4.2 Giải pháp thực hiện
4.2.1Giải pháp quản lý và thu gom rác thải
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về rác thải và bảo vệ môi trường:
Tích cực tham gia thực hiện các chiến dịch tuyên truyền về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng do Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như Sở Tài nguyên và Môi trường phát động hàng năm. Ngoài ra, địa phương cũng cần phải chủ động tổ chức các đợt tuyên truyền vận động khác theo điều kiện thực tế của địa phương. Mục tiêu của các chiến dịch tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức cũng như trách nhiệm của các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý có liên quan đến lĩnh vực môi trường và quản lý chất thải, quan trọng hơn nữa là nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân sống và làm việc trên địa bàn xã.
Về hình thức tuyên truyền, có thể sử dụng hình thức phát thanh hàng tuần, tranh ảnh cổ động, tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường (quét dọn rác, khai thông cống rảnh...), tổ chức giải quyết các tranh chấp về môi trường thông qua các buổi họp dân trong tổ, trong ấp...
Đào tạo nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn:
Công tác quản lý chất thải rắn ngày càng đòi hỏi người tham gia phải có những kiến thức cơ bản về qui trình quản lý hợp lý và hạn chế các tác động đến môi trường. Do thành phần rác ngày càng phức tạp, nên việc quản lý rác như thời gian qua thật sự đã ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi trường. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên là do thiếu thốn về các cơ sở vật chất và đặc biệt là hạn chế về nguồn nhân lực có kiến thức quản lý chất thải. Chính vì thế, việc nâng cao năng lực đội ngũ kỹ thuật quản lý chất thải cấp huyện, xã là rất
93
cần thiết. Việc làm này sẽ tạo cho địa phương một đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý chất thải có những kiến thức cơ bản về thành phần rác thải, cách phân loại, tái sử dụng, tái chế, và quản lý chất thải một cách bền vững...
Về đối tượng được đào tạo: Lựa chọn và cử một số cán bộ tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn hoặc dài hạn do Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc các đơn vị khác có năng lực trong lĩnh vực này tổ chức. Cán bộ được lựa chọn phải có khả năng tiếp nhận những kiến thức về quản lý chất thải rắn, đồng thời, đang hoặc được qui hoạch đảm nhiệm công tác này tại địa phương.
Phương pháp đào tạo: truyền đạt lý thuyết, thảo luận nhóm, tham quan thực địa tại một số bãi rác và khu vực tái chế, xử lý rác.
Cải tiến, hình thành hệ thống quản lý chất thải rắn tại địa phương
Tổ chức mới về nguồn lực tham gia mô hình quản lý chất thải rắn nông thôn tại địa phương (cấp huyện, xã) (đối với những địa phương chưa có đơn vị quản lý, thu gom rác) hoặc sắp xếp, cải tiến lại mô hình quản lý, thu gom rác (đối với những địa phương đã có nhưng hoạt động không hiệu quả), trước hết, thông qua việc thành lập Ban quản lý chất thải rắn do UBND xã quản lý, bao gồm các công nhân thuộc đội thu gom rác.
Đối với người thu gom rác, cần trang bị những kiến thức cơ bản, sơ bộ về thành phần, cách phân loại, xử lý và thải bỏ rác thải hợp lý. Cần cung cấp thêm nhiều thông tin về loại rác thải có thể được tái sử dụng, tái chế và nơi thu mua các loại phế thải này. Ngoài ra, phải trang bị đầy đủ các dụng cụ lao động và bảo hộ lao động nhằm tạo điều kiện làm việc an toàn hơn
Khi công tác quản lý chất thải của địa phương hoạt động ổn định, UBND xã cần tổ chức đấu thầu công khai cho các tổ chức cá nhân có đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu mà công tác này đề ra, nhằm thực hiện tốt việc xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.
Xây dựng kế hoạch thu gom rác (khu vực thu gom, lịch trình, tổ chức thu phí, phân loại để thuận lợi cho việc tái sử dụng, tái chế, giải pháp xử lý sơ bộ, kinh phí triển khai….).
Xác định các khu vực cần được tổ chức thu gom, trước hết tập trung vào các khu vực chợ, khu hành chính, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu dân cư tập trung đông đúc khác nằm ven các tuyến đường có điều kiện hạ tầng phù hợp với phương tiện vận chuyển tại địa phương. Địa phương cần có kế hoạch mở rộng mạng thu gom nhằm đáp ứng với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và góp phần làm giảm chi phí tổ chức và đầu tư cho công tác này.
94
Về lịch trình thu gom, vận chuyển rác, cần thường xuyên theo dõi và nghiên cứu lịch trình này để tổ chức thực hiện phù hợp với các yêu cầu tối ưu về lượng rác, nhân công, phương tiện vận chuyển, yêu cầu của chủ nguồn thải... sao cho chi phí thu gom thấp nhưng đạt hiệu quả cao. Đối với công đoạn vận chuyển, có thể đánh giá rằng, trong công đoạn này, phương tiện vận chuyển là một trong những nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả của hoạt động thu gom. Việc đầu tư phương tiện vận chuyển phải phù hợp với điều kiện về địa hình, hạ tầng, kinh phí, lượng rác thải...của địa phương. Ngoài ra, việc lựa chọn tuyến đường vận chuyển cũng cần phải quan tâm sao cho chiều dài quãng đường vận chuyển ngắn, thuận lợi và đáp ứng các yêu cầu đề ra.
Về việc phân loại, xử lý và thải bỏ rác, công nhân thu gom rác cần quan tâm tách riêng những phế thải có thể tái sử dụng, tái chế từ khối rác (bao gồm các loại rác hữu cơ dễ phân hủy). Có thể sử dụng trạm trung chuyển làm nơi phân loại rác và xử lý một phần rác hữu cơ dễ phân hủy sau thu gom theo phương pháp compost hóa trong điều kiện sử dụng chế phẩm sinh học nhằm làm tăng quá trình phân hủy rác, giảm mùi hôi từ khối rác và hạn chế được côn trùng gây bệnh... Đồng thời, có thể thu hồi các rác thải vô cơ có khả năng tái sử dụng, tái chế tại mặt bằng khu vực trạm trung chuyển. Các loại rác thải sau khi đã được phân loại tại trạm trung chuyển, phần còn lại (những loại rác vô cơ không được thu hồi để tái sử dụng, tái chế và những loại rác hữu cơ khó phân hủy khác) sẽ được vận chuyển về bãi rác chung của huyện để thải bỏ.
Về hình thức và mức thu phí thu gom, xử lý và thải bỏ rác thải, nhằm duy trì hoạt động quản lý rác thải, địa phương cần thực hiện tốt quá trình vận động các hộ dân, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tích cực tham gia chương trình quản lý rác thải mà địa phương đang thực hiện. Mức phí và cách thu phí phải được người dân thống nhất cao và thể hiện rõ trong hợp đồng thu gom, xử lý rác thải giữa chủ nguồn thải và đơn vị quản lý hoạt động này. Để thực hiện tốt công tác vận động, UBND xã nên phối hợp chặt chẽ với các tổ chức mặt trận, đoàn thể của địa phương triển khai một cách thường xuyên và có hiệu quả về vấn đề quản lý rác, qua đó, vận động sự đồng tình của chủ nguồn thải về mức phí và cách thu phí thu gom.
Để duy trì mô hình sau khi kết thúc chương trình thông qua các dự án hỗ trợ, UBND xã cần phối hợp chặt chẽ với UBND huyện và các đơn vị quản lý có liên quan khác nghiên cứu và đề xuất phương án đưa chi phí đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng vào kinh phí hoạt động hàng năm của địa phương trên cơ sở phân cấp về quản lý và ngân sách.
95
Nhân rộng mô hình quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Trên cơ sở các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn trên địa bàn các xã thuộc các huyện được triển khai mô hình, các địa phương khác có thể vận dụng các giải pháp này nhằm xây dựng hoặc cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn tại mỗi địa bàn tùy vào điều kiện thực tế của từng nơi. Cụ thể như, cần quan tâm đến các yếu tố quan trọng trong hệ thống quản lý chất thải rắn như: Yếu tố về nguồn nhân lực có khả năng tham gia quản lý chất thải rắn; Mức độ nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng của các cấp lãnh đạo cũng như các tầng lớp nhân dân tại địa phương; Điều kiện về kinh tế xã hội và qui hoạch phát triển của mỗi địa phương; Điều kiện về tự nhiên, địa hình của mỗi vùng như: vùng núi, nhiều đồi dốc hay vùng ngập lụt, trũng, thấp; Điều kiện về địa giới hành chính hiện tại và trong tương lai. Ngoài ra, cũng cần quan tâm hiện trạng dân số và chất lượng cuộc sống của người dân trong các cụm tuyến dân cư tại mỗi khu vực; Cần quan tâm đến điều kiện về hạ tầng, trang thiết bị hiện có và khả năng đầu tư đối với các đáp ứng trong hệ thống quản lý chất thải rắn.
Việc quản lý chất thải rắn là một trong những công tác đòi hỏi phải có giải pháp tổng hợp từ nhiều lĩnh vực như: kỹ thuật, hành chính, xã hội, kinh tế... và cần có sự hợp tác chặt chẽ của cả cộng đồng. Chính vì thế, đây được xem là một trong những vấn đề gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện từ nhiều năm qua và ngay cả trong thời gian tới. Tuy nhiên, để góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội, công tác quản lý chất thải rắn đòi hỏi phải được quan tâm và thực hiện hiệu quả nhằm cải thiện chất lượng môi trường, cảnh quan môi trường và quan trọng hơn nữa, chính là chất lượng cuộc sống của cả cộng đồng.
Về các chế tài trong quá trình thực hiện công tác quản lý chất thải rắn tại địa phương, cần ban hành các qui định về việc xử lý, thải bỏ rác thải của người dân trên địa bàn xã, đặc biệt đối với các hộ dân không có hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, phải qui định chi tiết về đối tượng xả thải rác, phương pháp xử lý rác, nơi thải bỏ rác, hình thức phạt, mức phạt đối với những hành vi vi phạm... trên cơ sở Pháp luật hiện hành và phân cấp quản lý đối với địa phương. Qui định này phải được thống nhất của Hội đồng nhân dân của địa phương. Trong quá trình triển khai thực hiện, UBND xã cần kiểm tra, giám sát thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời những thiếu sót, những điểm chưa phù hợp để hoàn chỉnh dần qui định và để qui định đi vào cuộc sống của người dân.
4.2.2Giải pháp kiểm soát ô nhiễm do thuốc BVTV
Phổ biến rộng rãi cho nông dân, cán bộ về vấn đề môi trường cấp bách do hoạt động nông nghiệp, các mục tiêu cơ bản, nội dung để bảo vệ môi trường, hạn chế vấn đề lạm dụng thuốc BVTV và phân bón.
96
Tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo cho cộng đồng nhằm cung cấp thông tin và giải đáp các vấn đề về môi trường, phản ánh kịp thời các phản hồi từ cộng đồng. Tuyên truyền, vận động, phổ biến kỹ thuật 4 đúng trong sử dụng hoá chất BVTV đó là “dùng đúng thuốc, dùng đúng lúc, dùng đúng liều lượng, đúng nguyên tắc pha thuốc”.
Bên cạnh đó, việc trồng độc canh một loại cây sẽ tạo cơ hội cho các loài dịch hại cây trồng có điều kiện sinh sôi nảy nở. Do vậy cần đa dạng hóa cây trồng bằng cách xen canh và luân canh cây trồng, vì nó sẽ có tác dụng làm giảm nguồn thức ăn của các loài dịch hại, giúp ngăn chặn sự phát triển của chúng.
Huấn luyện cho mỗi xã có một đội tuyên truyền, chỉ dẫn bà con nông dân cách sử dụng hợp lý phân bón, thuốc BVTV, khuyến khích việc thu hồi các loại bao bì chứa phân thuốc sau khi sử dụng.