Thùng chứa rác vô cơ tái chế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình bảo vệ môi trường cho xã nông thôn mới với trường hợp nghiên cứu điển hình xã tiến hưng, thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước (Trang 90)

79

Quy trình xử lý bằng phương pháp ủ: hằng ngày, người dân cho các loại rác thải sinh hoạt hữu cơ đã được thu gom và phân loại như: lá cây, cỏ khô, cơm thừa, canh cặn và rau quả hư hỏng…hố rác đào sẵn có lớp lót đáy và nắp đậy (bạt HPDE và vật liệu tấm lợp polycarbon). Hố rác này sau khi đầy sẽ được đắp ủ làm phân và di chuyển nắp sang hố đào mới.

Hình 4.3: Hố ủ rác làm phân compost

Cứ như vậy trong khoảng 60 ngày rác thải sẽ được các loại vi sinh vật phân hủy thành phân hữu cơ compost có lợi khi bón cho cây trồng.Các hộ dân có thể sử dụng chế phẩm vi sinh gốc EM để tưới lên rác thì thời gian ủ rút ngắn chỉ còn 30 ngày. Việc tưới chế phẩm vi sinh EM có tác dụng làm rút ngắn thời gian xử lý, tiết kiệm năng lượng và không có mùi hôi bốc lên từ hố ủ [18].

80 Sơ đồ quy trình ủ phân compost như sau:

Hình 4.4: Quy trình ủ phân compost Những hiệu quả của mô hình Những hiệu quả của mô hình

Về hiệu quả kinh tế xã hội: việc thực hiện mô hình có thể mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, tiết kiệm được chi phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, tạo ra nguồn thu từ việc bán các phế thải vô cơ có thể tái chế, tái sử dụng được; có thể phân loại rác và tận thu làm phân bón cho cây trồng, tiết kiệm chi phí bón phân cho cây trồng.

Về môi trường, mỹ quan: Điều kiện vệ sinh môi trường, cảnh quan xung quanh được cải thiện rõ rệt, giảm và cải thiện đáng kể tình trạng xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. Cần được tuyên truyền cho người dân biết và thực hiện góp phần bảo vệ môi trường.

Lá cây, cỏ khô

Cơm thừa, cá cặn Rác thải hữu cơ

Rau quả hư hỏng

Hố ủ đào sẵn

Phân Compost

Phân bón cây trồng Thời gian ủ khoảng 60

ngày (không có ché phẩm EM) và 30 ngày

(có chế phẩm EM)

Bổ sung thêm nước để giữ ẩm nếu thấy rác trong

81 Điểm trung chuyển Nhà 1 Nhà 2 Nhà 3 Nhà 4 Nhà n Nhà 1’ …..

Tuyến thu gom kế tiếp

Xe máy cày Địa điểm

máy cày

Những hạn chế của mô hình có thể xảy ra:

Thói quen của các hộ dân chưa nhận thức được tầm quan trọng và chưa quen với việc phân loại rác, để lẫn lộn rác hữu cơ và vô cơ.

Lượng rác hữu cơ còn ít do mô hình chỉ áp dụng ủ xử lý lá cây, cỏ khô, cơm, canh cá thừa cặn, rau quả hư do đó các hộ dân có thể liên kết xử lý theo cụm hộ dân.

4.1.1.2 Mô hình thu gom, xử lý rác cho cụm dân cư ấp 4

Đối vớiấp 4, xã Tiến Hưng có khoảng 300 hộ dân sống xen kẽ trong các vườn cây cao su, điều. Trải dài trên tuyến đường liên ấp khoảng 2,5 km. Do đặc thù của xã cơ sở hạ tầng còn thấp, đất rộng người thưa, mật độ dân cư thấp, mỗi nhà thường nằm cách xa nhau 100- 200 mét vì thế các hộ gia đình có thể tập trung rác lại sọt chứa trước nhà để chờ người thu gom rác dùng xe máy cày có rơ-moóc đến thu gom.

Lượng rác phát sinh hằng ngày: 300 hộ x 4 người/hộ x 0,91 kg/người/ngày = 1.092 kg/ngày. Trong đó: 0,91 kg/người/ngày là hệ số phát sinh CTR trên địa bàn thị Đồng Xoài [18].

Hàng ngày, từ 15-16 giờ xe máy cày sẽ thu gom rác tại các hộ gia đình trong ấp, sau đó vận chuyển ra bãi tập kết rác chung của ấp 6 để xe ép rác của Xí nghiệp công trình công cộng thị xã vận chuyển về Nhà máy xử lý rác sinh hoạt Đồng Xoài.

Hình 4.5: Quy trình thu gom rác cho khu dân cư ấp 4

Do kinh phí đầu tư mua xe ép chuyên dụng lớn, quãng đường thu gom dài nên phương thức thu gom bằng xe máy cày có rơ-moóc là phương thức thu gom phổ biến hiện nay của các xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Xe máy cày thu gom rác được gia cố rơ-moóc không để rò rỉ nước rỉ rác ra môi trường.

82

Hình 4.6: Thu gom rác bằng máy cày

4.1.2Mô hình cung cấp nước sạch

4.1.2.1 Mô hình và giải pháp cung cấp nước sạch cụm dân cư

Tình trạng cấp nước ở các xã khu vực nông thôn mới tỉnh Bình Phước còn nhiều bất cập. Tình trạng thiếu nước thường xảy ra vào mùa khô ảnh hưởng lớn đến chất lượng sinh hoạt của người dân nên việc thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho cụm dân cư là rất cần thiết, nhằm cải thiện khả năng cấp nước sạch, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Đối với các hệ thống cấp nước cộng đồng thì nguồn nước ngầm luôn luôn là nguồn nước được ưu tiên. Bởi vì, các nguồn nước mặt thường hay bị ô nhiễm và lưu lượng khai thác phải phụ thuộc vào sự biến động theo mùa. Nguồn nước ngầm ít chịu ảnh hưởng bởi các tác động của con người. Chất lượng nước ngầm thường tốt hơn chất lượng nước mặt. Trong nước ngầm hầu như không có các hạt keo hay các hạt lơ lửng, và vi sinh, vi trùng gây bệnh thấp.

Thành phần đáng quan tâm trong nước ngầm là các tạp chất hòa tan do ảnh hưởng của điều kiện địa tầng, thời tiết, nắng mưa, các quá trình phong hoá và sinh hoá trong khu vực. Ở những vùng có điều kiện phong hoá tốt, có nhiều chất

83

bẩn và lượng mưa lớn thì chất lượng nước ngầm dễ bị ô nhiễm bởi các chất khoáng hoà tan, các chất hữu cơ, mùn lâu ngày theo nước mưa thấm vào đất. Dưới đây mô hình đề xuất hệ thống xửv lý và cấp nước có thể áp dụng cho khu vực cụm dân cư ấp 4, xã Tiến Hưng:

Số lượng hộ gia đình: 300 hộ Số người trung bình: 4 người/hộ Tổng số người: 1.200 người

Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt là 60 – 120 lít/người/ngày (theo TCVN 33/2006). Chọn bình quân 100 l/người/ngày.

Qsh = 1.200 x 100/1000= 120 m3. Nước cấp được lấy từ giếng khoan.

Hình 4.7: Mô hình trạm cấp nước cho cụm dân cư  Thuyết minh công nghệ xử lý: Thuyết minh công nghệ xử lý:

Nước ngầm từ giếng khoan sẽ được bơm lên theo đường ống chính và đưa lên tháp giải nhiệt. Tháp này có chức năng cung cấp oxi cho nước và khử CO2 có trong nước để tạo điều kiện cho Fe2+ oxi hoá thành Fe3+, sau đó Fe3+ thực hiện quá trình thủy phân để tạo thành những hợp chất ít tan Fe(OH)3. Lúc này pH đã được nâng lên, nên đã đạt tiêu chuẩn cho phép. Nước tiếp tục cho qua bể lắng với chức năng lưu nước lại trong bể để tạo điều kiện cho quá trình oxi hoá và thuỷ phân diễn ra hoàn toàn, đồng thời giữ một phần cặn trước khi qua bể lọc.

Sau khi qua bể lắng, nước tự chảy vào ngăn chứa trung gian. Tiếp đó, nước được bơm vào bồn lọc áp lực để loại bỏ cặn lơ lửng nhỏ còn sót lại sau khi qua bể lắng. Nước sau khi lọc xong sẽ theo đường ống dẫn vào bể chứa nước sạch. Trên đường ống này ta bố trí thiết bị châm clo vào đường ống dẫn nước để khử trùng Giếng – Trạm bơm Tháp làm thoáng Bể lắng đứng Bể chứa trung gian Bồn lọc áp lực Bể chứa nước sạch Thủy đài Bể chứa cặn Chôn lấp Mạng lưới cấpnước cấp

84

trước khi đưa nước vào sử dụng. Nước sau khi qua hệ thống đạt tiêu chuẩn của bộ y tế cho nước ăn uống và sinh hoạt.

Cặn xả ra từ bể lắng và nước rửa lọc sẽ được dẫn vào bể chứa cặn và đem đi chôn lấp.

So với các hệ thống xử lý truyền thống khác thì công nghệ này có ưu điểm:

- Công trình đơn giản, hiệu quả cao và ổn định.Khả năng khử CO2 cao.

- Bồn xử lý được chế tạo bằng thép và lắp ráp thành cụm nên khi cần di dời thì chỉ cần tháo các ống nối, thời gian xây dựng lắp đặt nhanh. Mặt trong thiết bị được phủ lớp chống ăn mòn, tăng thời gian sử dụng. Hệ thống được điều khiển hoàn toàn tự động, chiếm diện tích mặt bằng ít hơn so với công nghệ truyền thống là các bể xây bằng xi măng.

- Sử dụng bể lọc áp lực có ưu điểm là thời gian chu kỳ lọc gần như gấp đôi so với các bể lọc một lớp thông thường. Nước có áp lực nên không xảy ra hiện tượng chân không trong các bể lọc, chiều cao lớp nước trên vật liệu lọc chỉ cần 0,4 ÷ 0,6 (m).

Bên cạnh những ưu đểm trên thì hệ thống này cũng còn tồn tại một số khuyết điểm:

- Bồn lọc sử dụng vật liệu thép nên chi phí đầu tư hơi lớn. - Khó phát hiện lượng nước bị rò rỉ.

- Bể lọc kín nên không quan sát được lượng vật liệu lọc mất đi có thể dẫn đến việc bể lọc làm việc kém hiệu quả dần.

4.1.2.2 Mô hình và giải pháp cung cấp nước sạchcho hộ dân:

Đối với các hộ dân có điều kiện về kinh tế, có khả năng tự đầu tư thiết bị lọc có thể áp dụng bể lọc cát vi sinh làm bằng bồn nhựa 500 lít.

85

Hình 4.8 Cấu tạo bể lọc cát hộ gia đình

Đối với hộ gia đình có 4-5 người có thể dùng loại bồn nhựa đựng nước 500 lít để làm bể lọc cát (hoặc có thể xây bằng gạch).

Bơm nước ngầm đi qua vòi sen để tạo mưa (hạt nhỏ không làm sói mòn lớp cát trên cùng). Qua lớp cát trên cùng, nước đã được lọc sơ các loại bụi bẩn, sinh vật, phèn. Nước sẽ thấm qua lớp than hoạt tính. Lớp than hoạt tính này có tác dụng hấp phụ các chất độc hại, các loại vi sinh vật nguy hiểm và trung hòa các khoáng chất khó hoàn tan trong nước. Qua lớp than hoạt tính, nước tiếp tục thấm qua lớp cát lớn, lớp sỏi nhỏ và lớp sỏi lớn nhất để đi ra bể chứa nước sạch. Nên sử dụng ống nước bằng nhựa, có khoan lỗ đường kính khoảng 0,5 cm dọc thân ống, còn đầu ống phía trong được bịt lại.

Như vậy, nước sẽ thấm qua các lỗ nhỏ rải đều trên ống chứ không chảy trực tiếp vào đầu ống. Điều này sẽ tránh ống bị nghẹt và lượng nước vào ống đều hơn. Ngoài ra, cần chú ý là tất cả vật liệu cho vào bể nước (ngoại trừ than hoạt tính) như cát, sỏi,… đều nên được rửa sạch trước.Tùy theo điều kiện thực tế và tình trạng nguồn nước, cứ 3-6 tháng, phải lọc bỏ lớp phèn đóng trên bề mặt lớp cát trên cùng bằng cách: khuấy đều lớp nước mặt (để nước khoảng 2-3 cm), rồi mở van xả phèn phía trên.Tất cả lớp phèn đọng sẽ bị trôi ra ngoài. Làm lại một hai lần để nước sạch hoàn toàn.

Vòi sen phun mưa

Nguồn nước vào

Nước chưa lọc Lớp cát nhỏ, dày 30 cm

Than hoạt tính, dày 30 cm

Bể nước sau lọc Ống thu nước Lớp sỏi lớn, dày 30 cm Lớp cát lớn, dày 10 cm Lớp sỏi nhỏ, dày 10 cm Van xả cặn

86  Ưu điểm:

Kết cấu đơn giản, dể vận hành phù hợp với trình độ của người dân. Chi phí lắp đặt thấp.

Dễ lắp ráp, dễ sử dụng và bảo dưỡng.

Giá thành khoảng 1.500.000 - 2.000.000 đồng.  Khuyết điểm:

Phải định kỳ (3-6 tháng) làm vệ sinh

4.1.3Mô hình bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Đề xuất mô hình chăn nuôi hợp vệ sinh cho Cơ sở chăn nuôi heo thịt của ông Đỗ Tuấn, quy mô 1.200 con heo thịt. Chuồng nuôi được lót bằng tấm nhựa lót sàn giúp vật nuôi sạch sẽ, thoáng mát, giảm công và tăng năng suất chăn nuôi, hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác tấm lót sàn nhựa giúp vật nuôi tránh bị lạnh do tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc kim loại. Tấm lót sàn bằng nhựa có nhiều khe thoáng giúp dễ dàng vệ sinh chuồng, trại vật nuôi tránh mắc phải các bệnh do virut và ký sinh trùng… hơn nữa tấm nhựa lót sàn chăn nuôi có độ bền cao sử dụng lâu dài và lắp đặt nhanh.

Hình 4.9: Sàn lót bằng tấm nhựa

Thu gom phân vào bao kết hợp với xây dựng hệ thống biogas phân giải phần chất thải còn lại trong nước rửa chuồng. Khuyến khích đầu tư máy phát điện từ nguồn khí biogas thải bỏ. Định kỳ hàng tháng phun chế phẩm khử mùi, rải vôi xung quanh chuồng nuôi nhằm làm giảm mùi hôi phát sinh, phòng trừ dịch bệnh. Nước thải phát sinh bao gồm nước thải rửa chuồng trại; tắm heo; phân và nước tiểu của heo. Lượng nước thải phát sinh trung bình hàng ngày của trại chăn nuôi heo nái là 50 m3/ngày đêm. Nước thải chăn nuôi được xử lý theo quy trình: Nước thải  bể biogas  ao chứa 2 cấp (2 ao) lót bạt HPDE chống thấm. Tại ao số 1

87

có thể lắp thêm hệ thống quạt nước tại vị trí đầu vào của bể, mục đích làm cho các chất hữu cơ trong nước thải được tiếp xúc nhiều hơn với không khí làm cho quá trình ô xi hóa xảy ra nhanh, mạnh hơn. Đồng thời kích thích quá trình lên men hiếu khí, chuyển hóa các chất hữu cơ, chất khí độc sinh ra trở thành các chất ít gây hại tới môi trường, tại ao số 2 có thể thả lục bình để nuôi cá hoặc tưới cho vườn cây cao su.

Kích thước bể:

Biogas: D x R x C = 42 x 20 x 2 m

Hồ hoàn thiện 1: D x R x C = 40 x 12 x 2 m Hồ hoàn thiện 2: D x R x C = 40 x 12 x 2 m

Hình 4.10: Xử lý nước thải bằng biogas và ao sử dụng quạt nước

4.1.4Mô hình và giải pháp bảo vệ môi trường trong trồng trọt

4.1.4.1 Biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM)

“Quản lý dịch hại tổng hợp” (IPM) là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế. Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp với các biện pháp chủ yếu như sau:

Tăng cường sử dụng và bảo vệ các thiên địch tự nhiên của sâu bệnh. Sử dụng các giống tốt có khả năng kháng sâu bệnh.

88

Sử dụng hợp lý phân bòn, thuốc BVTV có tác dụng chọn lọc với hiệu quả diệt trừ sâu bệnh cao, ít độc hại đối với các loài thiên địch tự nhiên, các động vật và đối với sức khỏe con người, không gây tác động rủi ro cho môi trường.

Huấn luyện nông dân có hiểu biết và biết áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại hợp lý.

Mục tiêu là nhằm làm giảm số lượng của các quần thể sâu hại đến mức thấp nhất, giảm chi phí BVTV, không gây ô nhiễm môi trường và phát triển nền nông nghiệp sạch bền vững.

4.1.4.2 Xây dựng và thực hiện quy chế vệ sinh môi trường – an toàn thực phẩm

Tăng cường sử dụng phân hữu cơ một cách hiệu quả là một trong những giải pháp góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của hóa chất nông nghiệp. Trước mắt cần áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn việc sử dụng phân tươi bón cho cây trồng. Có thể xử lý phân trước khi sử dụng theo phương thức xử lý khô (hố xí hai ngăn) và xử lý nước (hố xí tự hoại).

Một số gia đình ở nông thôn đã có kinh nghiệm dẫn nước thải từ hố xí tự hoại vào ngăn chứa tro và ủ tiếp để tạo ra loại phân bón có giá trị cao và dễ vận chuyển hơn. Phương thức xử lý phân để tái sử dụng như vừa nêu trên, qua phân tích cho thấy loại phân này đã đạt được các chỉ tiêu môi trường.

Hỗ trợ quy hoạch và xây dựng chuồng trại, hố xí hợp vệ sinh Xây dựng và phát triển mô hình biogas để xử lý chất thải chăn nuôi và tăng lợi ích kinh tế. Thu gom

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình bảo vệ môi trường cho xã nông thôn mới với trường hợp nghiên cứu điển hình xã tiến hưng, thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)