Từ chối nhận di sản đƣợc hƣởng thừa kế của con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại diện của cha mẹ cho con chưa thành niên trong giao dịch dân sự (Trang 89 - 96)

Pháp luật về thừa kế ln tơn trọng ý chí tự do của ngƣời thừa kế trong việc nhận di sản thừa kế của ngƣời chết để lại. Pháp luật không bắt buộc ngƣời hƣởng di sản phải nhận di sản thừa kế nếu bản thân họ không muốn nhận phần di sản đó

(Quy định tại Điều 620 BLDS 2015). Từ chối quyền hƣởng di sản là một trong những quyền của ngƣời hƣởng di sản thừa kế. Đặt trong mối quan hệ đại diện của cha mẹ cho con chƣa thành niên, khi tham gia vào quan hệ thừa kế cha mẹ có quyền tƣơng tự nhƣ ngƣời hƣởng di sản thừa kế, thay mặt cho con quyết định các vấn đề trong quan hệ thừa kế đó vì lợi ích của con.

Ví dụ trong một quan hệ thừa kế, bố chồng mất, chồng mất trƣớc bố chồng, vợ còn sống với con của họ 6 tuổi. Theo quy định của pháp luật, con của họ sẽ đƣợc quyền hƣởng thừa kế thế vị suất của bố đã mất (mẹ không đƣợc quyền hƣởng). Giả sử gia đình này ra Văn phịng cơng chứng phân chia tài sản thừa kế của ông nội (bố của bố đứa trẻ). Vì đứa trẻ này chƣa thành niên nên mẹ của đứa trẻ này (là ngƣời đại diện theo pháp luật) đại diện cho con thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế với những ngƣời thừa kế khác. Nếu trƣờng hợp ngƣời mẹ lại không đồng ý nhận thừa kế tài sản mà lẽ ra con của mình đƣợc nhận theo quy định của pháp luật mà để lại cho chú bác hƣởng, mặc dù chú, bác vẫn muốn cho cháu hƣởng. Trong trƣờng hợp cụ thể này ngƣời mẹ đại diện theo pháp luật cho con chƣa thành niên có quyền từ chối nhận tài sản mà con đƣợc hƣởng thừa kế hay khơng, pháp luật chƣa có quy định cụ thể về vấn đề này. Mặc dù theo quy định của BLDS thì ngƣời chƣa đủ sáu tuổi khơng có năng lực hành vi dân sự nên giao dịch dân sự của ngƣời chƣa đủ sáu tuổi phải do ngƣời đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Theo tình huống thì ngƣời mẹ là đại diện theo pháp luật của con vì thế có tồn quyền quyết định các giao dịch liên quan đến quyền, nghĩa vụ của con. Nhƣng trƣờng hợp này ngƣời mẹ từ chối tài sản mà con đƣợc nhận nhƣ vậy là khơng đảm bảo lợi ích của con theo quy định tại khoản 1 điều 144 BLDS 2005 trƣớc đây và khoản 2 điều 141 BLDS hiện hành năm 2015, mặc dù vấn đề ngƣời chƣa thành niên đƣợc BLDS 2015 quy định tại Điều 21 BLDS năm

2015 (khoản 2 - giao dịch dân sự của ngƣời chƣa đủ sáu tuổi do ngƣời đại diện theo pháp luật của ngƣời đó xác lập, thực hiện). Vậy việc ngƣời mẹ từ chối nhận tài sản có vi phạm quy định pháp luật hay khơng, pháp luật hiện hành chƣa có quy định cụ thể.

Từ thực tiễn trên, ngƣời viết nhận thấy trong trƣờng hợp cha mẹ đại diện cho con tham gia vào quan hệ thừa kế mà cụ thể là nhận di sản thừa kế phải đặt quyền lợi của con lên trên hết. Do vậy, đề xuất bổ sung thêm quy định: Cha mẹ

với tư cách là người đại diện không được phép từ chối di sản thừa kế do con chưa thành niên được nhận, trừ trường hợp cha mẹ chứng minh được việc từ chối nhận di sản thừa kế vì lợi ích của con chưa thành niên, trừ khi chứng minh được việc cha mẹ từ chối nhận di sản thà kế vì lợi ích của con chưa thành niên.

Tiểu kết Chƣơng 3

Trong thực tiễn thực hiện các giao dịch dân sự của con chƣa thành niên, có khơng ít những bất cập trong quy định về việc thực hiện quyền đại diện quyền đại diện của cha mẹ cho con chƣa thành niên. Chính những bất cập trong quy định và bế tắc trong quá trình thực hiện đã phần nào ảnh hƣởng không nhỏ đến quyền lợi của ngƣời chƣa thành niên khi tham gia giao dịch dân sự. Tại Chƣơng 3 luận văn đƣa ra một số những kiến nghị trong trƣờng hợp cụ thể, phân tích nguyên nhân dẫn đến việc khơng đảm bảo lợi ích cho con chƣa thành niên để có những đề xuất hồn thiện hơn chế định đại diện của cha mẹ cho con chƣa thành niên trong giao dịch dân sự. Việc hoàn thiện pháp luật là cơ sở để cha mẹ thực hiện tốt hơn việc đại diện của mình và bảo đảm lợi ích tối đa cho con chƣa thành niên khi tham gia vào các giao dịch dân sự.

KẾT LUẬN

Giao dịch dân sự ngày càng đóng vai trị quan trọng trong giao lƣu dân sự, đặc biệt là những giao dịch dân sự liên quan đến con chƣa thành niên. Là một đối tƣợng đƣợc bảo vệ trong xã hội do chƣa phát triển đầy đủ, chƣa hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và tâm sinh lý, do đó chƣa đủ nhận thức và năng lực để thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo pháp luật của mình. Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngƣời chƣa thành niên khi tham gia vào các quan hệ dân sự, góp phần bảo đảm sự ổn định pháp lý của các giao dịch dân sự nói chung và quyền lợi của những ngƣời chƣa thành niên nói riêng thì pháp luật đã đặt ra chế định đại diện cho con chƣa thành niên và chủ thể có quyền đại diện trƣớc hết là cha mẹ. Do vậy, việc đại diện của cha mẹ có ý nghĩa rất lớn đối với việc thực hiện giao dịch của con chƣa thành niên.

Trên cơ sở thực hiện các giao dịch dân sự của con chƣa thành niên và việc thực hiện quyền đại diện của cha mẹ đối với con theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, luật hôn nhân và gia đình 2014 và các luật chuyên ngành khác, luận văn đã chỉ ra những vấn đề bất cập trong các quy định của pháp luật về việc thực hiện quyền đại diện của cha mẹ cho con chƣa thành niên cũng nhƣ việc tham gia giao dịch dân sự của con chƣa thành niên.

Hiện nay, pháp luật đã chú trọng hơn về việc xây dựng các cơ chế để bảo về quyền lợi cho con chƣa thành niên, các quy định của pháp luật cũng tƣơng đối đầy đủ. Tuy nhiên vẫn còn những quy định chƣa đƣợc quy định cụ thể và việc áp dụng vẫn cịn nhiều lúng túng khơng biết xử lý nhƣ thế nào. Do đó, nghĩa vụ đƣợc đặt ra là cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Dân sự nói

chung, các quy phạm chuyên ngành nói riêng để bảo đảm cho việc thực thi các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời chƣa thành niên trong thực tiễn đƣợc hiệu quả góp phần hồn thiện các quy định của hệ thống pháp luật, đảm bảo những quyền cơ bản của công dân, quyền của ngƣời chƣa thành niên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn ản pháp luật

1. Hiến pháp năm 2013 2. Bộ luật dân sự năm 2005 3. Bộ luật dân sự năm 2015

4. Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 5. Bộ luật lao động năm 2012

6. Luật đất đai năm 2013

7. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 8. Luật trẻ em 2016

9. Luật thanh niên 2005 10. Luật nuôi con nuôi 2010

11. Công ƣớc Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em năm 1989

12. Công ƣớc số 182 - Công ƣớc Nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xố bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, năm 1999

13. quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên Hợp quốc về bảo vệ ngƣời chƣa thành niên bị tƣớc quyền tự do năm 1990

14. Quốc triều hình luật, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản năm 2017

Sách, áo, luận văn, h a luận tốt nghiệp

15. Sách tham khảo. Quyền của người nước ngoài. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh, PGS.TS. Vũ Công Giao, TS. Ngô Minh Hƣơng và TS. Lã Khánh Tùng, 2018.

16. Lƣơng Văn Tuấn, Các giá trị nh n văn, tiến bộ của uốc triều hình luật,

17. Hồng Thị Vân Anh, uyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên trong việc thực hiện các giao dịch d n sự, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học luật

Hà Nội, năm 2014.

18. Nguyễn Thị Hiền, Năng lực hành vi d n sự của người chưa thành niên, luận văn thạc sĩ luật học, Đại học luật Hà Nội, năm 2007.

19. Nguyễn Thái Hà, Công chứng hợp đồng giao dịch về tài sản của con chưa thành niên, luận vă thạc sĩ luật học, Đại học luật Hà Nội, năm 2017.

20. Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (đồng chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2015, NXB Công an Nhân dân, năm 2017.

21. Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên), Bình luận khoa học bộ luật dân sự, NXB Tƣ pháp, năm 2016.

22. Giáo trình luật dân sự tập 1, tập 2, trƣờng đại học Luật Hà Nội, nhà xuất bản công an nhân dân, năm 2017.

23. Giáo trình luật dân sự tập 1, tập 2, Viện đại học Mở Hà Nội, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2015.

24. Giáo trình kỹ năng hành nghề cơng chứng tập 2, NXB Tƣ pháp, năm 2017. 25. Vân Hà (1999), Quyền về tài sản và quyền thừa kế của người chưa thành

niên, Tạp chí Tịa án nhân dân, (Số 4 1999), tr. 12-14.

26. Nguyễn Thị Phƣơng Châm, bài viết “Đại diện bề ngồi nhìn từ góc độ pháp

luật dân sự Nhật Bản”, Tạp chí luật học số 6/2016.

Cơ sở d liệu điện t

27. Quy định của pháp luật về tặng cho tài sản ở một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam

http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi-hanh-phap- luat.aspx?ItemID=195

28. Một số điểm mới về giao dịch dân sự của BLDS năm 2015

http://khpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=27 29. Một số điểm mới về giám hộ và đại diện trong BLDS năm 2015

http://khpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=28 30. Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chƣa thành niên – Thực tiễn và giải

pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại diện của cha mẹ cho con chưa thành niên trong giao dịch dân sự (Trang 89 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)