018, Hội nghị quan chức cấp cao lần thứ 8 về Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước ASEAN đã được tổ chức tại Hà Nội, Việt
Nam. Ngoài sự tham gia của đại diện các quốc gia ASEAN, hội nghị còn mời đến các chuyên gia từ Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm và Cục Hình sự Bộ Tư pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ để cùng trao đổi chuyên môn và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn. Điều này cho thấy, ASEAN luôn hướng đến mục tiêu hoàn thiện khung pháp luật cho hoạt động hợp tác quốc tế về hình sự.
Đồng thời, cũng phải khẳng định, sau 15 năm được ban hành (từ 2004 đến 2019), hoạt động tương trợ tư pháp hình sự giữa các quốc gia ASEAN chưa thực sự hiệu quả như mong muốn ban đầu. Theo cảnh báo của INTERPOL, các đội tượng phạm tội sẽ tiếp tục lợi dụng sự khác biệt giữa hệ thống pháp luật của các quốc gia trong việc điều chỉnh một số quan hệ xã hội mới để tiến hành các hành vi phạm tội. Các quốc gia cần có luật riêng về chống rửa tiền và tịch thu tài sản, các luật quy định về hợp tác quốc tế chống tội phạm. Đạo luật tương trợ tư pháp về hình sự sẽ tạo điều kiện cho các điều tra viên và công tố viên có được và trao đổi chứng cứ giữa các quốc gia, giúp cho quá trình giải quyết vụ án được nhanh chóng và hiệu quả. Mặt khác, tính chất của loại tội phạm này liên tục thay đổi theo tiến trình phát triển của kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, do đó, cộng đồng quốc tế và khu vực cần có sự trao đổi và cập nhật thường xuyên để đảm bảo rằng các luật được tương thích ở mức độ cao nhất để có thể ngăn ngừa tội phạm lợi dụng các khoảng trống trong các khung pháp lý. Đồng thời, cần nâng cao năng lực và trình độ của lực lượng điều tra và đội ngũ thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp hình sự về các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chống rửa tiền,… Chỉ khi nâng cao được chất lượng con người thì mọi hoạt động mới có thể đạt được hiệu quả cao nhất, bởi đây chính là nền tảng của mọi quốc gia và khu vực.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt
1. Nguyễn Ngọc Anh (Chủ biên) (2014), Các văn kiện của Liên Hợp quốc và
khu vực ASEAN về phòng, chống khủng bố, Vụ Pháp chế, Bộ Công an, NXB Lao động.
2. ASEAN (2004), Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự
ASEAN, Bộ Ngoại giao Việt Nam – Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự (https://lanhsuvietnam.gov.vn) (truy cập ngày 24/09/2019).
3. TS. Đỗ Hòa Bình (Chủ biên), TS. Phạm Thị Thu Hương, ThS. Lê Đức
Hạnh, (2016), Thuật ngữ pháp luật quốc tế, NXB Chính trị quốc gia – Sự
thật, Hà Nội;
4. Bộ Công an (2017), Tài liệu hội nghị Tổng kết 10 năm triển khai thi hành