1.3. Đại diện của cha mẹ cho con chƣa thành niên
1.3.2. Đặc điểm của chế định đại diện của cha mẹ cho con chƣa thành niên
nhân danh con chƣa thành niên của mình xác lập, thực hiên những giao dịch dân sự vì lợi ích của con.
1.3.2. Đặc điểm của chế định đại diện của cha mẹ cho con chƣa thành niên niên
Với tƣ cách là một chế định pháp lý, chế định đại diện mang đầy đủ đặc điểm của quan hệ pháp luật nói chung. Ngồi ra chế định đại diện của cha mẹ cho con chƣa thành niên còn mang đặc điểm riêng:
Là đại diện theo pháp luật.
Đại diện theo pháp luật hay còn gọi là đại diện đƣơng nhiên là đại diện theo pháp luật quy định hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Quan hệ đại diện này đƣợc xác lập theo ý chí Nhà nƣớc, pháp luật quy định mối quan hệ đại diện dựa trên các mối quan hệ tồn tại sẵn có chứ khơng phụ thuộc vào ý chí hay sự định đoạt của các chủ thể. Đại diện đƣợc quy định theo pháp luật chung là đại diện mặc nhiên, ổn định về ngƣời đại diện, về thẩm quyền, phạm vi đại diện.
Căn cứ xác lập đại diện cho ngƣời chƣa thành niên dựa trên quan hệ huyết thống giữ ngƣời đại diện và ngƣời đƣợc đại diện mà pháp luật quy định quan hệ đại diện có tính chất đƣơng nhiên nhƣ cha mẹ với con chƣa thành niên.
Chế định đại diện có hai mối quan hệ pháp luật khác nhau song song tồn tại là quan hệ giữa cha mẹ và con chƣa thành niên (còn gọi là quan hệ bên trong), quan hệ giữa cha mẹ và ngƣời thứ ba (cịn gọi là quan hệ bên ngồi).
Quan hệ bên trong đƣợc hình thành theo quy định của pháp luật. Ví dụ: theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLDS 2015 thì mọi giao dịch dân sự của ngƣời chƣa đủ 6 tuổi đều phải do ngƣời đại diện theo pháp luật xác lập thực hiện. Điều này thể hiện mối quan hệ ở đây là giữa cha mẹ và con chƣa thành niên và nó đƣợc xác lập theo pháp luật. Chính vì vậy, khi xác lập bất kỳ một giao dịch dân sự cha mẹ phải chứng minh tƣ cách đại diện của mình thơng qua giấy khai sinh hoặc giấy tờ khác xác định quan hệ huyết thống.
Quan hệ bên ngoài chẳng hạn nhƣ việc bà D (mẹ của B) thay mặt B xác lập hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất của B cho ông T. Nhƣ vậy trong việc giao kết hợp đồng giữa bà D và ông T đã làm phát sinh mối quan hệ bên ngoài của quan hệ đại diện giữa ngƣời đại diện theo pháp luật là bà D với ngƣời thứ ba là ông T. Tuy đƣợc phân biệt nhƣng bản chất của việc đại diện là ngƣời đại diện sẽ thay ngƣời đƣợc đại diện thể hiện ý chí với ngƣời thứ ba. Cho nên, ta thấy hai mối quan hệ này cùng tồn tại song song và bổ trợ lẫn nhau, quan hệ bên trong là tiền đề, là cơ sở cho sự xuất hiện và tồn tại của quan hệ bên ngoài. Quan hệ bên ngồi thực hiện vì quan hệ bên trong, vì vậy các quyền và nghĩa vụ do ngƣời đại diện thực hiện trong phạm vi thẩm quyền đại diện với ngƣời thứ ba đều thuộc về ngƣời đƣợc đại diện. Ngƣời đại diện có thể đƣợc hƣởng những lợi ích nhất định từ ngƣời đƣợc đại diện do thực hiện hành vi đại diện với ngƣời thứ ba.
Trên thực tế vẫn tồn tại mối quan hệ về lợi ích và trách nhiệm giữa con chƣa thành niên và ngƣời thứ ba (còn gọi là mối quan hệ gián tiếp). Trong quan hệ đại diện, ngƣời đại diện nhân danh ngƣời đƣợc đại diện để xác lập và thực hiện giao dịch dân sự với ngƣời thứ ba. Ví dụ: Tuất (16 tuổi - chƣa thành niên), là con của một gia đình giàu có tiếng. Từ bé Tuất đã đƣợc thừa kế và đứng tên nhiều tài sản giá trị lớn. Một hơm Tuất lái xe trên đƣờng trong tình trạng có chất
cồn trong ngƣời và đã đâm vào chị Dậu – một lao công đang quét rác ria đƣờng khiến cho chị Dậu bị thƣơng và phải nhập viện. Lúc này, mẹ của Tuất là bà Sửu đã đứng ra thay mặt Tuất thăm hỏi và bồi thƣờng chi phí gây thƣơng tích cho chị Dậu. Lúc này mối quan hệ bồi thƣờng thiệt hại giữ Tuất và chị Dậu đƣợc xác định là mối quan hệ gián tiếp. Tại khoản 2 Điều 586 BLDS 2015 quy định: Ngƣời từ đủ mƣời lăm tuổi đến chƣa đủ mƣời tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng bằng tài sản của mình; nếu khơng đủ tài sản để bồi thƣờng thì cha, mẹ phải bồi thƣờng phần còn thiếu bằng tài sản của mình. Nhƣ vậy Tuất có trách nhiệm bồi thƣờng cho chị Dậu bằng tài sản của chính mình cịn bà Sửu hành động vì lợi ích của Tuất. Hay nói cách khác trách nhiệm trong quan hệ với ngƣời thứ ba thuộc về ngƣời đƣợc đại diện.
Cha mẹ tuy là nhân danh cho con chƣa thành niên và thẩm quyền của họ đƣợc giới hạn trong phạm vi đại diện theo pháp luật nhƣng họ vẫn có sự chủ động và độc lập trong việc thể hiện ý chí của mình với ngƣời thứ ba trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhằm mang đến lợi ích cho ngƣời đƣợc đại diện. Chẳng hạn nhƣ ví dụ trên: Bà D đại diện cho B chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất cho ông T. Khi xác lập giao dịch, bà D thoả thuận giá trị chuyển nhƣợng với mức cao nhất có thể nhằm mang lại lợi ích tối đa cho B.
Cần phân biệt trƣờng hợp ngƣời chƣa thành niên còn cả cha mẹ và cha mẹ đều có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nhƣng lại có ngƣời khác giám hộ cho con (theo điểm b khoản 1 Điều 47) – do cha mẹ khơng có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu ngƣời khác giám hộ do đó cha mẹ đã chuyển giao quyền đại diện cho ngƣời giám hộ của con chƣa thành niên. Căn cứ xác lập quan hệ đại diện của cha mẹ cho con chƣa thành niên dựa trên quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, chế định giám hộ của ngƣời chƣa thành niên cũng mang ý nghĩa xã hội