Giá trị tiếng ồn cao nhất giữa các đợt quan trắc có sự biến đổi nhưng không nhiều. Có 14/35 điểm quan trắc trong đợt 1 và 31/35 điểm quan trắc trong đợt 2 có giá trị tiếng ồn vượt giá trị giới hạn cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT (70 dBA). 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Đợt 1/2012 Đợt 1/2013 Đợt 1/2014 Đợt 1/2015 Đợt 1/2016
Biểu đồ biểu diễn tiếng ồn
KK1 KK2 KK3 KK4 KK5 KK6 KK7 QCVN 05:2013/BTNMT dBA dBA
64
Nhìn chung, chất lượng môi trường không khí trên địa bàn xã đá có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ, hầu hết các điểm quan trắc có nồng độ bụi và tiếng ồn cao đều nằm trên tuyến đường chính, các khu vực đang tiến hành đô thị hóa của xã, lượng xe lưu thông khá nhiều, đồng thời tại các khu vực này số lượng các cơ sở buôn bán khá đông là nguồn phát sinh ra nhiều tiếng ồn và bụi. Các điểm quan trắc còn lại có giá trị tiếng ồn thấp hơn QCVN nhưng vẫn ở mức cao, xấp xỉ gần bằng mức quy chuẩn cho phép. Nguyên nhân chính là do tuyến đường ĐT 741 là tuyến đường huyết mạch nối TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương đi các tỉnh Tây Nguyên do đó lưu lượng xe tải chở hàng hóa, nông sản qua tuyến đường này rất lớn, bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh nói chung và xã Tiến Hưng đang diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, xây dựng hạ tầng KCN, cải tạo và nâng cấp các tuyến đường nên xe chở vật liệu xây dựng lưu thông với mật độ lớn kéo theo tiếng ồn và bụi từ đất đá làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí. Các khu vực còn lại chất lượng không khí chưa bị ảnh hưởng, cộng với diện tích cây xanh lớn nên không khí rất trong lành.
3.1.4Thực trạng môi trường đất
Phần lớn diện tích đất của xã là trồng cây công nghiệp lâu năm như cao su, điều…và một phần nhỏ đất công nghiệp, dịch vụ (đang trong quá trình triển khai). Do đó, chất lượng đất có phần bị ảnh hưởng chính từ các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, quá trình xói mòn, rửa trôi bề mặt. Nhằm đánh giá chất lượng môi trường đất, đề tài đã kế thừa kết quả Báo cáo quan trắc, đánh giádiễn biến chất lượng môi trường đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ năm 2012-2015 [16] và kết quả phân tích thu thập trong quá trình điều tra khảo sát trên địa xã bàntập trung vào đất trồng cây lâu năm cho thấy:
65 Hình 3.33: Sơ đồ vị trí quan trắc đất Vị trí lấy mẫuĐĐ5 Vị trí lấy mẫuĐĐ6 Vị trí lấy mẫuĐĐ4 Vị trí lấy mẫuĐĐ7 Vị trí lấy mẫuĐĐ1 Vị trí lấy mẫuĐĐ3 Vị trí lấy mẫuĐĐ2
66 Thông số As
Hình 3.34: Nồng độ As trong đất
Theo đồ thị biểu diễn hàm lượng Arsen trong đất trên địa bàn xã qua từng năm cho thấy đã phát hiện được hàm lượng As trong các mẫu đất, giá trị As dao động trong khoảng: 0,13 ÷ 2,38 mg/kg. Cao nhất là tại vị trí ĐĐ-07 (khu vực ấp 7) vào đợt 2/2013 (2,38 mg/kg) và thấp nhất là vị trí ĐĐ–04 (khu vực ấp 4) vào đợt 2/2014 (0,13 mg/kg) và vị tríĐĐ-02 (khu dân cưấp 2) vào đợt 2/2012 (0,13 mg/kg). Qua xem xét giá trị As trong đất tại các vị trí quan trắc cho thấy: giá trị As đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
mg/kg
67 Thông số Cd
Hình 3.35: Nồng độ Cd trong đất
Theo đồ thị biểu diễn hàm lượng Cd trong đất trên địa bàn xã qua từng năm cho thấy đã phát hiện được hàm lượng Cd trong các mẫu đất, giá trị Cd dao động trong khoảng: 0,17 ÷ 0,69 mg/kg. Qua xem xét giá trị Cd trong đất tại các vị trí quan trắc cho thấy: giá trị Cd đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
mg/kg
68 Thông số Cu
Hình 3.36: Nồng độ Cu trong đất
Theo đồ thị biểu diễn hàm lượng Cu trong đất trên địa bàn xã qua từng năm cho thấy đã phát hiện được hàm lượng Cu trong các mẫu đất, giá trị Cu dao động trong khoảng: 3,92 ÷ 34,88 mg/kg. Cao nhất là tại vị trí ĐĐ-03 (khu vực ấp 3) vào đợt 1/2014 (34,88 mg/kg) và thấp nhất là vị trí ĐĐ–01 (khu vực ấp 1) vào đợt 2/2011 (3,92 mg/kg). Qua xem xét giá trị Cu trong đất tại các vị trí quan trắc cho thấy: giá trị Cu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
mg/kg mg/kg
69 Thông số Zn :
Hình 3.37: Nồng độ Zn trong đất
Theo đồ thị biểu diễn hàm lượng Zn trong đất trên địa bàn xã qua từng năm cho thấy đã phát hiện được hàm lượng Zn trong các mẫu đất, giá trị Zn dao động trong khoảng: 3,05 ÷ 52,45 mg/kg. Cao nhất là tại vị trí ĐĐ-03 (khu vực ấp 3) vào đợt 1/2014 (52,45 mg/kg) và thấp nhất là vị trí ĐĐ–03 (khu vực ấp 3) vào đợt 2/2011 (0,11 mg/kg). Qua xem xét giá trị Zn trong đất tại các vị trí quan trắc cho thấy: giá trị Zn đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
mg/kg mg/kg
70 Thông số Pb:
Hình 3.38: Nồng độ Pb trong đất
Theo đồ thị biểu diễn hàm lượng Pb trong đất trên địa bàn xã qua từng năm cho thấy đã phát hiện được hàm lượng Pb trong các mẫu đất, giá trị Pb dao động trong khoảng: 1,03 ÷ 35,32 mg/kg. Cao nhất là tại vị trí ĐĐ-02 (khu vực ấp 2) vào đợt 1/2012 (35,32 mg/kg) và thấp nhất là vị trí ĐĐ–05 (khu vực ấp 5) vào đợt 2/2011 (1,03 mg/kg). Qua xem xét giá trị Pb trong đất tại các vị trí quan trắc cho thấy: giá trị Pb đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
mg/kg
71
Nhìn chung qua kết quả phân tích chất lượng môi trường được theo dõi hàng năm của các cơ quan bảo vệ môi trường tỉnh và kết quả phân tích độc lập do học viên tự thực hiện cho thấy: Chất lượng môi trường khu vực nghiên cứu tương đối tốt, đặc biệt là nguồn nước ngầm và đất, chưa bị tác động nhiều bởi các tác nhân gây ô nhiễm;chất lượng nước mặt và không khí đã có sự biến đổi, có nơi có lúc đã xảy ra hiện tượng ô nhiễm cục bộ.
3.1.5Thực trạng nước thải chăn nuôi
Hiện trên địa bàn xã có 06 hộ hoạt động chăn nuôi heo nhỏ lẻ (tổng đàn khoảng 4.100 con heo thịt), hộ nuôi nhiều nhất 1.200 con, chủ yếu là hình thức nuôi gia công, kiểu trại hở phân bố tại 3 ấp (ấp 3, ấp 5 và ấp 7, mỗi ấp 02 hộ).
Các hộ chăn nuôi đều áp dụng phương pháp xử lý kết hợp thu hồi khí từ hầm Biogas sau đó chứa trong hồ đất hoặc bằng hồ chứa xây bằng gạch, lót đá, bạt HPDE, nước thải sau khi xử lý được các hộ dân sử dụng để tưới cho vườn cây cao su hoặc bán cho các hộ dân khác có nhu cầu. Để đánh giá hiệu quả công trình xử lý nước thải trong quá trình chăn nuôi của các hộ dân, học viên đã thu thập mẫu nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải tại các trang trại được kết quả như sau:
Bảng 3.1: Kết quả phân tích chất lượng nước thải chăn nuôi heo
ST T Chỉ tiêu Đơn vị KẾT QUẢ QCVN 62-MT: 2016/BTNMT NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 CỘT A CỘT B 1 pH - 5,53 6,4 5,68 7,82 6,86 7,18 6-9 6-9 2 TSS mg/l 160 215 157 123 169 137 50 150 3 COD mg02/ l 247 305 314 308 326 303 100 300 4 BOD5 mg02/ l 81 102 113 116 100 104 40 100 5 T-N mg/l 57,6 42,5 54,4 52 55,1 60,4 50 150 6 Coliform MPN 4.600 5.200 7.000 5.800 5.500 6.400 3000 5000 Trong đó:
NT1 Cơ sở chăn nuôi heo thịt Đỗ Tuấn Anh NT2 Cơ sở chăn nuôi heo thịt Đoàn Quang Sáng NT3 Cơ sở chăn nuôi heo thịt Nguyễn Thị Dinh NT4 Trang trại chăn nuôi heo Trần Thị Duyến NT5 Trang trại chăn nuôi heo Lương Văn Tâm NT6 Cơ sở chăn nuôi heo thịt Nguyễn Văn Đẹp
72
Nhìn chung, chất lượng nước thải chăn nuôi của các hộ dân hầu hết chưa đạt quy chuẩn cho phép nguồn loại B của QCVN 62-MT: 2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi, 3/6 cơ sở đạtchỉ tiêu TSS; 4/6 mẫu vượt quy chuẩn chỉ tiêu vi sinh và 5/6 mẫuô nhiễm chất hữu cơ.Tuy nhiên, việc nước thải chăn nuôi của 06 hộ dân chưa đảm bảo theo quy định hiện hành là do có tính lịch sửđể lại, các hộ dânhoạt độngchăn nuôi trước khi có Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, các hồ sơ liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, các công trình xử lý chất thải được phê duyệt và xây dựng từ rất lâu với công nghệ lạc hậu, chủ yếu qua hầm biogas hoặc chứa trong các hồnên chưa đápứng được các quy định hiện hành. Ngoài ra, trong những năm gầnđây giá nông sản và gia súc sụt giảm mạnh, dẫn đến các hộ dân không có kinh phí cho quá trình cải tạo, nâng cấp các công trình xử lý chất thải chăn nuôi. Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân trong quá trình chăn nuôi, tỉnh Bình Phước đã có chủ trương cho phép các hộ dân sử dụng nước thải tưới cho các vườn cây cao su tiểu điền với yêu cầu xử lý đạt nguồn loại B của QCVN 62-MT:2016/MT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi.Đồng thời, tuyên truyền vận động, ban hành các chính sách hỗ trợ người dân thực hiện cải tạo các công trình xử lý chất thải trong chăn nuôi.
3.2 Xác định nguồn thải tác động đến môi trường
3.2.1Môi trường đất
Mục đích sử dụng đất
Diễn biến môi trường đất nói chung phụ thuộc chủ yếu vào mức độ và phương thức khai thác của con người. Biến động về môi trường đất được đánh giá trên hai mức độ:biến động về diện tích và chuyển đổi mục đích sử dụng đất; biến đổi hoặc thay đổi chất lượng đất. Qua điều tra và khảo sát thực tếcho thấy: diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Bình Phước nói chung và xã Tiến Hưng nói riêng đang ngày càng giảm dần. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các loại đất nông nghiệp đang giảm đi này thường chuyển sang đất đô thị hoặc đất xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc đất dành cho phát triển công nghiệp về lâu dài sẽ có tác động xấu đến môi trường đất.
Xói mòn, trượt, lở đất
Qua quá trình điều tra khảo sát và kế thừa các số liệu cho thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng xói mòn trượt lở đất trên đại bàn xã là do: địa hình tại ấp 4 và ấp 7 có địa hình dốc, đồi; lượng mưa trên địa bàn tương đối lớn (1.724,1mm – 2.819,9mm) [17], lại tập trung trong thời gian ngắn. Diện tích đất trồng cây lâu năm chủ yếu là cây cao su chiếm diện tích lớn (khoảng 88%), đây là những khu vực hạn chế về tầng phủ nên quá trình xói mòn đất đang diễn ra mạnh mẽ.
73
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón
Thực tế hiện nay, tình hình sử dụng các loại phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp yếu vẫn dựa theo kinh nghiệm, không đúng liều lượng, không đúng cách và không phù hợp với từng loại đất chủng loại đã có ảnh hưởng nhất định tới môi trường xung quanh nói chung và môi trường đất nói riêng. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân bón hóa học thì việc sử dụng phổ biến phân hữu cơ chưa qua xử lý trong sản xuất nông nghiệp không hợp lý cũng là vấn đề đáng lo ngại. Sử dụng phân bón quá nhiều phân hữu cơ (đặc biệt là phân ủ, chưa hoai) có thể làm ô nhiễm môi trường, nhất là tại địa bàn xã từ trước đến nay người dân sử dụng phân hữu cơ là chủ yếu. Các chất hữu cơ độc hại có thể tích tụ, gây ô nhiễm môi trường sống cho người dân do trong phân có giun sán, trứng giun, vi trùng và các mầm bệnh khác. Khi bón vào đất, chúng có cơ hội sinh sôi nảy nở, lan truyền qua nước mặt, nước ngầm hoặc bốc hơi vào không khí, làm ô nhiễm môi trường, thành phần này tiêu diệt động vật, vi sinh vật có ích và làm chậm quá trình sinh trưởng của cây trồng.
3.2.2Môi trường nước
Nước thải do hoạt động sản xuất công nghiệp
Theo điều tra nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn xã chủ yếu từ hoạt động của KCN Đồng Xoài III (đang xây dựng, lưu lượng nước thải dự kiến khoảng4.000 m3/ngày), KCN Đồng Xoài IV (đang quy hoạch), dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm (lưu lượng nước thải khoảng 100 m3/ngày) [17]. Do đó, nước thải công nghiệp cũng sẽ là thách thức lớn nhất và cùng với nước thải sinh hoạt đô thị, sẽ gây nên các nguy cơ ô nhiễm và suy thoái môi trường nước mặt trên địa bàn nếu như không có biện pháp kiểm soát và xử lý triệt để nguồn nước thải công nghiệp này.
Nước thải do hoạt động của các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ
Ngành nghề trên địa bàn xã có quy mô nhỏ và điểm xuất phát thấp. Phân bố các cơ sở không đều, các cơ sở ngành nghề nhìn chung có quy mô nhỏ, sản xuất mang tính tự phát, chất lượng thấp và không đồng đều.
Phần lớn các cơ sở là kinh tế chủ yếu của gia đình, thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu, lại chậm đổi mới gây ô nhiễm môi trường như: cơ sở xay xát lúa gạo, bóc tách vỏ hạt điều,…lượng nước thải phát sinh rất ít nhưng hầu như không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường, sông suối…đây cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ở địa phương, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong khu vực.
74 Nước thải sinh hoạt
Theo số liệu điều tra thì dân số hiện tại của xã Tiến Hưng khoảng 10.976 người [15]. Theo định mức quy hoạch cấp nước cho khu vực nông thôn khoảng 100 lít/người/ngày thì lượng nước cấp cho sinh hoạt khoảng 1.317,12 m3/ngày và lượng nước thải sinh hoạt (bằng 80% lượng nước cấp) tương ứng với 1.053,7 m3/ngày. Tuy nhiên, khoảng 2.465 hộ tương đương khoảng 8.800 người tại các ấp 1,2,3,6 với lượng nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 880 m3/ngàyđã được đấu nối vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt chung của thị xã Đồng Xoài. Lượng nước thải sinh hoạt còn lại khoảng 200 m3/ngày phân bố rải rác tại các hộ dân các ấp 4,5,7. Với lượng nước thải như vậy nếu không được quản lý và có biện pháp xử lý trước khi xả ra môi trường thì nguy cơ chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm sẽ bị ảnh hưởng là rất lớn, tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm đối với xã nói riêng và địa bàn tỉnh Bình Phước nói chung sẽ rất lớn.
Sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV
Trong những năm gần đây tại các vùng sản xuất nông nghiệp có biểu hiện của dư lượng thuốc tăng trưởng và thuốc BVTV cũng như phân bón trong đất. Đây là một trong những nguyên nhân tham gia gây ô nhiễm nguồn nước sông. Ngoài ra do hiện tượng thấm các loại thuốc trừ sâu cũng như phân bón ở các vùng sản xuất nông nghiệp có thể gây ô nhiễm nước ngầm và đất. Sự có mặt của những chất này trong đất và nước kể cả khi có nồng độ rất nhỏ cũng gây những hậu quả nghiêm trọng đối với sinh vật và con người. Tuy nhiên do tác động của những biến đổi thất thường, của điều kiện thời tiết, các vụ dịch sâu bệnh đối với mùa màng xảy ra thường xuyên hơn; vì vậy lượng thuốc BVTV có xu hướng tăng trong tương lai. Như vậy dư lượng thuốc BVTV cũng sẽ tăng theo nếu chúng ta không có những biện pháp kịp thời kiểm soát chặt chẽ vấn đề này.
Hoạt động chăn nuôi
Nước thải chăn nuôi cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình