Sơ đồ các bước thực hiện công tác điểu tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình bảo vệ môi trường cho xã nông thôn mới với trường hợp nghiên cứu điển hình xã tiến hưng, thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước (Trang 36 - 41)

Khảo sát thực tế thu thập thông tin và đánh giá thực trạng môi trường khu vực nghiên cứu nhằm: Mô tả đặc điểm nền môi trường tự nhiên, mô tả đặc điểm biến động môi trường, thu thập kỹ thuật chăn nuôi, canh tác, quản lý, thu gom và xử lý chất thải.

Phương pháp sử dụng bảng hỏi gồm nhiều câu hỏi phỏng vấn trực tiếp cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương về tình hình triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, việc thực thi các chính sách có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường… Khảo sát thực tế nhằm nắm bắt tình hình thực tế tại địa phương, xác định những tác động, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường của các hoạt động phát triển kinh tế, mức độ hoàn thành các tiêu chí môi trường so với những quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Bộ tiêu chí quốc gia trong xây dựng nông thôn mới.

Việc chọn mẫu điều tra được tiến hành theo phương thức ngẫu nhiên qua thu thập thông tin ban đầu. Đối tượng thực hiện là các hộ dân, chính quyền địa phương, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở kinh doanh hạ tầng KCN, cơ sở y tế…với tổng số 91 phiếu, cụ thể:

- Hộ dân: 42 phiếu; gồm: 35 hộ dân (05 hộ/ấp) + 7 ấp trưởng .

- Chính quyền địa phương: 03 phiếu; gồm PCT văn xã, cán bộ địa chính – môi trường, MTTQ xã).

- Cơ sở sản xuất kinh doanh: 42 cơ sở (bao gồm 06 hộ chăn nuôi heo).

Lập kế hoạch điều tra

Lập mẫu phiếu điều tra

Điều tra thực tế Xử lý số liệu - Thời gian; - Địa điểm. - Công tác BVMT đã thực hiện theo Tiêu chí đặt ra

- Nhận thức của cộng đồng dân cư, CQĐP, Cơ sở SXKD….về công tác BVMT.

28

- Công ty kinh doanh hạ tầng KCN: 02 phiếu (02 KCN). - Cơ sở y tế: 02 phiếu (02 cơ sở).

Thời gian tiến hành điều tra vào tháng 4 và tháng 9 năm 2016. Tổng số phiếu thu về là 91 phiếu (đạt 100%).

2.2.5Lấy mẫu và phân tích mẫu

Lấy mẫu và phân tích mẫu các thành phần môi trường theo phương pháp chuẩn của Bộ Tài nguyên & Môi trường

- Nước mặt: kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản mẫu, phân tích mẫu được thực hiện theo Thông tư 65/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Bảng 2.1: Địa điểm quan trắc nước mặt

- Nước ngầm: kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản mẫu, phân tích mẫu được thực hiện theo Thông tư 30/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước dưới đất.

Bảng 2.2: Vị trí lấy mẫu nước ngầm

STT Ký hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu Địa điểm

1 NN-01 Giếng đào, hộ ông Ngô Văn Lợi, ấp 1

Xã Tiến Hưng, thị xã Đồng

Xoài

2 NN-02 Giếng khoan, hộ bà Nguyễn Thị Tư, ấp 2 3 NN-03 Giếng đào, hộ bà Phạm Thị Châu, ấp 3 4 NN-04 Giếng khoan, hộ bà Phan Cẩm Tú, ấp 4 5 NN-05 Giếng khoan, hộ ông Nguyễn Văn Sáu, ấp

5

6 NN-06 Giếng đào, hộ ông Trần Minh Tâm, ấp 6 7 NN-07 Giếng đào, hộ bà Đào Thị Cúc, ấp 7

STT Vị trí lấy mẫu Địa điểm Kí hiệu mẫu

1. Suối Nước Trong

Xã Tiến Hưng, TX. Đồng Xoài

NM-01

2. Suối Song Rinh NM-02

3. Bàu Đồng Thê NM-03

29

- Không khí: kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản mẫu, phân tích mẫu được thực hiện theo Thông tư 28/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn.

Bảng 2.3: Vị trí lấy mẫu không khí

STT Ký hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu Địa điểm

1 KK-01 Khu dân cư ấp 1

Xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài

2 KK-02 Khu dân cư ấp 2

3 KK-03 Khu dân cư ấp 3

4 KK-04 Khu dân cư ấp 4

5 KK-05 Khu dân cư ấp 5

6 KK-06 Khu dân cư ấp 6

7 KK-07 Khu dân cư ấp 7

- Đất: kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản mẫu, phân tích mẫu được thực hiện theo Thông tư 33/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất.

Bảng 2.4: Vị trí lấy mẫu nước đất

STT Ký hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu Địa điểm

1 ĐĐ-01 Khu dân cư ấp 1

Xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài

2 ĐĐ-02 Khu dân cư ấp 2

3 ĐĐ-03 Khu dân cư ấp 3

4 ĐĐ-04 Khu dân cư ấp 4

5 ĐĐ-05 Khu dân cư ấp 5

6 ĐĐ-06 Khu dân cư ấp 6

7 ĐĐ-07 Khu dân cư ấp 7

- Nước thải: TCVN 5999:1995 – Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải và TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) – Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 10. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.

Bảng 2.5: Danh sách các hộ chăn nuôi heo

STT Tên Cơ sở chăn nuôi Lượng nước thải

(m3/ngày.đêm) Số lượng con

1 Cơ sở chăn nuôi heo thịt Đỗ Tuấn Anh 18 1200

2 Cơ sở chăn nuôi heo thịt Đoàn Quang Sáng 15 300 3 Cơ sở chăn nuôi heo thịt Nguyễn Thị Dinh 15 600 4 Trang trại chăn nuôi heo Trần Thị Duyến 15 600

5 Trang trại chăn nuôi heo Lương Văn Tâm 18 800

6 Cơ sở chăn nuôi heo thịt Nguyễn Văn Đẹp 15 600

30

2.2.6Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia vàcộng đồng:

Phương pháp này huy động được kinh nghiệm và hiểu biết của các chuyên gia liên ngành về lĩnh vực nghiên cứu, từ đó sẽ cho các kết quả có tính thực tiễn và khoa học cao, tránh được những trùng lặp với những nghiên cứu đã có, đồng thời kế thừa các thành quả nghiên cứu đã đạt được. Phương pháp này được thực hiện thông qua tham vấn ý kiến của Giảng viên hướng dẫn và các thầy (cô) trong Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường.

Đồng thời, còn tham khảo ý kiến của người dân, cán bộ địa phương,cán bộ làm công tác quản lý trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, cán bộ Văn phòngđiều phối thực hiện chương trình xây dựng NTM nhằm tìm ra các vấn đề còn hạn chế trong quá trình quản lý.

2.2.7Phương pháp phân tích tổng hợp và hệ thống hoá

Phương pháp này được áp dụng để phân tích tổng hợp các tư liệu, kết quả đã có và hệ thống hoá lại thành một hệ thống có logic và hình thành nên các cấu trúc của một báo cáo luận văn hợp lý. Việc hệ thống hoá các tư liệu sưu tầm và tư liệu nghiên cứu còn làm cơ sở dữ liệu chứng minh cho các nhận định và đánh giá cũng như đưa ra các chương trình hợp lý nhất trong điều kiện phát triển nông thôn bền vững.

31

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG XÃ TIẾN HƯNG

3.1 Hiện trạng môi trường xã tiến hưng

3.1.1Thực trạng môi trường nước mặt

Đặc trưng chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn xã tương đối thấp, dung tích của 02 hồ chứa và lưu lượng dòng chảy của 02 suối tương đối nhỏ, không đạt tiêu chuẩncho việc xử lý phục vụ mục đích cấp nước sinh hoạt, chủ yếu phục vụ mục đích tưới tiêu trong nông nghiệp và nguồn tiếp nhận, tiêu thoát nước mưa. Kế thừa những số liệu từ Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ năm 2012-2015 [16] và kết quả quan trắc thu thập trong quá trình điều tra, khảo sát thực tế trên địa bàn cho thấy chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn xã như sau:

32

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình bảo vệ môi trường cho xã nông thôn mới với trường hợp nghiên cứu điển hình xã tiến hưng, thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)