Hợp đồng mua bán tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại diện của cha mẹ cho con chưa thành niên trong giao dịch dân sự (Trang 59 - 68)

2.3. Đại diện của cha mẹ cho con chƣa thành niên trong một số trƣờng hợp cụ

2.3.1. Hợp đồng mua bán tài sản

2.3.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán tài sản

Mua bán tài sản là hoạt động thƣờng xuyên trong đời sống của con ngƣời, theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao tài sản, chuyển quyền sở hữu tài sản đó cho bên mua và nhận lại một phần lợi ích; bên mua có nghĩa vụ thanh tốn cho bên bán, nhận tài sản và quyền sở hữu tài sản theo thỏa thuận. Hợp đồng mua bán tài sản có bản chất chung của hợp đồng, nó là sự thỏa thuận trao đổi các vật qua mua bán mà các chủ thể thỏa mãn đƣợc nhƣ cầu, mong muốn của mình nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán. Tài sản theo quy định tại BLDS 2015 là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tƣơng lai27.

Theo Điều 430 BLDS 2015 đƣa ra khái niệm “Hợp đồng mua bán tài sản là

sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.”

2.3.1.2. Nội dung của hợp đồng mua bán tài sản

Hợp đồng mua bán tài sản là một trong các loại hợp đồng dân sự thơng dụng, ở đó chứa đựng các đặc điểm chung của các giao dịch dân sự thông thƣờng. Tại Điều 430 BLDS 2015 định nghĩa:

“Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán

chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan”.

Từ khái niệm về hợp đồng mua bán tài sản đƣợc quy định nhƣ trên thì hợp đồng mua bán tài sản có một số đặc điểm cơ bản sau:

Về chủ thể. Chủ thể của hợp đồng mua bán tài sản có thể là tổ chức, pháp

nhân, cá nhân, hộ gia đình… (các chủ thể khác nhau của quan hệ dân sự) có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Theo đó, bên bán là ngƣời có tài sản đem bán, là chủ sở hữu tài sản hoặc là ngƣời đƣợc ủy quyền bán hoặc cũng có thể là ngƣời đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật, còn bên mua là bất kỳ chủ thể nào có nhu cầu sở hữu và có tiền mua tài sản đó. Trong một số trƣờng hợp pháp luật có quy định các điều kiện riêng khác thì phải đáp ứng nhƣ: phải có giấy phép sử dụng khi mua tài sản là súng săn, súng thể thao, phƣơng tiện giao thông, ...

Trong hợp đồng mua bán tài sản, nội dung chủ thể của hợp đồng đƣợc xây dựng thông qua các thông tin về nhân thân của các chủ thể nhƣ: tên, năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, nơi cấp chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, nơi đăng ký hộ khẩu thƣờng trú…

Trong trƣờng hợp tài sản đƣợc bán qua ủy quyền hoặc mua qua ủy quyền thì ngồi việc phải ghi nhận đầy đủ thơng tin của ngƣời bán, ngƣời mua cịn phải thể hiện rõ thông tin của ngƣời thực hiện công việc ủy quyền và ghi rõ ngƣời thực hiện công việc ủy quyền cho ngƣời bán cho ngƣời mua.

Trong trƣờng hợp tài sản đƣợc bán qua tổ chức bán đấu giá thì nội dung chủ thể trong hợp đồng thể hiện nhƣ sau: bên bán là tổ chức bán đấu giá nào, có trụ

sở tại đâu và do đấu giá viên nào tổ chức bán; bên có tài sản là chủ sở hữu tài sản và bên mua.

Về hình thức. Hợp đồng mua bán tài sản có thể đƣợc lập dƣới hình thức

miệng, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Một số hình thức thơng điệp dữ liệu nhƣ: thƣ điện tử, fax, ...cũng đƣợc xem nhƣ giao kết dƣới hình thức bằng văn bản. Tuy nhiên, muốn giao kết dƣới hình thức này thì chủ thể phải đăng ký chữ ký điện tử qua mạng internet. Nếu đối tƣợng mua bán là tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì các bên phải lập hợp đồng bằng văn bản có cơng chứng, chứng thực.

Về các điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán tài sản. Điều khoản cơ

bản của hợp đồng mua bán tài sản bao gồm điều khoản về đối tƣợng, giá cả của tài sản mua bán và phƣơng thức thực hiện hợp đồng. Ngồi ra, các chủ thể có thể thảo thuận các điều khoản khác là điều khoản cơ bản. Trong đó có thể có các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với vật mua bán, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại, các trƣờng hợp chấm dứt, hiệu lực của hợp đồng...

Đối với những giao dịch liên quan con chƣa thành niên do chính ngƣời chƣa thành niên đó thực hiện hay do cha mẹ đại diện thì cũng phải tuân thủ các điều kiện để một giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật, tơn trọng các nguyên tắc thực hiện hợp đồng, các nội dung của một giao dịch, ... thì giao dịch đó mới có giá trị thực hiện trong thực tiễn.

2.3.1.3. Đại diện của cha mẹ con chƣa thành niên trong hợp đồng mua bán tài sản

Một cá nhân có đầy đủ năng lực chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự đều có thể tự mình thực hiện những quyền và nghĩa vụ cụ thể. Còn đối tƣợng là ngƣời chƣa thành niên họ cũng có thể tham gia vào giao dịch dân sự hoặc có thể

tự thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với giao dịch đó nhƣng chỉ trong giới hạn pháp luật cho phép và phải có sự tham gia của ngƣời đại diện tuỳ theo mức độ. Chủ thể đại diện tập trung phân tích ở đây là cha mẹ. Cha mẹ đại diện cho con tham gia vào hợp đồng mua bán tài sản sẽ mang quyền và nghĩa vụ tƣơng đƣơng nhƣ con chƣa thành niên. Do hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng song vụ, quyền và nghĩa vụ của các bên tƣơng ứng với nhau nên việc phân tích quyền và nghĩa vụ của một bên con chƣa thành niên sẽ suy đốn ra quyền và nghĩa vụ của bên cịn lại.

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với tư cách đại diện cho con là bên mua:

- Quyền nhận bàn giao tài sản mua bán đúng chủng loại, số lƣợng đã cam kết và trả tiền: Tài sản mua bán là đối tƣợng của giao dịch nên nó đóng vai trị rất quan trọng trong việc thực hiện giao dịch. Một trong những mong muốn khi giao kết hợp đồng là bên mua mong muốn nhận đƣợc đúng loại hàng và số lƣợng nhƣ đã yêu cầu. Trên thực tế ngƣời chƣa thành niên ở độ tuổi từ đủ 15 đến chƣa đủ 18 hồn tồn có thể thực hiện việc này mà không cần thông qua cha mẹ. Tuy nhiên không phải bất cứ loại tài sản nào ngƣời chƣa thành niên cũng có thể đánh giá một cách đúng đắn về loại tài sản giao dịch. Chỉ những tài sản thông dụng mà họ đã từng đƣợc biết đến và khơng q phức tạp thì có thể tự mình thực hiện. Chẳng hạn nhƣ mua một chiếc xe đạp. Ngƣời chƣa thành niên chỉ biết đƣợc cấu tạo của một chiếc xe đạp, đơn giản là có hai bánh xe đƣợc ráp vào khung gồm có càng lái, bàn đạp, xích líp, … Tuy nhiên với sự hiểu biết rộng hơn, cha mẹ có thể lựa chọn cho con một chiếc xe đạp tốt. Chẳng hạn nhƣ, loại lốp xe, vành bánh đƣợc làm bằng sắt hay nhựa cứng, loại khung xe đƣợc thiết kế nhƣ thế nào, … Do đó, khi giao kết hợp đồng cha mẹ có nghĩa vụ tìm hiểu và u cầu về chủng loại, số lƣợng của tài sản dựa vào mong muốn của con chƣa thành niên. Khi bên

bán bàn giao tài sản, hàng hoá mà cha mẹ hoặc ngƣời chƣa thành niên nhận thấy không đúng chủng loại, số lƣợng nhƣ đã thoả thuận thì có quyền trả lại hàng hố và nhận lại số tiền đã trả. Thơng thƣờng việc trả lại hàng hố và nhận lại tiền sẽ do cha mẹ thực hiện. Ngƣời chƣa thành niên chỉ có năng lực thực hiện hành vi nhận hàng hố cịn việc đánh giá chủng loại thì có thể vẫn phải cần đến sự can thiệp của cha mẹ.

Nhận bàn giao tài sản là quyền nhƣng cũng đồng thời là nghĩa vụ. Khi bên bán bàn giao tài sản cho bên mua (ở đây có thể trực tiếp là con chƣa thành niên hoặc là cha mẹ) có nghĩa vụ nhận bàn giao đúng thời gian, địa điểm, phƣơng thức nhƣ đã thoả thuận. Nếu chậm nhận tài sản mua bán thì bên mua phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản cũng nhƣ phải chịu các chi phí liên quan đến việc bảo quản, giữ gìn tài sản. Đối với tài sản là động sản thì việc nhận bàn giao sẽ hoàn thành khi bên mua ký vào xác nhận đã kiểm tra và nhận tài sản. Đối với tài sản mua bán là bất động sản thì việc nhận bàn giao đƣợc xác định khi hai bên ký vào đầy đủ các giấy tờ pháp lý liên quan đến tài sản. Ngƣời chƣa thành niên có thể thực hiện việc nhận bàn giao trong một số trƣờng hợp nếu tài sản đó có giá trị nhỏ, phục vụ cho nhu cầu học tập, vui chơi, giải trí, sinh hoạt hàng ngày cịn đối với những tài sản có giá trị lớn và phải có giấy xác nhận về chủ sở hữu thì thƣờng do cha mẹ họ thực hiện.

- Đƣợc bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản mua – bán. Quyền sở hữu phát sinh với đối với ngƣời chƣa thành niên kể từ khi họ hoặc cha mẹ đại diện trực tiếp nhận đƣợc tài sản đó từ bên bán. Việc ngƣời chƣa thành niên mua tài sản, hàng hố này thƣờng gắn với mục đích sử dụng sản phẩm, do đó, những u cầu bên ngồi cũng nhƣ tính chấp pháp lý của sản phẩm họ ít quan tâm và cũng không hiểu biết nhiều sản phẩm cũng nhƣ các quyền yêu cầu bồi thƣờng thiệt

hại. Bên bán sẽ là ngƣời chịu rủi ro đối với tài sản cho đến khi giao tài sản cho ngƣời chƣa thành niên hoặc bố mẹ. Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì xác định theo thời điểm đăng ký quyền sở hữu đối với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Để chuyển quyền đƣợc thì bên bán phải là chủ sở hữu tài sản hoặc là ngƣời có quyền bán, đƣợc uỷ quyền bán theo quy định của pháp luật. Nếu có ngƣời thứ ba địi thu hồi lại tài sản và chứng minh quyền sở hữu của mình đối với tài sản đã bán. Trong trƣờng hợp ngƣời thứ ba địi thu hồi lại tài sản thì bên bán phải trả lại số tiền đã nhận khi bán tài sản và cha mẹ sẽ thay con nhận lại số tiền đó. Trong trƣờng hợp việc trả lại tài sản gây thiệt hại cho con chƣa thành niên thì cha mẹ có quyền u cầu bên bán bồi thƣờng thiệt hại cho con. Nếu cha mẹ biết hoặc phải biết về tài sản đó khơng thuộc sở hữu của bên bán mà vẫn mua thì phải trả lại tài sản mua bán và khơng có quyền u cầu bồi thƣờng thiệt hại đồng thời dùng tài sản của mình để trả lại phần thiệt hại đó cho con. Nhƣ vậy, cha mẹ phải lấy tài sản riêng của mình để thực hiện nghĩa vụ đó mà khơng đƣợc ảnh hƣởng đến tài sản hay quyền lợi của con.

- Cha mẹ cũng có quyền yêu cầu bên bán cung cấp các thông tin và hƣớng dẫn cách sử dụng tài sản mua bán, quyền đƣợc bảo hành đối với tài sản mua bán, quyền yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại trong thời gian bảo hành, quyền đƣợc trả hoặc đổi tài sản khác trong thƣờng hợp tài sản bị lỗi hoặc hƣ hỏng không sử dụng đƣợc trong thời hạn bảo hành… Đối với ngƣời chƣa thành niên việc tìm hiểu thông tin và cách sử đụng sản phẩm không dễ dàng nhƣ ngƣời đã thành niên. Họ có thể thuộc đối tƣợng chƣa biết đọc, biết viết hoặc chƣa đủ khả năng để hiểu một cách phức tạp về việc sử dụng sản phẩm. Chính vì vậy cha mẹ có trách nhiệm tìm hiểu và hƣớng dẫn con bằng các thao tác để giúp con hiểu và có thể sử dụng tài sản, hàng hố đó. Thơng thƣờng bên bán sẽ chủ động cung cấp

những thông tin về tài sản mua bán và hƣớng dẫn sử dụng cho ngƣời mua. Nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụ này thì cha mẹ có quyền u cầu bên bán phải thực hiện; nếu bên bán vẫn khơng thực hiện thì cha mẹ có quyền huỷ hợp đồng với lý do không đảm bảo đƣợc việc sử dụng một cách thông thƣờng cho con và yêu cầu bên bán bồi thƣờng thiệt hại.

Trong thời gian bảo hành, nếu phát hiện ra khuyết tật của tài sản mua bán thì ngƣời chƣa thành niên có quyền yêu cầu bảo hành. Tuy nhiên, ngƣời chƣa thành niên họ chỉ quan tâm đến cơng dụng của sản phẩm cịn quyền u cầu sẽ do cha mẹ thực hiện. Cha mẹ có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa mà không phải trả tiền, giảm giá, đổi tài sản mua bán lấy một tài sản khác hoặc trả lại tài sản và lấy lại tiền đồng thời yêu cầu bồi thƣờng nếu có thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên cha mẹ khơng có quyền yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại nếu do lỗi của chính họ gây ra hoặc lỗi do con chƣa thành niên gây ra khi không đƣợc hƣớng dẫn sử dụng hoặc cảnh báo từ cha mẹ. Ngoài ra, cha mẹ còn phải giảm mức bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bán (tuỳ từng mức độ) nếu cha mẹ không áp dụng những biện pháp cần thiết mà có khả năng thực hiện để ngăn chặn thiệt hai xả ra. Trong trƣờng hợp đó thì cha mẹ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi đại diện và lỗi của mình mà không đƣợc ảnh hƣởng đến quyền lợi của con.

- Quyền yêu cầu bảo đảm chất lƣợng vật mua bán mà hai bên đã thoả thuận và phải bảo đảm giá trị sử dụng hoặc các đặc tính của sản phẩm mua bán. Nếu sau khi ngƣời chƣa thành niên nhận tài sản mà phát hiện khuyết tật làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị sử dụng của tài sản đã mua thì có thể thơng báo trực tiếp hoặc thông qua cha mẹ mình để thơng báo cho bên bán ngay khi phát hiện ra khuyết tật để có biện pháp khắc phục. Thơng thƣờng ngƣời thực hiện quyền này là cha mẹ của ngƣời chƣa thành niên.

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với tư cách đại diện cho con là bên bán:

- Cha mẹ có quyền yêu cầu bên mua thanh toán đủ số tiền mua bán tài sản vào thời điểm, địa điểm theo thoả thuận, nếu khơng có thoả thuận thì trả tiền vào thời điểm và địa điểm giao tài sản. Nếu chậm thanh tốn, cha mẹ có quyền u cầu bên mua thanh toán thêm số tiền lãi chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nƣớc quy định tƣơng ứng với thời giam chậm trả và chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại nếu có. Việc này nảy sinh một vấn đề là: tài sản của con chƣa thành niên không thể tự nhiên bán đi mà ln đi kèm với một mục đích đó là vì quyền lợi của con chƣa thành niên. Tại khoản 1 Điều 77 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”. Điều này

có nghĩa là số tiền thu đƣợc từ việc bán tài sản của con chƣa thành niên phải nhằm mục đích mang lại lợi ích cho con nhƣ: đảm bảo đời sống sinh hoạt ăn, ở, mặc; đảm bảo nhu cầu học tập nhƣ mua sách mở, đóng tiền học, đồ dùng học tập; mua xe đạp điện, đàn piano, … Ngồi ra thì những mục đích khác khơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại diện của cha mẹ cho con chưa thành niên trong giao dịch dân sự (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)