2.2. Pháp luật các nước ASEAN về tương trợ tư pháp hình sự
2.2.2. Liên bang Malaysia
Tại Malaysia, việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hình sự được thực hiện tuân theo Đạo luật 621 về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự, được ban hành năm 2002, sửa đổi, bổ sung năm 2003 [20]. Đầu mối tiếp nhận yêu cầu tương trợ tư pháp của Malaysia là Tổng chưởng lý Malaysia. Cơ quan trung ương thực hiện yêu cầu về dẫn độ là Bộ trưởng Bộ an ninh nội bộ, thông qua kênh ngoại giao. Mục tiêu của luật này là để Malaysia tương trợ và nhận tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự, bao gồm các hoạt động:
- Cung cấp và thu thập bằng chứng, chứng cứ;
- Sắp xếp người đưa ra bằng chứng hoặc hỗ trợ điều tra; - Thu hồi, tịch thu tài sản có được từ hành vi phạm tội;
- Hạn chế các giao dịch từ tài sản hoặc phong tỏa tài khoản có liên quan đến hành vi phạm tội nghiêm trọng hoặc tội phạm nước ngoài nghiêm trọng;
- Thực hiện các yêu cầu tìm kiếm và thu giữ;
- Xác định vị trí và nhận dạng các nhân chứng và nghi phạm;
- Xác định hoặc truy tìm số tiền thu được từ tội phạm và tài sản, công cụ có nguồn gốc hoặc được sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng;
- Xác minh bằng chứng, chứng cứ; - Các hoạt động hỗ trợ khác.
Ngoài ra, theo luật này, Malaysia không cho phép thực hiện dẫn độ hoặc bắt giữ, giam giữ vì mục đích dẫn độ đối với bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, việc dẫn độ của Malaysia lại được quy định riêng tại Đạo luật dẫn độ 479 năm 1992, áp dụng với một số quốc gia thuộc hoặc là theo lệnh hoặc là theo hướng dẫn đặc biệt của Bộ trưởng.
Một điều đáng chú ý của pháp luật Malaysia là trong luật tương trợ tư pháp về hình sự nước này quy định về tội phạm kép, nghĩa là một yêu cầu tương trợ chỉ được thực hiện khi hành vi phạm tội theo yêu cầu tương trợ của nước ngoài cũng cấu thành hành vi phạm tội theo pháp luật Malaysia. Tội phạm kép là một yêu cầu bắt buộc để Malaysia cung cấp hỗ trợ tư pháp cho các quốc gia khác, và quốc gia này có quyền từ chối tương trợ tư pháp nếu không thuộc trường hợp trên theo quy định tại Điểm f Khoản 1 Điều 20 Luật tương trợ tư pháp về hình sự năm 2002. Các tội phạm được quy định tại Bộ luật hình sự của Malaysia (ban hành từ năm 1963) trong 17 chương (từ Chương 6 đến Chương 22), tương đương với 17 loại tội phạm: Các tội chống lại Nhà nước; Các tội liên quan đến lực lượng vũ trang; Các tội phạm xâm phạm trật tự công cộng; Các tội liên quan đến công chức; Xúc phạm cơ quan công quyền; Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp; Các tội về tiền tệ và con dấu của chính quyền; Các tội về đo lường; Các tội ảnh hưởng tới sức khỏe, an toàn, sự thuận tiện của công chúng, đạo đức; Các tội liên quan đến tôn giáo; Các tội xâm phạm thân thể con người; Các tội xâm phạm sở hữu; Các tội liên quan đến văn bản và chứng từ ngân hàng; Vi phạm hình sự trong hợp đồng dịch vụ; Các tội về hôn nhân; Bôi nhọ danh tiếng của người khác; Xúc phạm hoặc gây phiền nhiễu đến người khác [10, Tr.17].
Malaysia cũng sẽ từ chối yêu cầu tương trợ đối với quốc gia không đưa ra cam kết thực hiện “có đi có lại” theo Điểm d Khoản 3 Điều 20 luật này. Điều này
lai của Malaysia trong trường hợp khi đó vẫn chưa có hiệp định tương trợ giữa hai quốc gia.
Ngoài ra, Liên bang Malaysia cũng tham gia nhiều điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự và các vấn đề cụ thể. Malaysia là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự ASEAN; và ký nhiều hiệp định song phương với các nước để hỗ trợ lẫn nhau về hình sự.