Môi trường đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình bảo vệ môi trường cho xã nông thôn mới với trường hợp nghiên cứu điển hình xã tiến hưng, thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước (Trang 84 - 85)

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNGXÃ TIẾN HƯNG

3.2 Xác định nguồn thải tác động đến môi trường

3.2.1 Môi trường đất

Mục đích sử dụng đất

Diễn biến môi trường đất nói chung phụ thuộc chủ yếu vào mức độ và phương thức khai thác của con người. Biến động về môi trường đất được đánh giá trên hai mức độ:biến động về diện tích và chuyển đổi mục đích sử dụng đất; biến đổi hoặc thay đổi chất lượng đất. Qua điều tra và khảo sát thực tếcho thấy: diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Bình Phước nói chung và xã Tiến Hưng nói riêng đang ngày càng giảm dần. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các loại đất nông nghiệp đang giảm đi này thường chuyển sang đất đô thị hoặc đất xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc đất dành cho phát triển công nghiệp về lâu dài sẽ có tác động xấu đến môi trường đất.

Xói mòn, trượt, lở đất

Qua quá trình điều tra khảo sát và kế thừa các số liệu cho thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng xói mòn trượt lở đất trên đại bàn xã là do: địa hình tại ấp 4 và ấp 7 có địa hình dốc, đồi; lượng mưa trên địa bàn tương đối lớn (1.724,1mm – 2.819,9mm) [17], lại tập trung trong thời gian ngắn. Diện tích đất trồng cây lâu năm chủ yếu là cây cao su chiếm diện tích lớn (khoảng 88%), đây là những khu vực hạn chế về tầng phủ nên quá trình xói mòn đất đang diễn ra mạnh mẽ.

73

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón

Thực tế hiện nay, tình hình sử dụng các loại phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp yếu vẫn dựa theo kinh nghiệm, không đúng liều lượng, không đúng cách và không phù hợp với từng loại đất chủng loại đã có ảnh hưởng nhất định tới môi trường xung quanh nói chung và môi trường đất nói riêng. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân bón hóa học thì việc sử dụng phổ biến phân hữu cơ chưa qua xử lý trong sản xuất nông nghiệp không hợp lý cũng là vấn đề đáng lo ngại. Sử dụng phân bón quá nhiều phân hữu cơ (đặc biệt là phân ủ, chưa hoai) có thể làm ô nhiễm môi trường, nhất là tại địa bàn xã từ trước đến nay người dân sử dụng phân hữu cơ là chủ yếu. Các chất hữu cơ độc hại có thể tích tụ, gây ô nhiễm môi trường sống cho người dân do trong phân có giun sán, trứng giun, vi trùng và các mầm bệnh khác. Khi bón vào đất, chúng có cơ hội sinh sôi nảy nở, lan truyền qua nước mặt, nước ngầm hoặc bốc hơi vào không khí, làm ô nhiễm môi trường, thành phần này tiêu diệt động vật, vi sinh vật có ích và làm chậm quá trình sinh trưởng của cây trồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình bảo vệ môi trường cho xã nông thôn mới với trường hợp nghiên cứu điển hình xã tiến hưng, thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)