thì chưa có dấu hiệu ô nhiễm Nitrit tại các vị trí quan trắc này.
Photphat
Hình 3.11: Biểu đồ biểu diễn Photphat trong nước mặt mg/l mg/l
43
Hàm lượng photphat trong nước mặt có giá trị dao động từ 0,013 – 0,245 mg/L.Tất cả các vị trí đều có hàm lượng thấp hơn Quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Cột B1 (0,3mg/L).
Ô nhiễm do kim loại nặng, phenol và dầu mỡ
Theo kết quả phân tích chưa thấy dấu hiệu ô nhiễm của một số kim loại nặng trong nước mặt lưu vực thượng nguồn sông Sài Gòn, do hàm lượng thấp và nhỏ hơn quy chuẩn rất nhiều lần. Cụ thể các hàm lượng của các kim loại nặng như sau:
So sánh với quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT, Cột B1: 1,5 mg/L, hàm lượng kẽm tại các vị trí quan trắc vẫn nằm trong giới hạn cho phép, với giá trị dao động trong khoảng 0,041 - 0,987 mg/L.
So sánh với quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT, Cột B1: 0,05 mg/L, hàm lượng Chì tại các vị trí quan trắc vẫn nằm trong giới hạn cho phép, với giá trị dao động trong khoảng KPH – 0,251 mg/L.
So sánh với quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT, Cột B1: 0,5 mg/L, hàm lượng Đồng (Cu) tại các vị trí quan trắc vẫn nằm trong giới hạn cho phép, với giá trị dao động trong khoảng 0,001-0,287 mg/L.
So sánh với quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT, Cột B1: 0,05 mg/L, hàm lượng Asen (As) tại các vị trí quan trắc vẫn nằm trong giới hạn cho phép, với giá trị dao động trong khoảng 0,0005-0,0358 mg/L.
Hàm lượng Dầu mỡ trong nước mặt gần như không xuất hiện, chỉ xuất hiện một vài điểm cục bộ nhưng nồng độ cũng rất thấp so với quy chuẩn QCVN 08- MT:2015/BTNMT, (Cột B1: 0,1 mg/L). Điều này có thể phát sinh từ nước thải sinh hoạt của các hộ dân sống xung quanh.
44 Ô nhiễm do vi sinh
Coliform