Thực trạng môi trường nước mặt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình bảo vệ môi trường cho xã nông thôn mới với trường hợp nghiên cứu điển hình xã tiến hưng, thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước (Trang 40 - 54)

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNGXÃ TIẾN HƯNG

3.1 Hiện trạng môi trường xã tiến hưng

3.1.1 Thực trạng môi trường nước mặt

Đặc trưng chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn xã tương đối thấp, dung tích của 02 hồ chứa và lưu lượng dòng chảy của 02 suối tương đối nhỏ, không đạt tiêu chuẩncho việc xử lý phục vụ mục đích cấp nước sinh hoạt, chủ yếu phục vụ mục đích tưới tiêu trong nông nghiệp và nguồn tiếp nhận, tiêu thoát nước mưa. Kế thừa những số liệu từ Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ năm 2012-2015 [16] và kết quả quan trắc thu thập trong quá trình điều tra, khảo sát thực tế trên địa bàn cho thấy chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn xã như sau:

32

Hình 3.1: Sơ đồ vị tríquan trắc nước mặtVị trí lấy mẫu Vị trí lấy mẫu NM2 Vị trí lấy mẫu NM1 Vị trí lấy mẫu NM3 Vị trí lấy mẫu NM4

33 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đợt 2/2012 Đợt 2/2013 Đợt 2/2014 Đợt 2/2015 Đợt 2/2016

Biểu đồ biểu diễn nồng độ pH

NM-01 NM-02 NM-03 NM-04 QCVN 08- MT:2015/BTNMT QCVN 08- MT:2015/BTNMT 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đợt 1/2012Đợt 1/2013 Đợt 1/2014Đợt 1/2015Đợt 1/2016

Biểu đồ biểu diễn nồng độ pH

NM-01 NM-02 NM-03 NM-04 QCVN 08- MT:2015/BTNMT QCVN 08- MT:2015/BTNMT  Trạng thái tự nhiên của nước

Giá trị pH

Hình 3.2: Biểu đồ biểu diễn pH trong nước mặt

Qua kết quả phân tích chất lượng nước mặt của đợt 1, đợt 2 từ năm 2012 đến 2016 (đối với các khu vực nguồn tiếp nhận loại B), nhận thấy chất lượng nước mặt củakhu vực được khảo sátcó độ pH dao động từ 6,12 – 8,63 tất cả các vị trí đều nằm trong khoảng cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Cột B1 (6 – 9).

34  Hàm lượng TSS

Hình 3.3: Biểu đồ biểu diễn TSS trong nước mặt

Dựa vào biểu đồ hàm lượng TSS trong nước mặt của đợt 1, đợt 2 từ năm 2012 đến 2016 khu vực xã Tiến Hưng, Thị xã Đồng cho thấy hàm lượng chất rắn lơ lửng dao động 8,5 – 31,5 mg/L. Tất cả các vị trí quan trắcđều có kết quả nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột B1: 50 mg/L).

mg/l

35  Clorua

Hàm lượng Clorua dao động 0,12 – 9,78 mg/L. Tất cả các vị trí quan trắc có hàm lượng Clorua đều thấp hơn so với Quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Cột B1 (600 mg/L) quy định rất nhiều lần. Do hàm lượng Clorua so với quy chuẩn quá thấp nên không thể hiện rõ được trên biểu đồ.

Hàm lượng Fe

Hình 3.4: Biểu đồ biểu diễn Fe trong nước mặt mg/l mg/l

36

Hàm lượng sắt tổng trong nước dao động trong khoảng 0,33 – 1,26 mg/L. Tất cả các vị trí quan trắc đều cho kết quả nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn quy định (QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Cột B1; 1,5 mg/L).

Hàm lượng DO

Hình 3.5: Biểu đồ biểu diễn DO trong nước mặt mg/l mg/l

37

Hàm lượng Oxy hòa tan lưu vực thượng nguồn Sông Sài Gòn dao động trong khoảng từ 4,3 – 5,8 mg/L. Hầu như tất cả các vị tríquan trắc chất lượng nước mặt có chỉ tiêu hàm lượng oxy hòa tan đạtcột B1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT (≥ 4 mg/L). Tuy nhiên vẫn có một số vị trí không đạt quy chuẩn, như: Bàu Ba Mẫu đợt 2/2012 và đợt 2 năm 2015 (3,8 và 3,68 mg/L), Suối Nước Trong đợt 2/2016 (3,85 mg/L).

Hàm lượng BOD5

Hình 3.6: Biểu đồ biểu diễn BOD5 trong nước mặt mg/l mg/l

mg/l mg/l

38

Hàm lượng BOD5 dao động 5,9 – 24 mg/L. Qua biểu đồ cho thấy hàm lượng BOD5 tại địa điểm suối Nước Trong, suốiSong Rinh vàBàu Đồng Thêvượt so với quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Cột B1 (15 mg/L), cụ thể như sau: Suối Nước Trong, đợt 2/2015 (17 mg/L); suối Song Rinh , đợt 2/2015 (24 mg/L), đợt2/2016 (18,4 mg/L);Bàu Đồng Thê, đợt 2/2014 (18 mg/L), đợt 2/2015 (21 mg/L), đợt 2/2016 (19,2 mg/L). Hàm lượng BOD5 cao hơn quy chuẩn do tác động của con người từ các khu dân cư. Nước trong các sông, suối, ao và hồ bị tồn đọng nên khả năng tự làm sạch kém làm tăng hàm lượng BOD5 có trong nước mặt.

Hàm lượng COD

Hình 3.7: Biểu đồ biểu diễn COD trong nước mặt

60 62 64 66 68 70 72 74 76 78 80 82 Đợt 2/2012 Đợt 2/2013 Đợt 2/2014 Đợt 2/2015 Đợt 2/2016

Biểu đồ biểu diển tiếng ồn

KK1 KK2 KK3 KK4 KK5 KK6 KK7 QCVN 05:2013/BTNMT mg/l mg/l

39

Hàm lượng COD dao động trong khoảng 15 – 39,7 mg/L, Các vị trí có kết quả COD vượt quy chuẩn (cụ thể: Tại vị trí Suối Nước Trong là đợt 1/2013, đợt1/2014,đợt1/2015, đợt1/2016, đợt 2/2012 và đợt 2/2013; Tại vị trí Suối Sông Rinh là đợt 1/2013,đợt 1/2014, đợt 1/2015, đợt 1/2016, đợt 2/2012, đợt 2/2013, đợt 2/2014 và đợt2/2015; Tại vị trí Bàu Đồng Thê là đợt 1/2013,đợt 1/2014, đợt 1/2015, đợt 1/2016,đợt 2/2012, đợt 2/2013, đợt 2/2014 và đợt2/2015; Tại vị trí Bàu Ba mẫu là đợt 1/2013,đợt 1/2014, đợt 1/2015, và đợt 1/2016) có thể do tác động của con người từ các khu dân cư và trường học. Nước trong các sông, suối, ao và hồ bị tồn đọng nên khả năng tự làm sạch kém.làm tăng hàm lượng BOD có trong nước mặt.

Ô nhiễm do các chất dinh dưỡng

Amonia

Hình 3.8: Biểu đồ biểu diễn NH4+ trong nước mặt mg/l mg/l

40

So sánh với quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Cột B1, hàm lượng Amoni tại các vị trí quan trắc vẫn nằm trong giới hạn cho phép (0,5 mg/L), với giá trị Amoni dao động trong khoảng 0,16 – 0,469 mg/L.

Nitrat

So sánh với quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Cột B1, hàm lượng nitrat tại các vị trí quan trắc vẫn nằm trong giới hạn cho phép (10 mg/L), với giá trị nitrat dao động trong khoảng 0,03 – 2,015 mg/L. Theo kết quả phân tích của 2 đợt quan trắc thì chưa có dấu hiệu ô nhiễm Nitrat tại các vị trí quan trắc này.

Hình 3.9: Biểu đồ biểu diễn NO3 trong nước mặt mg/l mg/l

41  Nitrit

Hình 3.10: Biểu đồ biểu diễn NO2 trong nước mặt

So sánh với quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Cột B1, hàm lượng nitrit tại các vị trí quan trắc vẫn nằm trong giới hạn cho phép (0,4 mg/L), với giá trị nitrit dao

mg/l

42

động trong khoảng 0,019 – 0,038 mg/L. Theo kết quả phân tích của 2 đợt quan trắc thì chưa có dấu hiệu ô nhiễm Nitrit tại các vị trí quan trắc này.

Photphat

Hình 3.11: Biểu đồ biểu diễn Photphat trong nước mặt mg/l mg/l

43

Hàm lượng photphat trong nước mặt có giá trị dao động từ 0,013 – 0,245 mg/L.Tất cả các vị trí đều có hàm lượng thấp hơn Quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Cột B1 (0,3mg/L).

Ô nhiễm do kim loại nặng, phenol và dầu mỡ

Theo kết quả phân tích chưa thấy dấu hiệu ô nhiễm của một số kim loại nặng trong nước mặt lưu vực thượng nguồn sông Sài Gòn, do hàm lượng thấp và nhỏ hơn quy chuẩn rất nhiều lần. Cụ thể các hàm lượng của các kim loại nặng như sau:

So sánh với quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT, Cột B1: 1,5 mg/L, hàm lượng kẽm tại các vị trí quan trắc vẫn nằm trong giới hạn cho phép, với giá trị dao động trong khoảng 0,041 - 0,987 mg/L.

So sánh với quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT, Cột B1: 0,05 mg/L, hàm lượng Chì tại các vị trí quan trắc vẫn nằm trong giới hạn cho phép, với giá trị dao động trong khoảng KPH – 0,251 mg/L.

So sánh với quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT, Cột B1: 0,5 mg/L, hàm lượng Đồng (Cu) tại các vị trí quan trắc vẫn nằm trong giới hạn cho phép, với giá trị dao động trong khoảng 0,001-0,287 mg/L.

So sánh với quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT, Cột B1: 0,05 mg/L, hàm lượng Asen (As) tại các vị trí quan trắc vẫn nằm trong giới hạn cho phép, với giá trị dao động trong khoảng 0,0005-0,0358 mg/L.

Hàm lượng Dầu mỡ trong nước mặt gần như không xuất hiện, chỉ xuất hiện một vài điểm cục bộ nhưng nồng độ cũng rất thấp so với quy chuẩn QCVN 08- MT:2015/BTNMT, (Cột B1: 0,1 mg/L). Điều này có thể phát sinh từ nước thải sinh hoạt của các hộ dân sống xung quanh.

44  Ô nhiễm do vi sinh

Coliform

Hình 3.12: Biểu đồ biểu diễn Coliform trong nước mặt

Theo kết quả phân tích Coliform trong nước mặt tại các điểm quan trắc cho thấy tất cả các vị trí lấy mẫu thuộc khu vực trên đều đạt quy chuẩn cho phép (QCVN 08- MT:2015/BTNMT - Cột B; 7500 MPN/100mL). Với giá trị Tổng Coliform dao động trong khoảng từ 84 – 2.500 MPN/100mL.

Nhận xét: Qua kết so sánh kết quả chất lượng nước mặt trên địa bàn xã cho thấynhìn chung chất lượng nước mặt còn tương đối tốt, một số điểm có hiện tượng ô nhiễm hữu cơ (COD, BOD cao hơn QCVN), hầu hết các thông số nằm trong giới hạn cho phép nhưng chỉ phù hợp với mục đích tưới tiêu, nước uống cho gia súc

45

và tiếp nhận nước mưa chảy tràn. Chất lượng nước có sự biến thiên theo mùa, theo đó chất lượng nước mặt các tháng mùa mưa thường cao hơn so với các tháng mùa khô, do đặc thù địa hình tự nhiên và dung tích của các sông suối, ao hồ trên địa bàn nên vào các tháng mùa mưa, nước mưa chảy tràn thường kéo theo các chất rắn trên bề mặt chảy vào các bàu, suối gây ra hiện tượng nhiễm đục và ô nhiễm hữu cơ. Do đó, nguồn nước mặt khu vực chỉ được quy hoạch cho mục đích tưới tiêu là chính, không có khả năng phục vụ cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình bảo vệ môi trường cho xã nông thôn mới với trường hợp nghiên cứu điển hình xã tiến hưng, thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước (Trang 40 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)