2.3. Đại diện của cha mẹ cho con chƣa thành niên trong một số trƣờng hợp cụ
2.3.2. Hợp đồng tặng cho tài sản
2.3.2.1. Khái niệm
Việt Nam cũng nhƣ một số nƣớc trên thế giới đều quy định tặng cho tài sản là một loại hợp đồng, trong đó có sự thỏa thuận giữa các bên. Bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên đƣợc tặng cho, mà không yêu cầu đền bù, còn bên đƣợc tặng cho đồng ý nhận tài sản. Cụ thể, tại Điều 457 BLDS năm 2015 quy định: Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên đƣợc tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên đƣợc tặng cho đồng ý nhận. Mặc dù hợp đồng tặng cho tài sản đƣợc hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa các bên. Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp, các nội dung của hợp đồng tặng cho tài sản là do bên tặng cho nêu ra, bên đƣợc tặng cho thƣờng không thể hiện đƣợc ý chí trong việc xác định đối tƣợng tặng cho là gì, giá trị lớn hay nhỏ,… Về thực chất, ý chí của bên đƣợc tặng cho tài sản đã đƣợc bên tặng cho xác định trƣớc. Do đó, khơng ít nhà nghiên cứu đã thể hiện quan điểm cho rằng tặng cho tài sản giống với bản chất của hành vi pháp lý đơn phƣơng hơn là hợp đồng28.
2.3.2.2. Đối tƣợng, hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản
Đối tƣợng của tài sản tặng cho có thể là động sản hay bất động sản. Hình thức và hiệu lực của hợp đồng tặng cho phụ thuộc vào đối tƣợng tài sản tặng cho. Nếu đối tƣợng tài sản tặng cho là động sản thì hình thức của hợp đồng có thể bằng miệng hay bằng văn bản. Hiệu lực của hợp đồng này có thể phát sinh khi bên đƣợc tặng cho nhận tài sản hay cũng có thể chỉ phát sinh (dù đã nhận tài sản) khi hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sở hữu, nếu pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký nhƣ ô tô, xe máy… Nếu đối tƣợng của tặng cho tài sản là bất động sản
28
thì hình thức của hợp đồng phải lập thành văn bản, có cơng chứng, chứng thực. Đồng thời, nếu bất động sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho đó cịn phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Hợp đồng chỉ đƣợc coi là có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký và làm thủ tục sang tên nhƣ tặng cho nhà, đất.
2.3.2.3. Đại diện của cha mẹ con chƣa thành niên trong hợp đồng tặng cho tài sản
Việc thực hiện đại diện của cha mẹ cho con chƣa thành niên trong hợp đồng tặng cho về cơ bản tƣơng tự nhƣ hợp đồng mua bán, ngoại trừ một số điểm khác biệt:
- Đối với hợp đồng tặng cho tài sản, nghĩa vụ của ngƣời tặng cho tài sản không chỉ dừng lại ở việc ngƣời tặng cho phải bàn giao tài sản cho bên đƣợc tặng cho mà ngƣời tặng cho cịn có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu tài sản đó cho ngƣời đƣợc tặng cho (ở đây là con chƣa thành niên). Đối tƣợng của hợp đồng tặng cho là tài sản – quyền sở hữu tài sản chứ không đơn thuần là quyền chiếm hữu hoặc quyền sử dụng tài sản – giao tài sản. Hợp đồng tặng cho cũng là căn cứ làm phát sinh quyền của một ngƣời với tài sản (khoản 2 Điều 221 và Điều 223 BLDS 2015). Khơng chỉ có vậy, hợp đồng tặng cho tài sản còn là căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu riêng của con chƣa thành niên với tài sản (khoản 1 Điều 75 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014) khi con đƣợc tặng cho riêng tài sản; từ đó là căn cứ pháp lý để cho con chƣa thành niên xác lập quyền định đoạt riêng đối với một tài sản.
- Trƣờng hợp tặng cho tài sản của con chƣa thành niên từ dƣới 15 tuổi. Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLDS 2015 thì giao dịch dân sự của ngƣời chƣa đủ sáu tuổi do ngƣời đại diện theo pháp luật của ngƣời đó xác lập,
thực hiện. Điều này có nghĩa là mọi giao dịch của con chƣa đủ 6 tuổi hồn tồn do cha mẹ định đoạt mà khơng cần sự đồng ý của con.
Đối với ngƣời từ đủ 6 tuổi đến dƣới 15 tuổi thìngƣời từ đủ sáu tuổi đến chƣa đủ mƣời lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải đƣợc ngƣời đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi (khoản 3 Điều 21 BLDS 2015).
Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 134 BLDS lại quy định: Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là ngƣời đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là ngƣời đƣợc đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 77 Luật hơn nhân và gia đình quy định: Trƣờng hợp cha mẹ hoặc ngƣời giám hộ quản lý tài sản riêng của con dƣới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Nhƣ vậy có thể khẳng định những giao dịch dân sự của con chƣa thành niên đều do cha mẹ thực hiện. Tuy nhiên, dù cha mẹ có quyền “xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự” thì cũng phải đảm bảo một nguyên tắc tối cao là “vì lợi ích của con chƣa thành niên”. Hiểu một cách đơn giản, vì lợi ích của con chƣa thành niên có nghĩa là khơng làm giảm sút, thâm hụt đi tài sản của con chƣa thành niên (ngoại trừ những giao dịch phục vụ nhu cầu thiết yếu của con chƣa thành niên). Thế nhƣng, hợp đồng tặng cho tài sản lại là hợp đồng nhằm chuyển giao quyền sở hữu tài sản mà khơng có sự đền bù. Tác giả cho rằng nếu cha mẹ đƣa tài sản của con chƣa thành niên vào hợp đồng cho tặng tài sản với một bên thứ ba, cha mẹ không thể chứng minh rằng mình thực hiện quyền đại diện cho con chƣa thành niên là “vì lợi ích của con”. Nói nhƣ vậy có nghĩa là lợi ích của con chƣa
thành niên không đƣợc đảm bảo đúng với tinh thần của pháp luật. Việc thực hiện quyền đại diện này của cha mẹ sẽ dẫn tới giao dịch bị tuyên vô hiệu.
- Đối với con chƣa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dƣới 18 tuổi có thể tự mình định đoạt tài sản riêng của mình, trừ giao dịch tặng cho đối với tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký thì cần có sự đồng ý của cha mẹ. Sự kiểm soát này của cha mẹ nhằm bảo đảm tài sản có giá trị lớn cho con tránh bị lợi dụng. Nếu con chƣa thành niên mà bỗng nhiên đem một tài sản rất lớn hoặc có thể tồn bộ tài sản của mình tặng cho một đối tƣợng khác thì vai trị của cha mẹ lúc này là đảm bảo quyền lợi cho con. Việc đánh giá và xác định của cha mẹ phải đƣợc thể hiện bằng văn bản đồng ý hay không đồng ý cho con thực hiện việc tặng cho đó.
Trên thực tế, quy định này cũng chƣa thực sự chặt chẽ. Pháp luật chỉ quy định phải có sự đồng ý của cha mẹ nếu tài sản là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng. Vậy tình huống đặt ra nếu tài sản tặng cho là tiền mặt thì sao? Khơng có một quy định nào giới hạn việc con chƣa thành niên ở lứa tuổi này tặng cho bao nhiêu thì phải cần có sự đồng ý của cha mẹ. Đặt một giả thiết, con chƣa thành niên đƣợc thừa hƣởng một sổ tiết kiệm với số tiền tƣơng đối lớn là 1 tỷ. Nhƣ vậy nếu con dùng số tiền đó tặng cho một ngƣời khác thì có cần sự đồng ý của cha mẹ hay khơng?
- Con chƣa thành niên trực tiếp tham gia hợp đồng tặng cho với tƣ cách là bên tặng cho chỉ khi trong độ tuổi từ đủ 15 đến dƣới 18 nhƣ đã phân tích ở trên. Cịn đối với hợp đồng tặng cho mà con chƣa thành niên tham gia với tƣ cách là bên đƣợc tặng cho thì khơng có giới hạn nào về độ tuổi cũng nhƣ năng lực chủ thể. Tại khoản 1 Điều 75 Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản đƣợc thừa kế riêng, đƣợc tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ
tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản đƣợc hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con. Con có quyền nhận tặng cho tài sản không phụ thuộc vào độ tuổi, tuy nhiên việc nhận tặng cho và hình thức nhận tặng cho phụ thuộc vào đối tƣợng của hợp đồng tặng cho.
Hợp đồng tặng cho là hợp đồng thực tế, do vậy, việc tặng cho tài sản đƣợc thực hiện lúc chuyển giao tài sản tặng cho. Con chƣa thành niên có thể tự mình nhận tài sản tặng cho hoặc thơng qua cha mẹ của mình. Với đối tƣợng tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu hay bất động sản thì việc tặng cho phải đƣợc lập thành văn bản theo quy định của pháp luật và có sự đồng ý của cha mẹ.
Có thể thấy, việc nhận tặng cho mang lại lợi ích cho ngƣời đƣợc tặng cho nên sẽ khơng có nhiều hạn chế của pháp luật. Tuy nhiên, hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu nên đòi hỏi tất yếu đối với ngƣời chƣa thành niên là họ có đủ điều kiện để trở thành chủ sở hữu tài sản hay không? Chẳng hạn nhƣ, ông bà muốn tặng cho cháu (tức là con chƣa thành niên) quyền sử dụng đất nông nghiệp. Tuy nhiên, pháp luật có quy định cá nhân khơng trực tiếp sản xuất nông nghiệp không đƣợc nhận chuyển nhƣợng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa (khoản 3 Điều 191 Luật đất đai 2013). Do vậy, ngƣời chƣa thành niên không thuộc đối tƣợng đƣợc nhận tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp.