CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNGXÃ TIẾN HƯNG
3.2 Xác định nguồn thải tác động đến môi trường
3.2.3 Môi trường không khí
Sinh hoạt của người dân
Nhìn chung, so với tải lượng khí thải giao thông vận tải thì tác động của khí thải sinh hoạt từ các khu dân cư là ít, song vẫn cần kiểm soát chặt chẽ và cải biến bằng cách tiếp tục thay đổi cơ cấu sử dụng năng lượng trong dân cư theo hướng tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch hơn (khí gas, điện năng, năng lượng mặt trời).
Quá trình công nghiệp hoá
Cùng với khí thải giao thông vận tải và sinh hoạt đô thị, nông thôn thì đây cũng là một áp lực chính đối với môi trường không khí đô thị - công nghiệp, làm gia tăng khả năng phát tán ô nhiễm không khí trên quy mô rộng. Trong đó, các ngành phát thải ra môi trường nhiều nhất trên địa bàn là chế biến hạt điều, khai thác sản xuất vật liệu xây dựng. Do đó, việc quản lý nguồn phát sinh khí thải là vấn đề cần phải được quan tâm để bảo vệ sức khỏe của công nhân đang làm việc tại các cơ sở sản xuất cũng như sức khỏe của người dân sống trong khu vực lân cận.
Hoạt động của các phương tiện giao thông
Kết quả khảo sát lưu lượng giao thông trên tuyến ĐT.741 cho thấy lưu lượng xe hiện nay không cao so với tiêu chuẩn thiết kế... Tuy nhiên, xét về loại phương tiện lưu thông trên tuyến thì lượng xe tải chiếm tỷ lệ cao (42-60% tổng lưu lượng quy đổi), điều này cho thấy đây là tuyến đường quan trọng của vận tải hàng hóa và hành khách, ngoài vai trò nối Bình Phước với các tỉnh lân cận, nó còn đảm nhận chức năng của luồng vận tải hàng hóa thông qua từ các tỉnh Tây Nguyên đi các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
76
Từ hoạt động của trại chăn nuôi tập trung
Khí thải phát sinh do hoạt động chăn nuôi khá lớn, nhất là các trang trại nuôi theo công nghệ hở theo quy mô hộ gia đình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rấtcao. Theo các tài liệuđã nghiên cứu thì trong tổng số các khí gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển thì chất thải chăn nuôi góp vào khoảng 20% khí mêtan (CH4), 10% khí oxit nitơ (N2O) và nhiều loại khí gây mùi khó chịu khác.