Theo kết quả phân tích Coliform trong nước mặt tại các điểm quan trắc cho thấy tất cả các vị trí lấy mẫu thuộc khu vực trên đều đạt quy chuẩn cho phép (QCVN 08- MT:2015/BTNMT - Cột B; 7500 MPN/100mL). Với giá trị Tổng Coliform dao động trong khoảng từ 84 – 2.500 MPN/100mL.
Nhận xét: Qua kết so sánh kết quả chất lượng nước mặt trên địa bàn xã cho thấynhìn chung chất lượng nước mặt còn tương đối tốt, một số điểm có hiện tượng ô nhiễm hữu cơ (COD, BOD cao hơn QCVN), hầu hết các thông số nằm trong giới hạn cho phép nhưng chỉ phù hợp với mục đích tưới tiêu, nước uống cho gia súc
45
và tiếp nhận nước mưa chảy tràn. Chất lượng nước có sự biến thiên theo mùa, theo đó chất lượng nước mặt các tháng mùa mưa thường cao hơn so với các tháng mùa khô, do đặc thù địa hình tự nhiên và dung tích của các sông suối, ao hồ trên địa bàn nên vào các tháng mùa mưa, nước mưa chảy tràn thường kéo theo các chất rắn trên bề mặt chảy vào các bàu, suối gây ra hiện tượng nhiễm đục và ô nhiễm hữu cơ. Do đó, nguồn nước mặt khu vực chỉ được quy hoạch cho mục đích tưới tiêu là chính, không có khả năng phục vụ cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
3.1.2Thực trạng môi trường nước ngầm
Tuy các hộ dân các ấp 1,2,3,6 đã được cung cấp nước từ Nhà máy nước Thị xã Đồng Xoài phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt nhưng chỉ mới thực hiện từ năm 2014 cho đến nay, cácấp còn lại dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu theo kiểu nhà vườn trong các lô cao su, khoảng cách đến khu dân cư và hạ tầng cấp nước lớn, gây khó khăn cho việc cấp nước, các hộ dân vẫn chủ yếu sử dụng nước ngầm phục vụ sinh hoạt. Việc quan trắc, đánh giá diễn biến chất lượng nước trên địa bàn vẫn được tiến hành thường xuyên, định kỳ 02 đợt/năm. Kế thừa Kết quả Báo cáo quan trắc, đánh giá diễn biến chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ năm 2012-2015 [16] và Kết quả phân tích thu thập trong quá trình điều tra khảo sát thực tế tại xã cho thấy chất lượng nước ngầm trên địa bàn xã như sau:
43 z