Biểu diễn hàm lượng Clorua trong nước ngầm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình bảo vệ môi trường cho xã nông thôn mới với trường hợp nghiên cứu điển hình xã tiến hưng, thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước (Trang 63)

Hàm lượng Clorua có trong nước ngầm khu vực xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài đều đạt quy chuẩn cho phép. Hàm lượng Clorua dao động trong khoảng 1,42 – 28,4 mg/l. Khu vực có hàm lượng Clorua cao nhất là Giếng khoang, hộ bà Nguyễn Thị Tư, ấp 2 (28,4 mg/l, đợt 1/2013) thấp hơn QCVN 09-MT:2008/BTNMT (250 mg/l). Tỷ lệ mẫu nước ngầm đạt quy chuẩn cho phép về hàm lượng Clorua là 70/70.

Hàm lượng kim loại nặng:

Hàm lượng sắt (Fe):

Hàm lượng Sắt tổng trong nước ngầm xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài dao động trong khoảng 0,04– 0,86 mg/l, đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09- MT:2015/BTNMT (5 mg/l).

52

Hình 3.22: Biểu diễn hàm lượng Sắt trong nước ngầm  Hàm lượng Asen (As):

Hàm lượng Asen trong mẫu nước giếng khoan và giếng đào trong cả 2 đợt quan trắc dao động trong khoảng từ 0 đến 0,007 mg/l, hầu như không phát hiện trên biểu đồ. Hàm lượng này rất thấp so với QCVN 09-MT:2015/BTNMT (0,05mg/l).

Hàm lượng Kẽm (Zn):

Hàm lượng kẽm trong cả 2 đợt quan trắc đều rất thấp so với QCVN 09:2008/BTNMT . Khoảng dao động của 2 đợt rất nhỏ. Hàm lượng Kẽm dao động trong khoảng từ 0 đến 0,354 mg/l, khu vực có hàm lượng kẽm cao nhất tại ấp 3 (0,354 mg/l, đợt 1/2014).

mg/l

53  Hàm lượng Đồng (Cu):

Hàm lượng Cu có kết quả rất thấp so với QCVN 09-MT:2015/BTNMT. Dựa vào kết quả đo đac có thể thấy hàm lượng Đồng dao động trong khoảng từ 0- 0,1653 mg/l. Khu vực có hàm lượng đồng cao nhất là tại ấp 1(0,1653 mg/l, đợt 1/2015).

Hàm lượng Mangan (Mn):

Hàm lượng Mn trong cả 2 đợt quan trắc đều thấp hơn so với QCVN 09- MT:2015/BTNMT . Hàm lượng Mangan dao động từ 0,004 mg/l đến 0,162 mg/l. Khu vực có hàm lượng Mn cao nhất là khu vực ấp 6 (0,162 mg/l, đợt 1/2016).

Hình 3.23: Biểu diễn hàm lượng Mangan trong nước ngầm mg/l mg/l

54 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 Đợt 1/2012 Đợt 1/2013 Đợt 1/2014 Đợt 1/2015 Đợt 1/2016

Biểu đồ biểu diễn nồng độ Coliform

NN-01 NN-02 NN-03 NN-04 NN-05 NN-06 NN-07 QCVN 09- MT:2015/BTNMT 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 Đợt 2/2012 Đợt 2/2013 Đợt 2/2014 Đợt 2/2015 Đợt 2/2016

Biểu đồ biểu diễn nồng độ Coliform

NN-01 NN-02 NN-03 NN-04 NN-05 NN-06 NN-07 QCVN 09- MT:2015/BTNMT  Tổng Coliform:

Hình 3.24: Biểu diễn giá trị tổng Coliform trong nước ngầm

Thông số Coliforms trong các mẫu nước ngầm tại xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài qua 2 đợt quan trắc có 70/70 mẫu đạt so với Quy chuẩn 09- MT:2015/BTNMT .

55

Qua kết quả phân tích chất lượng nước ngầm trên địa bàn xã cho thấy: chất lượng nước ngầm còn rất tốt, hầu như chưa chịu tác động của các yếu tố môi trường. Mặc dù chất lượng nước có biến thiên, dao động qua từng năm và cũng thường chịu tác động của các yếu tố môi trường vào mùa mưa cao hơn mùa khô nhưng chất lượng nước vẫn đạt quy chuẩn cho phép, đảm bảo cho mục đích cấp nước phục vụ sinh hoạt của người dân.

3.1.3Thực trạng môi trường không khí

Hiện tại, trên địa bàn xã nói riêng và thị xã nói chung đang diển ra quá trình đô thị hóa mạnh, đồng thời tuyến đường ĐT741 nối TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương đi các tỉnh Tây Nguyên ngang qua địa bàn xã với lưu lượng xe, phương tiện vận tải qua lại tương đối lớn. Địa điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí trên địa bàn xã tập trung vào khu vực đang diễn ra quá trình đô thị hóa, khu dân cư, điểm giao cắt giao thông. Luận văn kế thừa số liệu của Báo cáo kết quả quan trắc đánh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ năm 2012-2015 [1] và kết quả quan trắc thu thập trong quá trình điều tra, khảo sát thực tế trên địa bàn cho thấy:

56

Hình 3.25: Sơ đồ vị trí quan trắc không khíVị trí lấy Vị trí lấy mẫu KK5 Vị trí lấy mẫu KK6 Vị trí lấy mẫu KK4 Vị trí lấy mẫu KK7 Vị trí lấy mẫu KK1 Vị trí lấy mẫu KK3 Vị trí lấy mẫu KK2

57  Thông số bụi:

Hình 3.26 : Biến thiên nồng độ bụi trên địa bàn

Nhìn vào Biểu đồ ta thấy Biến thiên nồng độ bụi trên địa bàn xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài có thể thấy, môi trường không khí trên địa bàn thị xã qua 2 đợt quan trắc có sự chuyển biến nhiều, dao động từ 0,13 – 0,56 mg/m3, trong đó điểm quan trắc tại khu dân cư ấp 5 có nồng độ bụi cao nhất (0,56 mg/m3 đợt 1/2016) vượt mức giới hạn của QCVN 05:2013/BTNMT (trung bình 1 giờ là 0,3 mg/m3), vì đây là các khu vực có lượng xe tham gia lưu thông và các cơ sở buôn bán, sản xuất nhỏ nhiều nhất trên địa bàn xã Tiến Hưng nên lượng bụi phát sinh tại các điểm này nhiều hơn so với các điểm khác.

mg/m3

58  Thông số SO2:

Hình 3.27: Biến thiên nồng độ khí SO2 trên địa bàn

Theo Biểu đồ trên - Biến thiên nồng độ khí SO2 trên địa bàn xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài cho thấy, nồng độ SO2 qua các đợt quan trắc từ năm 2012 – 2016đều thấp hơn mức quy chuẩn cho phép - QCVN 05:2013/BTNMT (trung bình 1 giờ là 0,35 mg/m3). Như vậy, môi trường không khí của xã chưa bị ô nhiễm bởi khí SO2.

mg/m3

59  Thông số NO2:

Hình 3.28: Biến thiên nồng độ khí NO2 trên địa bàn

Kết quả đo đạc cho thấy, nồng độ NO2 đo được qua các đợt quan trắc đều thấp hơn so với QCVN 05:2013/BTNMT (trung bình 1 giờ là 0,2 mg/m3), tại các điểm có mật độ giao thông lớn hay các điểm có tập trung nhiều cơ sở sản xuất thì giá trị NO2đo được cao hơn so với các điểm còn lại.

mg/m3

60  Thông số CO:

Hình 3.29: Biến thiên nồng độ khí CO trên địa bàn

Nhìn chung, nồng độ CO đo được tại các điểm quan trắc trên địa bàn xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài trong các đợt quan trắc đều thấp hơn so với QCVN 05:2013/BTNMT (trung bình 1 giờ là 30 mg/m3), nồng độ khí CO đo được trong quan trắc đợt 1 cao hơn so với đợt 2 nhưng không đáng kể. Nồng độ CO thấp nhất tại điểm quan trắc KK06 – Khu vực dân cư ấp 6. Qua kết quả quan trắc khí

mg/m3

61

CO tại các điểm quan trắc trên địa bàn cho thấy môi trường không khí của xã chưa bị ô nhiễm bởi khí CO, nguồn phát sinh khí CO chủ yếu là từ hoạt động sản xuất, hoạt động giao thông và mức ảnh hưởng đến môi trường không khí của xã từ các hoạt động này không nhiều.

Thông số NH3:

Hình 3.30 Biến thiên nồng độ khí NH3 trên địa bàn

mg/m3

62

Theo Biểu đồ ta thấy biến thiên nồng độ khí NH3 trên địa bàn xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài cho thấy, nồng độ khí NH3 trong các đợt quan trắc đều thấp hơn so với QCVN 06:2009/BTNMT (trung bình 01 giờ là 0,2 mg/m3). Có thể thấy các khu vực đông dân cư thường là nơi có lượng khí thải NH3 phát sinh nhiều. Nhìn chung, môi trường không khí của xã chưa bị ô nhiễm bởi khí NH3. Ngoài nguyên nhân ý thức bảo vệ môi trường còn thấp của một số người dân trên địa bàn xã thì nguồn gây ảnh hưởng khí NH3 trong không khí trên địa bàn thị xã chủ yếu xuất phát từ các hoạt động sinh hoạt của người dân và các hoạt động buôn bán.

Thông số Pb

Hình 3.31: Biến thiên nồng độ Pb trên địa bàn

µg/m3

63

Tại xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài, nồng độ Pb đo được tại các điểm quan trắc qua các đợt quan trắc biến đổi không nhiều. Hiện nay chưa có quy chuẩn quy định nồng độ Pb trung bình đo trong 1 giờ nên chưa có cơ sở đển đánh giá chi tiết.

Tiếng ồn:

Hình 3.32: Biến thiên tiếng ồn trên địa bàn

Giá trị tiếng ồn cao nhất giữa các đợt quan trắc có sự biến đổi nhưng không nhiều. Có 14/35 điểm quan trắc trong đợt 1 và 31/35 điểm quan trắc trong đợt 2 có giá trị tiếng ồn vượt giá trị giới hạn cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT (70 dBA). 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Đợt 1/2012 Đợt 1/2013 Đợt 1/2014 Đợt 1/2015 Đợt 1/2016

Biểu đồ biểu diễn tiếng ồn

KK1 KK2 KK3 KK4 KK5 KK6 KK7 QCVN 05:2013/BTNMT dBA dBA

64

Nhìn chung, chất lượng môi trường không khí trên địa bàn xã đá có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ, hầu hết các điểm quan trắc có nồng độ bụi và tiếng ồn cao đều nằm trên tuyến đường chính, các khu vực đang tiến hành đô thị hóa của xã, lượng xe lưu thông khá nhiều, đồng thời tại các khu vực này số lượng các cơ sở buôn bán khá đông là nguồn phát sinh ra nhiều tiếng ồn và bụi. Các điểm quan trắc còn lại có giá trị tiếng ồn thấp hơn QCVN nhưng vẫn ở mức cao, xấp xỉ gần bằng mức quy chuẩn cho phép. Nguyên nhân chính là do tuyến đường ĐT 741 là tuyến đường huyết mạch nối TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương đi các tỉnh Tây Nguyên do đó lưu lượng xe tải chở hàng hóa, nông sản qua tuyến đường này rất lớn, bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh nói chung và xã Tiến Hưng đang diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, xây dựng hạ tầng KCN, cải tạo và nâng cấp các tuyến đường nên xe chở vật liệu xây dựng lưu thông với mật độ lớn kéo theo tiếng ồn và bụi từ đất đá làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí. Các khu vực còn lại chất lượng không khí chưa bị ảnh hưởng, cộng với diện tích cây xanh lớn nên không khí rất trong lành.

3.1.4Thực trạng môi trường đất

Phần lớn diện tích đất của xã là trồng cây công nghiệp lâu năm như cao su, điều…và một phần nhỏ đất công nghiệp, dịch vụ (đang trong quá trình triển khai). Do đó, chất lượng đất có phần bị ảnh hưởng chính từ các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, quá trình xói mòn, rửa trôi bề mặt. Nhằm đánh giá chất lượng môi trường đất, đề tài đã kế thừa kết quả Báo cáo quan trắc, đánh giádiễn biến chất lượng môi trường đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ năm 2012-2015 [16] và kết quả phân tích thu thập trong quá trình điều tra khảo sát trên địa xã bàntập trung vào đất trồng cây lâu năm cho thấy:

65 Hình 3.33: Sơ đồ vị trí quan trắc đất Vị trí lấy mẫuĐĐ5 Vị trí lấy mẫuĐĐ6 Vị trí lấy mẫuĐĐ4 Vị trí lấy mẫuĐĐ7 Vị trí lấy mẫuĐĐ1 Vị trí lấy mẫuĐĐ3 Vị trí lấy mẫuĐĐ2

66  Thông số As

Hình 3.34: Nồng độ As trong đất

Theo đồ thị biểu diễn hàm lượng Arsen trong đất trên địa bàn xã qua từng năm cho thấy đã phát hiện được hàm lượng As trong các mẫu đất, giá trị As dao động trong khoảng: 0,13 ÷ 2,38 mg/kg. Cao nhất là tại vị trí ĐĐ-07 (khu vực ấp 7) vào đợt 2/2013 (2,38 mg/kg) và thấp nhất là vị trí ĐĐ–04 (khu vực ấp 4) vào đợt 2/2014 (0,13 mg/kg) và vị tríĐĐ-02 (khu dân cưấp 2) vào đợt 2/2012 (0,13 mg/kg). Qua xem xét giá trị As trong đất tại các vị trí quan trắc cho thấy: giá trị As đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.

mg/kg

67  Thông số Cd

Hình 3.35: Nồng độ Cd trong đất

Theo đồ thị biểu diễn hàm lượng Cd trong đất trên địa bàn xã qua từng năm cho thấy đã phát hiện được hàm lượng Cd trong các mẫu đất, giá trị Cd dao động trong khoảng: 0,17 ÷ 0,69 mg/kg. Qua xem xét giá trị Cd trong đất tại các vị trí quan trắc cho thấy: giá trị Cd đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.

mg/kg

68  Thông số Cu

Hình 3.36: Nồng độ Cu trong đất

Theo đồ thị biểu diễn hàm lượng Cu trong đất trên địa bàn xã qua từng năm cho thấy đã phát hiện được hàm lượng Cu trong các mẫu đất, giá trị Cu dao động trong khoảng: 3,92 ÷ 34,88 mg/kg. Cao nhất là tại vị trí ĐĐ-03 (khu vực ấp 3) vào đợt 1/2014 (34,88 mg/kg) và thấp nhất là vị trí ĐĐ–01 (khu vực ấp 1) vào đợt 2/2011 (3,92 mg/kg). Qua xem xét giá trị Cu trong đất tại các vị trí quan trắc cho thấy: giá trị Cu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.

mg/kg mg/kg

69  Thông số Zn :

Hình 3.37: Nồng độ Zn trong đất

Theo đồ thị biểu diễn hàm lượng Zn trong đất trên địa bàn xã qua từng năm cho thấy đã phát hiện được hàm lượng Zn trong các mẫu đất, giá trị Zn dao động trong khoảng: 3,05 ÷ 52,45 mg/kg. Cao nhất là tại vị trí ĐĐ-03 (khu vực ấp 3) vào đợt 1/2014 (52,45 mg/kg) và thấp nhất là vị trí ĐĐ–03 (khu vực ấp 3) vào đợt 2/2011 (0,11 mg/kg). Qua xem xét giá trị Zn trong đất tại các vị trí quan trắc cho thấy: giá trị Zn đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.

mg/kg mg/kg

70  Thông số Pb:

Hình 3.38: Nồng độ Pb trong đất

Theo đồ thị biểu diễn hàm lượng Pb trong đất trên địa bàn xã qua từng năm cho thấy đã phát hiện được hàm lượng Pb trong các mẫu đất, giá trị Pb dao động trong khoảng: 1,03 ÷ 35,32 mg/kg. Cao nhất là tại vị trí ĐĐ-02 (khu vực ấp 2) vào đợt 1/2012 (35,32 mg/kg) và thấp nhất là vị trí ĐĐ–05 (khu vực ấp 5) vào đợt 2/2011 (1,03 mg/kg). Qua xem xét giá trị Pb trong đất tại các vị trí quan trắc cho thấy: giá trị Pb đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.

mg/kg

71

Nhìn chung qua kết quả phân tích chất lượng môi trường được theo dõi hàng năm của các cơ quan bảo vệ môi trường tỉnh và kết quả phân tích độc lập do học viên tự thực hiện cho thấy: Chất lượng môi trường khu vực nghiên cứu tương đối tốt, đặc biệt là nguồn nước ngầm và đất, chưa bị tác động nhiều bởi các tác nhân gây ô nhiễm;chất lượng nước mặt và không khí đã có sự biến đổi, có nơi có lúc đã xảy ra hiện tượng ô nhiễm cục bộ.

3.1.5Thực trạng nước thải chăn nuôi

Hiện trên địa bàn xã có 06 hộ hoạt động chăn nuôi heo nhỏ lẻ (tổng đàn khoảng 4.100 con heo thịt), hộ nuôi nhiều nhất 1.200 con, chủ yếu là hình thức nuôi gia công, kiểu trại hở phân bố tại 3 ấp (ấp 3, ấp 5 và ấp 7, mỗi ấp 02 hộ).

Các hộ chăn nuôi đều áp dụng phương pháp xử lý kết hợp thu hồi khí từ hầm Biogas sau đó chứa trong hồ đất hoặc bằng hồ chứa xây bằng gạch, lót đá, bạt HPDE, nước thải sau khi xử lý được các hộ dân sử dụng để tưới cho vườn cây cao su hoặc bán cho các hộ dân khác có nhu cầu. Để đánh giá hiệu quả công trình xử lý nước thải trong quá trình chăn nuôi của các hộ dân, học viên đã thu thập mẫu nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải tại các trang trại được kết quả như sau:

Bảng 3.1: Kết quả phân tích chất lượng nước thải chăn nuôi heo

ST T Chỉ tiêu Đơn vị KẾT QUẢ QCVN 62-MT: 2016/BTNMT NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 CỘT A CỘT B 1 pH - 5,53 6,4 5,68 7,82 6,86 7,18 6-9 6-9 2 TSS mg/l 160 215 157 123 169 137 50 150 3 COD mg02/ l 247 305 314 308 326 303 100 300 4 BOD5 mg02/ l 81 102 113 116 100 104 40 100 5 T-N mg/l 57,6 42,5 54,4 52 55,1 60,4 50 150 6 Coliform MPN 4.600 5.200 7.000 5.800 5.500 6.400 3000 5000 Trong đó:

NT1 Cơ sở chăn nuôi heo thịt Đỗ Tuấn Anh NT2 Cơ sở chăn nuôi heo thịt Đoàn Quang Sáng NT3 Cơ sở chăn nuôi heo thịt Nguyễn Thị Dinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình bảo vệ môi trường cho xã nông thôn mới với trường hợp nghiên cứu điển hình xã tiến hưng, thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)