CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.2 Tổng quan về chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới
1.2.2.3 Thực trạng triển khai xây dựng nông thôn mới tại xã Tiến Hưng [14]
Tiếp thu các văn bản hướng dẫn của Trung ương, tỉnh và thị xã về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, UBND xã đã cụ thể hóa ban hành các văn bản để triển khai thực hiện trên địa bàn. Cụ thể:
Đảng ủy đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ-ĐU ngày 28/4/2011 của Đảng ủy xã Tiến Hưng về xây dựng nông thôn mới xã Tiến Hưng, giai đoạn 2011-2020; UBND xã đã ban hành Quyết định số 567/QĐ-UB ngày 8/5/2011 của UBND xã Tiến Hưng về việc thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã Tiến Hưng; Quyết định số 396/QĐ-UB ngày 26/8/2013 của UBND xã Tiến Hưng về việc thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng nông thôn mới xã Tiến Hưng; Đảng ủy xã ban hành Kế hoạch 19-KH/ĐU ngày 13/5/2014 của Đảng ủy xã Tiến Hưng “về việc thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 06/12/2013 của Tỉnh uỷ về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2020”; Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình nông thôn mới xã Tiến Hưng năm 2016 cho thấy: xã Tiến Hưng đã cơ bản đạt được các tiêu chí trong Bộ tiêu chí nông thôn mới triên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 2535/QĐ-UBND ngày 01/11/2010 của UBND tỉnh và đã được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới
18 - Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt từ 90% trở lên;
- 90% cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi trường.
- Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường
- Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch
- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo qui định
- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 99,7%.
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường: 90% các cơ sở kinh doanh trong quá trình hoạt động đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định. Còn 10% tuy có vi phạm nhưng đang khắc khục.
- Đường làng, ngõ xóm cảnh quan từng hộ xanh-sạch-đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường: trên 90% số hộ đã cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào; cổng ngõ không lầy lội; ngõ xóm đảm bảo xanh-sạch-đẹp và tổ chức trồng cây xanh ở nơi công cộng.
- Nghĩa trang: Có quy hoạch lâu dài phù hợp với tập quán của địa phương; có quy chế quản lý nghĩa trang theo quy định.
- Rác thải, chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
Kết quả đạt được cụ thể như sau: Công trình nước sạch
Hiện tại, trên địa bàn xã dọc theo tuyến đường ĐT741 và các đường liên ấp tính từ đường ĐT741 vào khoảng 500 mét, dân cư tại các ấp 1, 2, 3, 6 đã được cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt từ Nhà máy nước thị xã Đồng Xoài với tổng số dân được cấp nước sạch khoảng 8.800 dân. Các khu vực còn lại của ấp 5,7, 4 và một phần ấp 1 với số dân khoảng hơn 2.000 ngườichủ yếu khai thác và sử dụng trực tiếp từ nước ngầm (giếng đào hoặc giếng khoan), hầu hết các hộ dân đã đầu tư hệ thống lọc nước để sử dụng. Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 99,69% [1].
Thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt
Toàn xã hiện có 3.060 hộ dân sinh sống (khoảng 10.976 người) [1] và hơn 100 đơn vị bao gồm quản lý, cơ quan, trường học và cơ sở sản xuất dịch vụ hoạt động tập trung. Hầu hết các cơ quan, đơn vị đều xây dựng và sử dụng bể tự hoại
19
hợp vệ sinh. Hầu hết các hộ dân sông ven đường ĐT741 tại các ấp 1,2,3,6 đã đấu nối nước thải sinh hoạt vào hệ thống thu gom chung của thị xã Đồng Xoài về xử lý tại Nhà máy xử lý nước thải, công suất 10.000 m3/ngày. Bên cạnh đó, do đặc điểm sinh sống của các hộ dân theo hình thức phân tán dọc theo tuyến đường giao thông hay kiểu nhà vườn nên các cấp còn lại (ấp 4,5,7) hầu như các nguồn nước thải không được thu gom tập trung mà phân tán tại mỗi hộ gia đình, nước thải sau khi xử lý bằng bể tự hoại từ 1 ngăn đến 3 ngăn, bể biogas...sẽ cho tự thấm. Tỷ lệ hộ dân nông thôn có nhà vệ sinh hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ tương đối cao, đạt khoảng 95,7 % [1]. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ không có biện pháp xử lý nước thải, nguồn thải được xả trực tiếp ra môi trường.
Hình 1.2: Nước thải sinh hoạt tại một hộ dân
Do đặc điểm sinh sống của các hộ dân theo kiểu nhà vườn, phân tán dọc theo tuyến đường giao thông nên hệ thống thoát nước được hình thành chủ yếu dựa trên mương thoát nước dọc hai bên đường, sau đó chảy theo địa hình về các khu vực trũng hoặc suối nhỏ. Hàng năm, các hộ dân phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể thực hiện việc khơi thông dòng chảy dọc các tuyến đường tránh gây tắc nghẽn, ngập úng.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi gia đình
Các cơ sở sản xuất kinh doanh đều đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận Bản cam kết BVMT. Các cơ sở trên chủ yếu là hoạt động chế biến hạt điều, gia công, sơ chế gỗ cao su, kinh doanh thuốc BVTV và xăng dầu…, không có hoặc rất ít nước thải sản xuất nên nguồn nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn.
Tỷ lệ các cơ sở kinh doanh trong quá trình hoạt động đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định đạt trên 90% . Còn dưới 10% các cơ sở kinh doanh tuy có vi phạm nhưng đang thực hiện các biện pháp khắc khục [1].
20 Hiện trạng nghĩa trang
Nghĩa trang nhân dân thị xã Đồng Xoài được quy hoạch và nâng cấp ngay trên địa bàn xã, thuộc khu vực ấp 1, xã Tiến Hưng, nên việc chôn cất trên địa bàn xã được thực hiện đúng theo quy định. Hiện 01 nghĩa trang nằm trong quy hoạch khu dân cư đang được các cấp chính quyền tuyên truyền vận động thân nhân có người thân chôn cất tại khu vực trên tiến hành cất bốc về nghĩ trang thị xã nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị.
Hình 1.3: Nghĩa trang nhân dân thị xã Đồng Xoài Khai thác, chế biến tài nguyên thiên nhiên Khai thác, chế biến tài nguyên thiên nhiên
Hiên tại, trên địa bàn xã có 01 cơ sở khai thác và chế biến đá xây dựng thuộc Công ty cổ phần khai thác đá Song Rinh. Công tác bảo vệ môi trường đối với cơ sở được thực hiên tương đối tốt. Cơ sở thường xuyên sử dụng xe chuyên dụng tưới ướt đường giảm thiểu bụi ra môi trường xung quanh. Trong khu vực sản xuất sử dụng vòi phun sương tại các vị trí đập, nghiền, sàng tránh phát tán bụi. Bố trí kho lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom xử lý. Định kỳ tiến hành quan trắc môi trường theo quy định. Chưa ghi nhận thấy việc xung đột trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
21
Hình 1.4: Mỏ khai thác và chế biến đá xây dựng Song Rinh Thu gom và xử lý chất thải rắn Thu gom và xử lý chất thải rắn
Hiện nay, trên địa bàn xã đã có 2.465/3.060 hộ, 100% các doanh nghiệp [1], cơ sở tham gia việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt, được chia thành 08 tổ để thu gom. Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã được thu gom và xử lý chủ yếu dọc theo tuyến đường ĐT741 (tại các ấp 1,2,3,6) do Xí nghiệp công trình công cộng TX Đồng Xoài thực hiện sau đó đưa về xử lý tại Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Đồng Xoài.
Hình 1.5: Thùng chứa rác sinh hoạt tại hộ dân
Chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu từ vỏ bao bì nông dược như chai đựng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…. Việc thu gom và xử lý đã được quan tâm, phần lớn người dân nhận thức được đó là những chất thải nguy hại và sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước và sức khỏe con người. Tuy nhiên, hạ tầng cho việc thu gom và xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV còn gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng, việc bố trí thùng thu gom chưa đảm bảo nhu cầu đặt ra, chi phí cho việc thu gom và xử lý lớn. Bện cạnh đó, mộ số hộ dân chưa ý thức hết được mối nguy hại từ vỏ chai thuốc BVTV nên sau khi sử dụng họ vứt bỏ ngay tại ruộng mà không thu gom và xử lý.
22
Hình 1.6: Thuốc BVTV bỏ lại tại vườn cao su sau sử dụng
Ngoài ra, chất thải nguy hại còn phát sinh từ Bệnh viện đa khoa tư nhân Thánh Tâm và trạm y tế như bông, băng, bệnh phẩm…Trong đó, Bệnh viện đa khoa tư nhân Thánh Tâm đã đầu tư hoàn chỉnh Hệ thống lò đốt chất thải y tế 02 cấp với công suất 20 kg/giờ; đối với Trạm y tế, chất thải phát sinh tương đối ít được lưu giữ trong kho và hợp đồng với Bệnh viện đa khoa tỉnh để thu gom và xử lý theo cơ chế xử lý chất thải liên vùng.
1.2.2.4 Đánh giá chung về triển khai thực hiện Chương trình Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Phước:
Thuận lợi:
Được sự quan tâm và có sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh ngay từ khi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM được khởi động. Công tác kiểm tra thực tế để giám sát, đánh giá tiến độ được quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành, địa phương. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả, tiến độ xây dựng nông thôn mới tại từng xã.
Sự thành công của mô hình điểm xã Tân Lập, huyện Đồng Phú đóng vai trò quan trọng trong quá trình triển khai chương trình MTQG về xây dựng NTM, tạo đượcniềm tin và nhiệt tình tham gia của mọi tầng lớp nhân dân.
Công tác tuyên truyền từ cấp tỉnh đến huyện, xã được triển khai thường xuyên, liên tục.Sự hưởng ứng đồng thuận của người dân rất mạnh mẽ thể hiện qua việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh... Phương châm bê tông hóa đường giao thông nông thôn là tiền đề quan trọng cho xây dựng làng quê xanh sạch đẹp.
23
Nhìn chung, tiến độ triển khai tại các xã chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu do Ban Chỉ đạo tỉnh đề ra tại Kế hoạch số 99/KH-BCĐNTM và Kế hoạch số 83/KH-BCĐXDNTM. Nguyên nhân chủ yếu là do:
Mặc dù được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền nhưng đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nên khả năng huy động vốn đóng góp của nhân dân thấp.
Xuất phát điểm là tỉnh nghèo, hạ tầng về kinh tế xã hội, tổ chức sản xuất kém, do đó đòi hỏi cần có rất nhiều nguồn lực để thực hiện, đây là khó khăn lớn nhất của Chương trình.Địa bàn rộng, lại là tỉnh miền núi, diện tích đất tự nhiên của từng xã lớn, hạ tầng nông thôn còn yếu kém nên nhu cầu đầu tư rất lớn.
Khi áp dụng vào thực tế, có những tiêu chí chưa phù hợp và cần phải đề nghị nghiên cứu điều chỉnh phù hợp với một số địa phương. Điển hình như các xã thuần nông thì tỷ lệ lao động trong nông nghiệp cao và hộ cận nghèo còn nhiều. Do đó, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu lao động là vấn đề cần được giải quyết trong một thời gian dài.
Mặt bằng tiêu chí của các xã về đích thấp, diện tích rộng, phân bố dân cư không tập trung, trong năm bị ảnh hưởng nặng của biến đổi khí hậu và giá cả nông sản.Trình độ dân trí còn thấp, chênh lệch về đời sống; đa dạng về thành phần dân tộc (trên 40 dân tộc), tập quán vùng miền khác nhau (62 tỉnh thành) nên khó khăn cho công tác tuyên truyền, vận động thực hiện chương trình. Tình trạng di dân tự do hàng năm còn tiếp diễn, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn và khó khăn cho chính quyền cấp xã trong công tác quản lý.
Năng lực cán bộ cấp xã nhiều xã còn hạn chế nhất là kinh nghiệm trong xây dựng đề án và quản lý dự án. Một số thành viên trong các Ban QLDA xã chưa nắm vững nội dung của chương trình nông thôn mới. Các xã chưa phát huy được vai trò là chủ đầu tư.
Còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước nên chưa tích cực vận động nhân dân tham gia thực hiện chương trình. Chính quyền cơ sở chưa chủ động, tích cực tìm kiếm, xây dựng các mô hình sản xuất, đào tạo nghề, nâng cao thu nhập…công tác phát triển sản xuất chưa được chú trọng nhiều.Vốn lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án hỗ trợ có mục tiêu tại các xã còn hạn chế, một số địa phương không được hưởng chính sách từ các chương trình này.
24