Thu gom và xử lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình bảo vệ môi trường cho xã nông thôn mới với trường hợp nghiên cứu điển hình xã tiến hưng, thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước (Trang 88 - 90)

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNGXÃ TIẾN HƯNG

3.2 Xác định nguồn thải tác động đến môi trường

3.2.4 Thu gom và xử lý chất thải rắn

Thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Hiện trạng dân cư của xã Tiến Hưng phân bố không đồng đều, dân cư sống chủ yếu dọc theo đường ĐT741 (hai bên đường vào khoảng 200m) đối với cácấp 1,2,3, các cấp còn lại cách xa đường ĐT741, dân cư thưa thớt, rải rác trong các vườn cao su, điều tiểu điền. Do đó, phần lớn chất thải rắn khu vực nông thôn vẫn chưa được thu gom triệt để, người dân tự xử lý rác thải chủ yếu bằng phương pháp đốt, về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường không khí và đất.

Thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp

Trong giai đoạn sắp tới, ngoài việc tập trung khai thác và mở rộng các khu, cụm CN hiện có, các KCN của Bình Phước có khả năng thu hút đầu tư cao ở một số ngành nghề như chế biến nông, lâm sản, công nghiệp gia công may mặc và da giầy, lắp ráp cơ khí, lắp ráp hàng điện tử... khi các địa phương khác như Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu...đang có những bất lợi về thiếu lao động, giá đất cao, quỹ đất không còn nhiều và chủ trương giảm bớt tỷ trọng công nghiệp vào các đô thị.

Thu gom và xử lý chất thải rắn nông nghiệp

Địa bàn xã có diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 80% nên lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động nông nghiệp rất lớn. Chất thải rắn từ sản xuất nông nghiệp chủ yếu bắt nguồn từ canh tác, thu hoạch mùa màng chủ yếu là xác súc vật, gia cầm, phân gia súc, rơm rạ, rồi vỏ bao thuốc trừ sâu, thân, lá, gốc, rễ,… Tỷ lệ rơm rạ chiếm 75% [18] sản lượng nông sản sau thu hoạch; người dân thường sử dụng làm chất đốt hoặc đốt ngay tại đồng. Việc xử lý vỏ bao bì chưa được cơ quan quản lý, chính quyền, nhà sản xuất và nông dân quan tâm. Tình trạng vứt bỏ vỏ thuốc BVTV không chỉ ở một nơi mà ở đâu cũng có. Hiện, các tổ vệ sinh của xã mới chỉ thu gom loại rác thải sinh hoạt bình thường, còn những loại rác phát sinh trong quá trình sản xuất, bà con tự xử lý, như xác phân gia súc, gia cầm, vỏ bao thuốc trừ sâu,... Thuốc BVTV sau khi sử dụng xong, phần lớn người dân đã thu gom vào hố thu gom vỏ bao thuốc BVTV, nhưng còn một số hộ dân chưa nhận thức được yếu tô nguy hại, thường lén đem đốt những bao bì dễ

77

cháy, còn các chai thuốc làm bằng thủy tinh đành vứt xuống vườn hay con suối nhằm giảm chi phí xứ lý. Trước tình hình đó Nhà nước cần tăng cường việc quản lý, cung ứng, bảo quản, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV từ trung ương tới địa phương; xã hội hóa công tác thu gom và xử lý chất thải rắn trong nông nghiệp với sự tham gia của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

Thu gom và xử lý chất thải rắn y tế

Chất thải rắn y tế là một trong những chất thải nguy hại gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến môi trường và con người, đặc biệt là sức khỏe của người dân nếu như không được thu gom, quản lý và xử lý triệt để. Nhìn chung, vấn đề thu gom và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn xã tương đối tốt. Bệnh viện đa khoa tư nhân Thánh Tâm đã đầu tư hoàn chỉnh Hệ thống lò đốt chất thải y tế 02 cấp với công suất 20 kg/giờ; đối với Trạm y tế, chất thải phát sinh tương đối ít được lưu giữ trong kho và hợp đồng với Bệnh viện đa khoa tỉnh để thu gom và xử lý theo cơ chế xử lý chất thải liên vùng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được cần phát huy hơn nữa việc quản lý triệt để CTr y tế, không để xảy ra sự cố làm ảnh hưởng đến môi trường và sứa khỏe người dân.

Thu gom và xử lý chất thải nguy hại

Đối với chất thải rắn nguy hại phát sinh từ ngành nông nghiệp, các rác thải nguy hại qua điều tra xác định bao gồm các chai lọ, vỏ bao bì thuốc BVTV, thuốc trừ sâu. Điều đáng quan tâm là lượng rác thải này chưa được thu gom và xử lý đúng quy định. Hơn nữa, việc phát sinh nguồn thải này chủ yếu là từ cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp nhỏ, lẻ và phân tán nên rất khó quản lý.

78

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO XÃ NÔNG THÔN MỚI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình bảo vệ môi trường cho xã nông thôn mới với trường hợp nghiên cứu điển hình xã tiến hưng, thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)