Các mức năng lực hành vi dân sự của ngƣời chƣa thành niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại diện của cha mẹ cho con chưa thành niên trong giao dịch dân sự (Trang 25 - 29)

1.2. Giao dịch dân sự do ngƣời chƣa thành niên xác lập

1.2.3. Các mức năng lực hành vi dân sự của ngƣời chƣa thành niên

* Căn cứ xác định các mức năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là bình đẳng, bởi vì pháp luật quy định khả năng hƣởng quyền dân sự cho các cá nhân là nhƣ nhau không phân biệt giới tính, độ tuổi, thành phần, …Cùng với năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là bộ phận cấu thành năng lực chủ thể của cá nhân. Tuy nhiên, ngƣợc lại năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, năng

lực hành vi dân sự của cá nhân lại không giống nhau. Yếu tố quy định sự khác nhau về năng lực hành vi dân sự của mỗi cá nhân chính là ở độ tuổi và thể chất của cá nhân đó. Mọi cá nhân có năng lực pháp luật dân sự kể từ khi ngƣời đó đƣợc sinh ra, nhƣng mỗi cá nhân chỉ có năng lực hành vi dân sự khi họ đã đạt đến một độ tuổi nhất định và có sự phát triển bình thƣờng về thể chất và trí tuệ.

Mỗi cá nhân sinh ra và lớn lên trong những môi trƣờng sống, đƣợc ni dƣỡng, chăm sóc và giáo dục trong những điều kiện vật chất và tinh thần khác nhau. Có những đứa trẻ còn rất nhỏ nhƣng đã có những suy nghĩ, tâm tƣ, tình cảm rất giống ngƣờn lớn, thậm chí có những đứa trẻ có khả năng lĩnh hội, cảm thụ những tri thức nhân loại một cách đặc biệt mà chúng ta gọi đó là những “thần đồng” hay “thiên tài”. Bên cạnh đó có những đứa trẻ, ngƣời đã thành niên nhƣng sự nhận biết, diễn biến tâm lý hay cách xử sự lại không đƣợc nhƣ những ngƣời phát triển bình thƣờng cùng lứa tuổi.

Mặt khác ta thấy rằng khả năng nhận thức của mỗi ngƣời còn phụ thuộc vào yếu tố sinh học (di truyền từ thế hệ trƣớc), phụ thuộc vào các yếu tố xã hội (môi trƣờng sống, điều kiện học tập, rèn luyện …). Do vậy, những ngƣời cùng lứa tuổi nhƣng khả năng nhận thức lại rất khác nhau.

Chính vì sự đa dạng của các cá nhân về khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà Nhà nƣớc đã luật hóa các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân dựa trên độ tuổi. Theo đó, khả năng thực hiện hành vi đƣợc thừa nhận phân thành các nhóm độ tuổi. Tuy nhiên việc xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân dựa trên độ tuổi chỉ là điều kiện cần mà không phải là điều kiện đủ. Độ tuổi

để xác định ngƣời đó là ngƣời thành niên hay chƣa thành niên11. Cá nhân đã thành niên thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu không thuộc các trƣờng hợp bị tuyên bố mất năng lực hành vi, hạn chế năng lực hành vi.

Nhƣ vậy, năng lực hành vi của cá nhân đƣợc xác định trên hai cơ sở:

- Độ tuổi và sự phát triển bình thƣờng hay khơng bình thƣờng về trí não và; - Thông qua quyết định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền (Tịa án).12

* Các mức năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên

Ngƣời chƣa thành niên khi tham gia vào giao dịch dân sự bất kỳ họ đóng vai trị là chủ thể trong giao dịch dân sự đó. Giao dịch của con chƣa thành niên đáp ứng mọi yêu cầu và điều kiện của một giao dịch dân sự thơng thƣờng. Vì là đối tƣợng đƣợc quan tâm đặc biệt nên pháp luật cũng có những quy định rất cụ thể để một ngƣời chƣa thành niên tham gia vào giao lƣu dân sự. Cụ thể:

Đối với con chưa thành niên chưa đủ 6 tuổi. Việc tham gia giao dịch dân sự

của con chƣa thành niên chƣa đủ 6 tuổi đƣợc thực hiện theo khoản 2 Điều 21 BLDS 2015 nhƣ sau: “Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện”. Xét về năng lực pháp

luật dân sự, ngƣời chƣa đủ sáu tuổi hồn tồn có thể trở thành chủ thể của giao dịch dân sự. Tuy nhiên, năng lực hành vi dân sự chƣa đủ để có thể tự mình giao kết giao dịch dân sự do vậy việc thực hiện giao dịch dân sự của ngƣời chƣa đủ sáu tuổi sẽ thông qua ngƣời đại diện. Điều này đồng nghĩa với việc định đoạt tài

11 Trên thế giới, độ tuổi xác định một cá nhân thành niên hay chƣa thành niên phụ thuộc vào qui định của từng quốc gia. Việc quy định dựa trên nghiên cứu về mặt bằng phát triển thể chất và tâm sinh lý của trẻ em trên quốc gia đó.

12 Nguyễn Thị Hiền, Năng lực hành vi d n sự của người chưa thành niên, luận văn thạc sĩ luật học, Đại học luật

sản của ngƣời chƣa thành niên chƣa đủ 6 tuổi cũng đƣợc thực hiện thông qua ngƣời đại diện hợp pháp.

Đối với con chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi. Ở độ tuổi

này, khả năng thực hiện giao dịch dân sự của con chƣa thành niên đƣợc mở rộng hơn. Cụ thể là lứa tuổi này, ngƣời chƣa thành niên có thể tự mình thực hiện giao dịch dân sự dƣới sự kiểm soát của ngƣời đại diện, quy định tại khoản 3 Điều 21 BLDS 2015: “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực

hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi”. Có thể

thấy một cách rõ ràng, các nhà làm luật đã thu hẹp phạm vi đại diện của ngƣời đại diện lại từ việc quy định cho họ trực tiếp tham gia các giao dịch định đoạt tài sản của con chƣa thành niên chƣa đủ 6 tuổi thành việc chỉ cho phép đồng ý hay không đồng ý cho con chƣa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chƣa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch. Một số giao dịch phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của cá nhân nhƣ: ăn uống, đồ dùng học tập, đồ các nhân, … không cần sự đồng ý của ngƣời đại điện.

Đối với con chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Nếu ở độ

tuổi từ đủ 6 tuổi đến chƣa đủ 15 tuổi con chƣa thành niên đƣợc thực hiện một số giao dịch cần có sự đồng ý của ngƣời đại diện thì ở độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi con chƣa thành niên đƣợc thực hiện hầu hết các giao dịch dân sự mà không cần sự đồng ý của ngƣời đại diện, quy định tại khoản 4 Điều 21 BLDS 2015: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập,

thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”. Ở độ tuổi gần hoàn thiện này,

và có quyền tự định đoạt tài sản riêng của mình. Tuy nhiên với một số giao dịch địi hỏi phải có sự đồng ý của ngƣời đại diện theo pháp luật liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký hoặc những giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật phải đƣợc ngƣời đại diện theo pháp luật đồng ý.

Bên cạnh việc quy định việc thực hiện giao dịch dân sự của ngƣời chƣa thành niên theo độ tuổi thì cũng có những trƣờng hợp việc xác lập giao dịch dân sự của ngƣời chƣa thành niên theo loại giao dịch. Chẳng hạn nhƣ, ngƣời chƣa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi muốn lập di chúc, dù di sản để lại là gì thì cũng đều phải có sự đồng ý của ngƣời đại diện: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc13”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại diện của cha mẹ cho con chưa thành niên trong giao dịch dân sự (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)