CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNGXÃ TIẾN HƯNG
3.1 Hiện trạng môi trường xã tiến hưng
3.1.2 Thực trạng môi trường nước ngầm
Tuy các hộ dân các ấp 1,2,3,6 đã được cung cấp nước từ Nhà máy nước Thị xã Đồng Xoài phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt nhưng chỉ mới thực hiện từ năm 2014 cho đến nay, cácấp còn lại dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu theo kiểu nhà vườn trong các lô cao su, khoảng cách đến khu dân cư và hạ tầng cấp nước lớn, gây khó khăn cho việc cấp nước, các hộ dân vẫn chủ yếu sử dụng nước ngầm phục vụ sinh hoạt. Việc quan trắc, đánh giá diễn biến chất lượng nước trên địa bàn vẫn được tiến hành thường xuyên, định kỳ 02 đợt/năm. Kế thừa Kết quả Báo cáo quan trắc, đánh giá diễn biến chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ năm 2012-2015 [16] và Kết quả phân tích thu thập trong quá trình điều tra khảo sát thực tế tại xã cho thấy chất lượng nước ngầm trên địa bàn xã như sau:
43 z
Hình 3.13: Sơ đồ vị trí quan trắc nước ngầmVị trí lấy mẫu Vị trí lấy mẫu NM2 Vị trí lấy mẫu NN1 Vị trí lấy mẫu NM5 Vị trí lấy mẫu NM3 Vị trí lấy mẫu NM6 Vị trí lấy mẫu NM4 Vị trí lấy mẫu NM7
44 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đợt 2/2012 Đợt 2/2013 Đợt 2/2014 Đợt 2/2015 Đợt 2/2016
Biểu đồ biểu diễn nồng độ pH
NN-01 NN-02 NN-03 NN-04 NN-05 NN-06 NN-07 QCVN 09- MT:2015/BTNMT QCVN 09- MT:2015/BTNMT 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đợt 1/2012 Đợt 1/2013 Đợt 1/2014 Đợt 1/2015 Đợt 1/2016
Biểu đồ biểu diễn nồng độ pH
NN-01 NN-02 NN-03 NN-04 NN-05 NN-06 NN-07 QCVN 09- MT:2015/BTNMT QCVN 09- MT:2015/BTNMT Giá trị pH:
Hình 3.14: Biểu diễn giá trị pH trong nước ngầm
Giá trị pH trong nước ngầm tại xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài từ năm 2011 đến 2015 chênh lệch nhau không nhiều, dao động trong khoảng 3,8– 7,8. Có 11/35 mẫu của đợt 1 và 20/35 mẫu của đợt 2 là nằm ngoài giới hạn cho phép của QCVN 09- MT:2015/BTNMT (5,5 - 8,5).Nước ngầm của 1 số mẫu bị axit hoá chủ yếu do các chất khí hoà tan có trong nước ngầm (CO2) sẽ tạo ra những gốc axit như: CO32-, HCO3-,…gây nên độ axit tạm thời cho mẫu.
45 Giá trị TDS, độ cứng:
Hình 3.15: Biểu diễn giá trị TDS trong nước ngầm
Dựa vào biểu đồ của 2 đợt khảo sát có thể thấy được mức độ dao động của hai thông số TDS là tương đối thấp, dao động giữa các khu vực trên địa bàn không nhiều.
Hàm lượng chất rắn hoà tan trong nước ngầm thị xã Đồng Xoài dao động trong khoảng 5 – 173 mg/l. Khu vực có hàm lượng TDS cao nhất là NN05 - Giếng khoan, hộ ông Nguyễn Văn Sáu, ấp 5, 173 mg/l (đợt 1/2015) nhưng vẫn nằm trong quy chuẩn cho phép.
mg/l
46 Giá trị Độ cứng:
Hình 3.16: Biểu diễn giá trị Độ cứng trong nước ngầm
Dựa vào biểu đồ qua 2 đợt quan trắc có thể nhận thấy các mẫu giếng đào và giếng khoan ở xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài đều có hàm lượng độ cứng nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09-MT:2015/BTNMT (500mg/l ). Giá trị độ cứng dao động trong khoảng 9 – 86mg/l. Khu vực có hàm lượng độ cứng cao nhất là NN0386 đợt mg/l
47
2/2015 Nhưng vẫn thấp hơn quy chuẩn 5,8 lần. Tỷ lệ mẫu nước ngầm đạt quy chuẩn cho phép về hàm lượng độ cứng là 70/70.
Hàm lượng Nitrit (NO2-); Nitrat (NO3-):
Hình 3.17: Biểu diễn hàm lượng Nitrit trong nước ngầm
Hình 3.17: Biểu diễn hàm lượng Nitrit trong nước ngầm mg/l
48
Hình 3.18: Biểu diễn hàm lượng Nitrat trong nước ngầm
Dựa vào kết quả thử nghiệm 2 đợt quan trắc có thể nhận thấy các mẫu nước ngầm ở xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài đều có hàm lượng Nitrit và Nitrat nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09-MT:2015/BTNMT.
Hàm lượng Nitrit dao động trong khoảng 0,01 – 0,124 mg/l. Khu vực có hàm lượng nitrit cao nhất là Giếng đàoấp 5 (0,124 mg/l, đợt 1/2014 và đợt 2/2013) nhưng vẫn thấp hơn QCVN 09:2008/BTNMT 8,06 lần.
Hàm lượng Nitrat dao động trong khoảng 0,9 – 5,54 mg/l. Khu vực có hàm lượng Nitrat cao nhất là Giếng đào, hộ bà Phạm Thị Châu, ấp 3 (5,54 mg/l, đợt 2/2015) nhưng vẫn thấp hơn QCVN 09:2008/BTNMT 2,7 lần.
mg/l
49 Hàm lượng Amonia (NH4+):
Hình 3.19: Biểu diễn hàm lượng Amonia trong nước ngầm
Dựa vào biểu đồ cho thấy hàm lượng Amonia tại tất cả các vị trí nước ngầm trên địa bàn trong cả 2 đợt quan trắc dao động từ KPH - 0,094 mg/l, khu vực có hàm lượng Amonia cao nhất là Giếng khoan, hộ bà Phan Cẩm Tú, ấp 4 (0,094 mg/l, đợt 1/2015).
mg/l
50
Hàm lượng các mẫu đều thấp hơn 1,06 lần so với giới hạn cho phép của QCVN 09- MT:2015/BTNMT (0,1mg/l).
Hàm lượng Sulfat (SO42-):
Hình 3.20: Biểu diễn hàm lượng SO42- trong nước ngầm
Hàm lượng sulfat có trong nước ngầm khu vực xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài đều đạt quy chuẩn cho phép. Hàm lượng Sulfat dao động trong khoảng 1,7 – 25,9mg/l. Tỷ lệ mẫu nước ngầm đạt quy chuẩn cho phép về hàm lượng Sulfat là 70/70.
mg/l
51 mg/l
Hàm lượng Clorua:
Hình 3.21: Biểu diễn hàm lượng Clorua trong nước ngầm
Hàm lượng Clorua có trong nước ngầm khu vực xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài đều đạt quy chuẩn cho phép. Hàm lượng Clorua dao động trong khoảng 1,42 – 28,4 mg/l. Khu vực có hàm lượng Clorua cao nhất là Giếng khoang, hộ bà Nguyễn Thị Tư, ấp 2 (28,4 mg/l, đợt 1/2013) thấp hơn QCVN 09-MT:2008/BTNMT (250 mg/l). Tỷ lệ mẫu nước ngầm đạt quy chuẩn cho phép về hàm lượng Clorua là 70/70.
Hàm lượng kim loại nặng:
Hàm lượng sắt (Fe):
Hàm lượng Sắt tổng trong nước ngầm xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài dao động trong khoảng 0,04– 0,86 mg/l, đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09- MT:2015/BTNMT (5 mg/l).
52
Hình 3.22: Biểu diễn hàm lượng Sắt trong nước ngầm Hàm lượng Asen (As):
Hàm lượng Asen trong mẫu nước giếng khoan và giếng đào trong cả 2 đợt quan trắc dao động trong khoảng từ 0 đến 0,007 mg/l, hầu như không phát hiện trên biểu đồ. Hàm lượng này rất thấp so với QCVN 09-MT:2015/BTNMT (0,05mg/l).
Hàm lượng Kẽm (Zn):
Hàm lượng kẽm trong cả 2 đợt quan trắc đều rất thấp so với QCVN 09:2008/BTNMT . Khoảng dao động của 2 đợt rất nhỏ. Hàm lượng Kẽm dao động trong khoảng từ 0 đến 0,354 mg/l, khu vực có hàm lượng kẽm cao nhất tại ấp 3 (0,354 mg/l, đợt 1/2014).
mg/l
53 Hàm lượng Đồng (Cu):
Hàm lượng Cu có kết quả rất thấp so với QCVN 09-MT:2015/BTNMT. Dựa vào kết quả đo đac có thể thấy hàm lượng Đồng dao động trong khoảng từ 0- 0,1653 mg/l. Khu vực có hàm lượng đồng cao nhất là tại ấp 1(0,1653 mg/l, đợt 1/2015).
Hàm lượng Mangan (Mn):
Hàm lượng Mn trong cả 2 đợt quan trắc đều thấp hơn so với QCVN 09- MT:2015/BTNMT . Hàm lượng Mangan dao động từ 0,004 mg/l đến 0,162 mg/l. Khu vực có hàm lượng Mn cao nhất là khu vực ấp 6 (0,162 mg/l, đợt 1/2016).
Hình 3.23: Biểu diễn hàm lượng Mangan trong nước ngầm mg/l mg/l
54 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 Đợt 1/2012 Đợt 1/2013 Đợt 1/2014 Đợt 1/2015 Đợt 1/2016
Biểu đồ biểu diễn nồng độ Coliform
NN-01 NN-02 NN-03 NN-04 NN-05 NN-06 NN-07 QCVN 09- MT:2015/BTNMT 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 Đợt 2/2012 Đợt 2/2013 Đợt 2/2014 Đợt 2/2015 Đợt 2/2016
Biểu đồ biểu diễn nồng độ Coliform
NN-01 NN-02 NN-03 NN-04 NN-05 NN-06 NN-07 QCVN 09- MT:2015/BTNMT Tổng Coliform:
Hình 3.24: Biểu diễn giá trị tổng Coliform trong nước ngầm
Thông số Coliforms trong các mẫu nước ngầm tại xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài qua 2 đợt quan trắc có 70/70 mẫu đạt so với Quy chuẩn 09- MT:2015/BTNMT .
55
Qua kết quả phân tích chất lượng nước ngầm trên địa bàn xã cho thấy: chất lượng nước ngầm còn rất tốt, hầu như chưa chịu tác động của các yếu tố môi trường. Mặc dù chất lượng nước có biến thiên, dao động qua từng năm và cũng thường chịu tác động của các yếu tố môi trường vào mùa mưa cao hơn mùa khô nhưng chất lượng nước vẫn đạt quy chuẩn cho phép, đảm bảo cho mục đích cấp nước phục vụ sinh hoạt của người dân.