Nhằm đảm bảo tránh tổn thất, rủi ro, đồng thời kiểm soát được nguồn tiền cho vay và đảm bảo khả năng thu hồi nợ, Ngân hàng trong quá trình cho vay đầu tư BĐS bên cạnh việc tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của khách hàng trước khi ký kết hợp đồng tín dụng, ngân hàng ln phải kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền vay đúng mục đích ban đầu của khách hàng. Đối với khách hàng việc sử dụng vốn vay đúng mục đích khơng những là tuân thủ đúng pháp luật và những cam kết với ngân hàng mà cịn thơng qua sử dụng vốn vay đúng mục đích sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, kiểm sốt được khả năng trả nợ của mình khi đến thời gian trả nợ.
1.1.4.2. Đảm bảo hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã thỏa thuận Nguyên tắc này yêu cầu sau khi được cho vay trong một thời hạn nhất
định, khách hàng vay phải hoàn trả lại ngân hàng cả vốn lẫn lãi theo đúng lịch trả nợ đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng để ngân hàng đảm bảo khả năng hoàn trả lại tiền gửi cho những khách hàng gửi tiền. Đây chính là nghĩa vụ của bên vay đối với NHTM, điều này đã được quy định tại Khoản 1, Điều 466 BLDS 2015 và các luật khác: “bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn…” [36, Điều 466].
1.1.4.3. Đảm bảo giải ngân vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận.
Nguyên tắc này thể hiện quyền của bên vay đồng thời lại là nghĩa vụ của NHTM trong hợp đồng tín dụng vay vốn đầu tư BĐS; theo đó, sau khi hợp đồng tín dụng có hiệu lực ngân hàng cần phải thực hiện đúng tiến độ giải ngân nguồn vốn để khách hàng triển khai công việc đầu tư đúng thời hạn.
1.1.4.4. Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư BĐS.
Quản trị rủi ro là yêu cầu tất yếu nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản và thu hồi vốn của ngân hàng. Thông qua quản trị rủi ro mà các rủi ro nói chung và rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư BĐS nói riêng được nhận diện, xác định và lượng hóa mức độ ảnh hưởng đến vốn và thu nhập của ngân
hàng. Điều đó có nghĩa là, trong một giao dịch cho vay đầu tư BĐS nói riêng, ngân hàng phải nhận diện được các loại rủi ro có thể xảy ra khi giải ngân vốn cho việc đầu tư này; xác định hạn mức cho từng loại rủi ro để có những biện pháp ước lượng và khống chế khơng để rủi ro vượt ngồi hạn mức đó. Một số loại rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư BĐS như: rủi ro giá đầu tư, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro xảy ra tình trạng “đóng băng” BĐS; rủi ro thanh toán tiền vay v.v…