2.2. Pháp luật các nước ASEAN về tương trợ tư pháp hình sự
2.2.8. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tính đến tháng 12 năm 2017, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã là thành viên của 22 điều ước quốc tế đa phương và 23 điều ước quốc tế song phương, trong đó có 11 hiệp định song phương chứa đựng quy định về tương trợ tư pháp hình sự và 12 hiệp định chuyên biệt về tương trợ tư pháp hình sự [4].
Các điều ước quốc tế đa phương về tương trợ tư pháp về hình sự mà Việt Nam là thành viên gồm:
- Công ước về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay năm 1970; - Công ước về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng năm 1971;
- Nghị định thư về trừng trị các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế năm 1988, bổ sung Công ước Mông-trê-an năm 1971 về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng;
- Công ước về các tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay năm 1963;
- Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961; - Công ước về các chất hướng thần năm 1971;
- Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy, chất hướng thần năm 1988;
mại dâm trẻ em và phim ảnh khiêu dâm trẻ em năm 2000;
- Công ước về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống lại những người được hưởng bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao năm 1973;
- Công ước về trừng trị việc tài trợ cho khủng bố năm 1999;
- Công ước về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hành trình hàng hải năm 1988;
- Nghị định thư về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn của những công trình cố định trên thềm lục địa năm 1988, bổ sung Công ước về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hành trình hàng hải năm 1988;
- Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các quốc gia ASEAN năm 2004;
- Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003; - Công ước ASEAN về chống khủng bố năm 2007;
- Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000;
- Công ước về bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân năm 1980 (Sửa đổi năm 2005);
- Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người năm 1984;
- Công ước quốc tế về chống bắt con tin năm 1979;
- Công ước quốc tế về chống khủng bố bằng bom năm 1997;
- Hiệp định hợp tác khu vực về chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền tại châu Á năm 2004;
- Công ước ASEAN về chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em năm 2015.
Về pháp luật trong nước, tại Hiến pháp 2013, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và
có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999 (sửa đổi, bổ sung 16/09/ 2009) và Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 (sửa đổi, bổ sung ngày 20/06/ 2017) quy định về tội phạm và hình phạt, làm cơ sở xem xét các yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự. Căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét hành vi phạm tội ở nước ngoài có cấu thành tội phạm theo pháp luật Việt Nam không. Theo nguyên tắc tội phạm kép, chỉ khi hành vi này cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam thì mới được tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam khi nước ngoài có yêu cầu.
Bộ luật tố tụng hình sự số 19/2003/QH11 ngày 26/11/2003 đã dành phần thứ 8 quy định về việc hợp tác quốc tế, trong đó chương 36 là những quy định chung về hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự. Chương này bao gồm Điều 340 quy định về nguyên tắc hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự, Điều 341 quy định về việc thực hiện tương trợ tư pháp, Điều 342 quy định về việc từ chối thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp. Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 [13] ngày 27/11/ 2015 ra đời trong bối cảnh đã có luật riêng về tương trợ tư pháp, do đó, nó đã được lược bỏ các quy định cụ thể liên quan đến thực hiện tương trợ tư pháp, từ chối thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp, việc chuyển giao hồ sơ, vật chứng của vụ án. Tuy nhiên, Bộ luật này vẫn dành Phần thứ 8, với 06 điều khoản (từ Điều 491 tới Điều 497), để hướng dẫn cơ chế hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hình sự, trong đó bổ sung các nội dung chưa được quy định tại luật tương trợ tư pháp. Các quy định này bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Cơ quan trung ương của Việt Nam trong hoạt động tương trợ tư pháp hình sự (Điều 493); Giá trị pháp lý của tài liệu, đồ vật thu thập được thông qua việc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự (Điều 494); Sự có mặt của người làm chứng
và người giám định, người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam ở nước ngoài và ngược lại (Điều 496).
Luật tương trợ tư pháp số 08/2007/QH12 [15] ngày 21/11/2007 dành Chương III (từ Điều 17 đến Điều 31) để quy định chi tiết về tương trợ tư pháp hình sự. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm chính trong việc tiếp nhận, xem xét và xử lý các yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự, sau đó chuyển cho cơ quan có thẩm quyền tương ứng thực hiện các hoạt động tương trợ theo yêu cầu. Đây cũng là cơ quan đề xuất ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp; cũng như có thẩm quyền kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện khung pháp lý về tương trợ tư pháp của Việt Nam. Luật này cũng quy định trách nhiệm của một số cơ quan khác như Bộ Tư pháp – thống nhất quản lý Nhà nước về tương trợ tư pháp; Bộ Ngoại giao – chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xem xét, quyết định áp dụng nguyên tắc có đi có lại; Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài – đóng vai trò trung gian, tiếp nhận và chuyển giao yêu cầu cho cơ quan có thẩm quyền trong nước; Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan điều tra – tiếp nhận yêu cầu do các cơ quan trung ương chuyển đến và trực tiếp thực hiện các công việc theo chức năng để hoàn thành yêu cầu tương trợ tư pháp.
Việt Nam hỗ trợ tư pháp cho các quốc gia khác để thực hiện các công việc sau:
- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về hình sự; - Triệu tập người làm chứng, người giám định;
- Thu thập, cung cấp chứng cứ; - Truy cứu trách nhiệm hình sự; - Trao đổi thông tin;
- Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về hình sự.
chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền thực hiện, trường hợp không hợp lệ, yêu cầu đó sẽ bị từ chối hoặc hoãn thực hiện. Một yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự của nước ngoài chỉ bị từ chối khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Không phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các quy định của pháp luật Việt Nam;
- Gây phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia;
- Liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự một người về hành vi phạm tội mà người đó bị kết án, được tuyên không có tội hoặc được đại xá, đặc xá tại Việt Nam;
- Liên quan đến hành vi phạm tội đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam;
- Liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật nhưng không cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam.
Đối với hoạt động dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù, Bộ Công an sẽ là đầu mối tiếp nhận yêu cầu và thực hiện thủ tục xử lý các yêu cầu này, chuyển tiếp đến cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Tuy nhiên, việc dẫn độ cũng có thể bị từ chối, nếu người bị dẫn độ thuộc một trong các đối tượng:
- Là công dân Việt Nam;
- Thuộc trường hợp không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu hoặc vì những lý do hợp pháp khác theo pháp luật Việt Nam;
- Người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị Tòa án của Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam;
- Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo,
- Trường hợp yêu cầu dẫn độ có liên quan đến nhiều tội danh và mỗi tội danh đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước yêu cầu dẫn độ nhưng không đáp ứng các quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật tương trợ tư pháp hình sự 2007.
Khoản 1 Điều 33 Luật trên quy định như sau:
“Người có thể bị dẫn độ theo quy định của Luật này là người có hành vi phạm tội mà Bộ luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của nước yêu cầu quy định hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc đã bị Tòa án của nước yêu cầu xử phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng.”
Đối với các yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ từ chối thực hiện vì lý do nhân quyền và vì lý do quốc gia, cụ thể:
- Khi có căn cứ cho rằng người được chuyển giao có thể bị tra tấn, trả thù hoặc truy bức tại nước tiếp nhận chuyển giao;
- Việc chuyển giao có thể phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia của Việt Nam.
Về tổng quan, Việt Nam có hệ thống quy định pháp luật về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự khá đầy đủ và chi tiết. Tuy nhiên, luật tương trợ tư pháp hình sự được ban hành từ năm 2007 cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nhiều văn bản dưới luật hướng dẫn áp dụng cũng như chưa được cập nhật nên còn thiếu các quy định điều chỉnh các quan hệ hay hoạt động mới phát sinh trong hoạt động tố tụng hình sự hiện đại.