Thu gom và xử lý chất thải nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình bảo vệ môi trường cho xã nông thôn mới với trường hợp nghiên cứu điển hình xã tiến hưng, thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước (Trang 100 - 102)

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNGXÃ TIẾN HƯNG

4.1 Đề xuất mô hình bảo vệ môi trường gắn với những vấn đề trọng tâm

4.1.4.3 Thu gom và xử lý chất thải nông nghiệp

Nhân rộng và đẩy mạnh phát triển mô hình “Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y hết hạn sử dụng” trong khu vực. Các chất thải này phải được thu gom và lưu trữ theo quy định về lưu trữ CTNH. Tổ chức các HTX hoặc đội, nhóm, tổ vệ sinh môi trường trong từng xã/huyện, làm nhiệm vụ thu gom rác thải ở các khu vực nông thôn. Đối với thành phần chất thải nông nghiệp, rác vườn… có khả năng tái sử dụng: khuyến khích và hướng dẫn người dân tiến hành ủ phân compost.

* Tiến hành làm vệ sinh, thu gom rác thải tại các tuyến đường, nơi họp chợ bao gồm:

89

Trên các tuyến đường chính của các xã, gần khu vực đường lộ và khu vực ruộng tập trung, bố trí từ 3 -5 bô rác lớn có nắp đậy khoảng thể tích 240 lít dùng để lưu chứa các loại chai lọ, bao bì hóa chất BVTV. Đơn vị thu gom của Huyện có trách nhiệm thu gom và đem đi xử lý;

Mỗi người nông dân sau khi sử dụng thuốc BVTV phải thu gom các loại bao bì đã dùng đem đến các địa điểm tập kết các bô rác nói trên, nhằm đảm bảo thu gom hầu hết nguồn thải này.

Địa phương tuyên truyền cho các hộ dân về việc mức độ gây ô nhiễm của các loại bao bì thuốc BVTV, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và bỏ rác đúng nơi quy định theo yêu cầu của cơ quan quản lý.

* Triển khai một số mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ làm phân bón hữu cơ để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần hạn chế việc lạm dụng phân bón hóa học và thuốc hóa học, lấy lại độ phì nhiêu cho đất.

Hình 4.11: Quy trình xả lý rơm rạ tại ruộng làm phân bón sinh học Rơm rạ sau khi thu hoạch được thu gom và tập trung thành từng đống tại chỗ. Rơm rạ sau khi thu hoạch được thu gom và tập trung thành từng đống tại chỗ. Tiến hành xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học Biomix-RR, đống ủ có chiều rộng khoảng 2m, cứ mỗi lớp 30cm rơm rạ thì tưới một lượt dung dịch chế phẩm men phân giải xenluloza (độ đậm đặc của dung dịch tùy thuộc vào độ ẩm của rơm rạ sao cho khi ủ rơm rạ có độ ẩm 50%). Bổ sung phân chuồng và lân, khi kiểm tra độ ẩm của đống ủ thấy nước ngấm đều trong rơm rạ và khi cầm vào thấy mềm là đạt yêu cầu. Tiếp tục rải cho đến khi chiều cao đạt 1,5 - 1,6m. Sau đó, dùng các loại vật liệu đã chuẩn bị để che đậy. Phải che kín cả đống ủ đảm bảo duy trì nhiệt độ đống ủ luôn ở mức 40oC. Cách 10 ngày kiểm tra và đảo trộn đống ủ một lần. Sau 20 - 30 ngày rơm rạ phân hủy tốt thành phân ủ hữu cơ bón cho cây trồng [18].

90

Việc ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý rơm, rạ cần được nhân rộng ra nhiều địa phương, nhằm hướng đến nền kinh tế xanh, phát triển nông nghiệp bền vững. Đây là mô hình đem lại lợi ích về kinh tế, giải quyết và tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu dồi dào, sẵn có ở địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình bảo vệ môi trường cho xã nông thôn mới với trường hợp nghiên cứu điển hình xã tiến hưng, thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)