Định đoạt tài sản vì lợi ích của con chƣa thành niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại diện của cha mẹ cho con chưa thành niên trong giao dịch dân sự (Trang 84 - 87)

Theo Luật hơn nhân và gia đình, trong trƣờng hợp cha mẹ quản lý tài sản riêng của con, thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, có tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên. Đây là một trong những

nguyên tắc thực hiện quyền đại diện của cha mẹ. Tuy nhiên, để hiểu nhƣ thế nào là “lợi ích của con” thì chƣa có một văn bản nào đề cập đến.

Ví dụ: Hộ gia đình ơng T là chủ sử dụng quyền sử dụng đất do UBND xã D giao năm 2007. Trong hộ gia đình ông T tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có một thành viên chƣa đến tuổi thành niên là cháu B (sinh năm 2004 – là con đẻ của ông T). Đến ngày 24/5/2017 ông T làm thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất nêu trên để bảo đảm cho công ty cổ phần X vay vốn. Tại thời điểm làm thủ tục B mới đƣợc 13 tuổi. Nhƣ vậy việc thực hiện thủ tục thế chấp bảo đảm cho cơn ty X vay vốn đó có đảm bảo quyền lợi cho B hay khơng?

Phân tích tình huống giả định trên có thể thấy những vấn đề cốt lõi sau: (1) Quyền sử dụng đất của hộ gia đình ơng T đƣợc cấp sau khi cháu B đƣợc sinh ra (lúc đó B đƣợc 3 tuổi), tức là B là một trong những ngƣời có quyền đối với đất. Tại thời điểm làm thủ tục thế chấp B mới đƣợc 13 tuổi. Theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật hôn nhân và gia đình thì cha mẹ sẽ là ngƣời quản lý định đoạt tài sản của con đƣới 15 tuổi. Trong tình huống này thì vợ chồng ơng T sẽ là ngƣời đại diện cho cháu B để thực hiện giao dịch này. Tuy nhiên cháu B đã hơn 9 tuổi, theo quy định thì việc thế chấp phải xem xét đến nguyện vọng của cháu B.

(2) Quyền sử dụng đất thế chấp nhằm bảo đảm cho công ty cổ phần X vay vốn để hoạt động kinh doanh. Thế chấp là một hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tín dụng của chủ thể vay vốn đối với tổ chức tín dụng. Nhƣ vậy việc thế chấp khơng hƣớng tới mục đích đem lại quyền lợi cho cháu B. Trong trƣờng hợp xấu, bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Nhƣ vậy, quyền lợi của cháu B đối với phần tài sản thuộc

quyền sử dụng của mình nằm trong khối tài sản chung của gia đình sẽ khơng đƣợc bảo đảm.

(3) Một giả thiết khác đƣợc đặt ra là cơng ty cổ phần X có cổ phần của ơng T. Với tƣ cách là một cổ đơng, đóng góp vào sự phát triển kinh doanh của cơng ty nên ông T đã đem quyền sử dụng đất của hộ gia đình ra để thế chấp. Có hai cách hiểu khác nhau trong tình huống này. Cách hiểu thứ nhất đó là vợ chồng ông T đem tài sản đi thế chấp nhƣng chẳng may công ty hoạt động không tốt và bị xử lý tài sản làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của con do vậy không thể thế chấp đƣợc. Theo cách hiểu thứ hai thì đây là hoạt động đầu tƣ thu lời. Cơng ty có thêm vốn để thực hiện việc kinh doanh thì khoản lợi nhuận mà ơng T thu đƣợc sẽ đƣợc dùng một phần để bảo đảm nhu cầu sống cho cháu B và cả gia đình. Do vậy vẫn có khả năng thực hiện việc thế chấp. Vấn đề này vẫn đang nằm ở quan điểm.

Về mặt lập pháp, các nhà làm luật đƣa ra rất nhiều cơ chế để bảo về quyền lợi cho con chƣa thành niên, đặc biệt là những lợi ích về tài sản. Trong khi đó, lợi ích có thể đƣợc hiểu là điều có ích, đáp ứng nhu cầu nào đó về mặt lợi ích bao gồm cả lợi ích về tinh thần lẫn vật chất. Với những lợi ích về vật chất có thể thấy đƣợc một cách dễ dàng, cịn lợi ích tinh thần phải do chính con chƣa thành niên nhận biết. Việc này mang tính ƣớc đốn. Ví dụ: A 16 tuổi đƣợc ơng nội tặng một chiếc xe máy nhƣng do khơng có nhu cầu sử dụng, bên cạnh đó thì mẹ của A lại đang bị bệnh. A muốn bán chiếc xe đó đi để lấy khoản tiền chữa bệnh cho mẹ. Đối với trƣờng hợp này, việc bán chiếc xe đi khơng mang lại lợi ích vật chất nào cho A. Tuy nhiên, là một ngƣời con A mong muốn mẹ có thể khỏi bệnh và khoẻ mạnh. Đó là một dạng lợi ích tinh thần. Chiếc xe là động sản phải đăng ký do vậy việc định đoạt chiếc xe phải cần có sự đồng ý của cha mẹ. Nếu trƣờng

hợp này cha mẹ khơng đồng ý cho A bán chiếc xe này vì sẽ ảnh hƣởng đến lợi ích vật chất của A thì A hồn tồn khơng thể bán chiếc xe đó. Nhƣ vậy, lợi ích tinh thần của A lại khơng thể thực hiện đƣợc.

Nhƣ vậy, lợi ích vật chất có thể xác định một cách dễ dàng cịn lợi ích vật chất thì phải do chính con chƣa thành niên mới có thể xác định đƣợc. Chính vì vậy việc tôn trọng ý kiến của con chƣa thành niên trong việc xác lập và thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của con là cần thiết. Thay vì quy định “xem xét

nguyện vọng của con” nhƣ quy định hiện tại có thể thay bằng cụm từ “tơn trọng nguyện vọng của con” để có tính đề cao hơn ý chí của con trong việc tham gia

giao dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại diện của cha mẹ cho con chưa thành niên trong giao dịch dân sự (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)