Phạm vi đại diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại diện của cha mẹ cho con chưa thành niên trong giao dịch dân sự (Trang 37)

1.3. Đại diện của cha mẹ cho con chƣa thành niên

1.3.4. Phạm vi đại diện

Nhƣ đã phân tích tại các phần trƣớc, để bảo đảm cho ngƣời chƣa thành niên tham giao đƣợc vào giao lƣu dân sự thì những giao dịch dân sự đó phải đƣợc đặt dƣới cơ chế đại diện trƣớc tiên, tức là việc cha mẹ (ngƣời đại diện) nhân danh và vì lợi ích của những ngƣời con chƣa thành niên (ngƣời đƣợc đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch với ngƣời thứ ba. Khi giao dịch đƣợc xác lập, thực hiện phù hợp với phạm vi đại diện thì ngƣời đƣợc đại diện chịu sự ràng buộc của giao dịch. Ngƣợc lại, nếu giao dịch đƣợc xác lập, thực hiện ngoài phạm vi đại diện thì, về nguyên tắc, ngƣời đƣợc đại diện không chịu ràng buộc bởi giao dịch đƣợc

xác lập, thực hiện trên danh nghĩa của họ. Chính vì vậy, việc xác định phạm vi đại diện của ngƣời đại diện rất quan trọng trong thực tế đời sống.

Ý nghĩa của việc xác định phạm vi đại diện: Việc xác định phạm vi đại diện không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời đƣợc đại diện mà còn bảo vệ quyền lợi cho ngƣời thứ ba xác lập giao dịch dân sự với ngƣời đại diện. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của ngƣời đƣợc đại diện với ngƣời thứ ba chỉ phát sinh khi ngƣời đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện của mình. Ngồi ra đây cịn là căn cứ để xem xét tính hiệu lực của một số giao dịch do ngƣời đại diện xác lập, thực hiện.

Khác với thẩm quyền đại diện theo ủy quyền. Việc xác lập, thực hiện một giao dịch dân sự theo ủy quyền đƣợc giới hạn trong phạm vi mà bên đƣợc đại diện ủy quyền cho bên đại diện. Quyền và nghĩa vụ của ngƣời đại diện đƣợc xác định rõ ràng theo nội dung ủy quyền. Còn thẩm quyền đại diện của ngƣời đại diện theo pháp luật là thẩm quyền rộng. Ngƣời đại diện theo pháp luật đƣợc xác lập mọi giao dịch làm phát sinh quyền, nghĩa vụ cho ngƣời đƣợc đại diện. Tiêu chí để xem xét tính hợp pháp của việc thực hiện thẩm quyền đại diện này là giao dịch do ngƣời đại diện xác lập có xuất phát từ lợi ích của ngƣời đƣợc đại diện khơng? Có ảnh hƣởng đến lợi ích của ngƣời đó khơng?

Nghiên cứu phạm vi đại diện của cha mẹ cho con chƣa thành niên, pháp luật cũng cân nhắc đến việc trao quyền đại diện cho cha mẹ nhƣ thế nào để đáp ứng đƣợc mục đích duy nhất của quan hệ đại diện đó là bảo vệ cho ngƣời chƣa thành niên, tuy nhiên cũng khơng xâm phạm đến quyền tự định đoạt của chính đứa trẻ. Việc xác định phạm vi đại diện cho ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thẩm quyền đại diện của cha mẹ, hiệu lực của những giao dịch dân sự do cha mẹ đại

diện xác lập, thực hiện và trách nhiệm pháp lý mà cha mẹ phải gánh chịu khi thực hiện giao dịch vƣợt quá thẩm quyền.

Phạm vi đại diện của cha mẹ đƣợc xác định tƣơng ứng với các mức năng lực hành vi dân sự của con chƣa thành niên:

- Phạm vi đại diện của cha mẹ trong trường hợp con chưa thành niên chưa đủ 6 tuổi:

Ở lứa tuổi này, trẻ em mới chỉ đang tìm hiểu về thế giới quan thơng qua các mối quan hệ thân cận nhƣ ông bà, bố mẹ, anh chị em thƣờng xuyên gặp. Những nhu cầu của những đứa trẻ này đều đƣợc đáp ứng thông qua ngƣời khác chẳng hạn nhƣ ăn uống, quần áo hay đồ chơi... Pháp luật dân sự coi những trẻ em chƣa đủ 6 tuổi thì khơng có năng lực hành vi dân sự. Mọi quan hệ dân sự do ngƣời đại diện theo pháp luật của ngƣời đó xác lập, thực hiện. Nhƣ vậy, với trƣờng hợp con chƣa đủ 6 tuổi thì thẩm quyền đại diện của cha mẹ là lớn nhất. Cha mẹ sẽ có tồn quyền quyết định, định đoạt khi xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự với tƣ cách là đại diện cho con, bao gồm cả những giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu thiết yếu của chính ngƣời con chƣa đủ 6 tuổi đó.

- Phạm vi đại diện của cha mẹ trong trường hợp con từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi:

Những ngƣời từ đủ 6 tuổi đến chƣa đủ mƣời tám tuổi, không mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh lý khác dẫn đến tình trạng khơng nhận thức và làm chủ đƣợc hành vi của mình hoặc khơng bị Tịa án tun bố mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự là những ngƣời có năng lực hành vi dân sự nhƣng chƣa đầy đủ. Trẻ em từ đủ 6 tuổi đến dƣới 15 tuổi, khả năng thực hiện giao dịch dân sự của họ đƣợc mở rộng hơn. Pháp luật đã bắt đầu trao cho họ quyền đƣợc tham gia

vào các giao dịch dân sự hàng ngày, phục vụ những nhu cầu thiết yếu phù hợp với lứa tuổi nhƣ mua sắm đồ dùng học tập, đồ ăn, thức uống hoặc đồ chơi, … Ngoài những giao dịch phục vụ những nhu cầu thiết yếu thì trẻ em ở độ tuổi này cũng đƣợc tham gia vào các quan hệ dân sự khác tuy nhiên phải đƣợc sự đồng ý của cha mẹ. Có thể thấy, nhà làm luật đã thu hẹp phạm vi đại diện của cha mẹ từ việc cho họ trực tiếp tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự thành việc chỉ cho phép đồng ý hay không đồng ý cho con tham gia vào giao dịch dân sự. Ở độ tuổi này, ngƣời chƣa thành niên gây thiệt hại đƣợc xác định là khơng có năng lực chịu trách nhiệm bồi thƣờng, mặc dù có thể họ đã có một phần năng lực hành vi dân sự. Hơn nữa, họ vẫn chịu sự giám sát, quản lý của cha mẹ nên khi gây ra thiệt hại, cha mẹ đƣợc coi là có lỗi trong việc quản lý nên cha mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại. Nếu cha mẹ không đủ tài sản để bồi thƣờng tồn bộ thì lấy tài sản của con để bồi thƣờng phần còn thiếu. Việc xác định bồi thƣờng này khơng nhằm mục đích quy trách nhiệm cho con chƣa thành niên mà hƣớng tới bảo vệ lợi ích chính đáng của ngƣời thứ ba ngay tình. Chính vì vậy, dù phạm vi đại diện của cha mẹ cho con ở độ tuổi này đã đƣợc thu hẹp hơn nhƣng trách nhiệm thì vẫn tƣơng đƣơng với trách nhiệm khi đại diện cho con chƣa đủ 6 tuổi.

- Phạm vi đại diện của cha mẹ trong trường hợp con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi:

Ở độ tuổi gần nhƣ phát triển toàn diện về thể chất lẫn tâm sinh lý này, con chƣa thành niên đƣợc pháp luật trao cho quyền tự chủ rất lớn trong việc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự đối với tài sản của mình mà khơng cần sự đồng ý của cha mẹ. Với độ tuổi từ 15 tuổi đến dƣới 18 tuổi, con chƣa thành niên đã có thể tham gia vào quan hệ lao động, có thể tạo ra thu nhập riêng đủ để thực hiện

nghĩa vụ thì có thể tự tham gia vào các giao dịch dân sự. Lúc này, phạm vi đại diện của cha mẹ đƣợc thu hẹp một cách tối đa, không trực tiếp quyết định và định đoạt nữa mà mang tính giám sát cho con chƣa thành niên. Việc quy định phạm vi đại diện nhƣ vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của cá nhân, đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của ngành luật dân sự. Tuy nhiên, để cân bằng tính tự quyết và việc bảo vệ chủ thể thì pháp luật vẫn cho phép cha mẹ có một phần quyền đại diện cho con chƣa thành niên ở độ tuổi này bằng việc đồng ý hoặc không đồng ý cho con thực hiện giao dịch nếu đối tƣợng của giao dịch là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký và một số giao dịch khác quy định phải đƣợc ngƣời đại diện đồng ý. Trong trƣờng hợp ngƣời chƣa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi gây thiệt hại mà có tài sản thì phải bồi thƣờng bằng tài sản của chính mình. Vì ngƣời chƣa thành niên gây thiệt hại ở độ tuổi này đƣợc xác định là đã có một phần năng lực chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại, hơn nữa họ cũng có thể có thu nhập riêng từ lao động. Nếu tài sản của ngƣời chƣa thành niên không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì cha mẹ phải lấy tài sản của mình ra để bồi thƣờng phần cịn thiếu. Điều này cũng khơng có nghĩa rằng, cha mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thay cho con, mà quy định này nhằm hƣớng tới việc bảo vệ quyền lợi của ngƣời bị thiệt hại, đồng thời bảo đảm nguyên tắc bồi thƣờng kịp thời đã đƣợc quy định tại khoản 1 Điều 586 BLDS 2015.17

Nếu nhƣ cha mẹ đƣợc đại diện cho con chƣa thành niên trong mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của con thì phạm vi đại diện của ngƣời giám hộ cho ngƣời đƣợc giám hộ chƣa đủ 18 tuổi lại đƣợc quy định cụ thể tại Điều 55 và Điều 56 BLDS

17 Nguyễn Văn Cừ -Trần Thị Huệ (đồng chủ biên), Bình luận khoa học BLDS 2015, NXB Cơng an nhân dân, năm 2017, tr.882.

2015. Bản chất của việc giám hộ cho ngƣời chƣa thành niên chính là chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chính những ngƣời chƣa thành niên đó. Ngƣời giám hộ có nghĩa vụ quản lý tài sản, đại diện cho ngƣời đƣợc giám hộ trong các giao dịch dân sự tùy thuộc vào độ tuổi pháp luật quy định ngƣời chƣa thành niên phải tự mình thực hiện. Bản chất của đại diện là nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Mặc dù đại diện của cha mẹ cho con chƣa thành niên là một loại đại diện theo pháp luật, theo đó cha mẹ thay mặt con thực hiện các giao dịch dân sự vì lợi ích của con nhƣng phạm vi đại diện của cha mẹ cũng tƣơng đối giống phạm vi đại diện của ngƣời giám hộ. Cha mẹ cũng có nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục con chƣa thành niên đƣợc quy định tại Luật hơn nhân và gia đình. Tuy nhiên trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại của cha mẹ với ngƣời giám hộ cho ngƣời chƣa thành niên lại khác nhau. Yếu tố lỗi không đƣợc đặt ra cho bố mẹ việc quản lý con chƣa thành niên. Tức là dù cha mẹ có lỗi, hay khơng có lỗi dẫn đến việc con gây thiệt hại cho ngƣời thứ ba thì cha mẹ vẫn phải dùng tài sản của mình để bồi thƣờng cho thiệt hại đó tùy theo năng lực chịu trách nhiệm của con. Còn đối với giám hộ, nếu ngƣời giám hộ chứng minh đƣợc mình khơng có lỗi trong trƣờng hợp giám hộ thì khơng phải lấy tài sản của mình ra để bồi thƣờng.

1.3.5. Hậu quả pháp lý trong trƣờng hợp cha mẹ khơng có thẩm quyền đại diện hoặc vƣợt quá phạm vi thẩm quyền đại diện

Nhƣ chúng ta đã biết, cha mẹ là chủ thể đầu tiên có quyền và nghĩa vụ đại diện cho con chƣa thành niên. Tuy nhiên không phải trong mọi trƣờng hợp pháp luật đều quy định cha mẹ cũng có quyền đại diện cho con. Một trong những trƣờng hợp mà cha mẹ không đƣợc đại diện cho con chƣa thành niên thực hiện giao dịch đó là khi cha mẹ khơng có thẩm quyền đại diện hoặc vƣợt quá phạm vi

đại diện. Theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 khẳng định "Cha mẹ là ngƣời đại diện theo pháp luật của con chƣa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trƣờng hợp con có ngƣời khác làm giám hộ hoặc có ngƣời khác đại diện theo pháp luật". Từ quy định trên, ta thấy rằng không phải lúc nào cha mẹ cũng sẽ là ngƣời đại diện cho con chƣa thành niên mà cũng có thể cha mẹ khơng có thẩm quyền đại diện cho con chƣa thành niên khi cha mẹ thuộc vào trƣờng hợp con đã có ngƣời khác làm giám hộ hoặc có ngƣời khác làm đại diện. Vậy pháp luật quy định cụ thể nhƣ thế nào về các trƣờng hợp nói trên. Chẳng hạn nhƣ, trƣờng hợp cha mẹ bị Toà án tuyên bố hạn chế quyền đối với con hoặc những giao dịch mà pháp luật quy định con chƣa thành niên phải tự mình xác lập đƣợc quy định tại Điều 85 của Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 hay nhƣ theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định hệ quả của việc nuôi con nuôi nhƣ sau: "Trừ trƣờng hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ ni có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con ni, cha mẹ đẻ khơng cịn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, ni dƣỡng, cấp dƣỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thƣờng thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi". Trong những trƣờng hợp này, cha mẹ khơng có thẩm quyền đại diện cho con thực hiện các giao dịch. Nếu cha mẹ vẫn thực hiện quyền đại diện cho con tham gia vào các giao dịch dân sự thì giao dịch dân sự do ngƣời đại diện xác lập, thực hiện sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với ngƣời đƣợc đại diện trong phạm vi đại diện trừ trƣờng hợp ngƣời đƣợc đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối đƣợc quy định tại khoản 3 Điều 139 BLDS 2015. Hậu quả của giao dịch dân sự do ngƣời khơng có thẩm quyền đại diện xác lập, thực hiện hoặc vƣợt quá phạm vi đại diện đƣợc quy định tại các Điều 142, Điều 143 BLDS 2015.

Giao dịch dân sự do ngƣời đại diện khơng có thẩm quyền đại diện xác lập, thực hiện hay giao dịch dân sự do ngƣời đại diện vƣợt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của ngƣời đƣợc đại diện với những giao dịch đã xác lập hay phần giao dịch đƣợc thực hiện vƣợt quá phạm vi đại diện, trừ trƣờng hợp ngƣời đại diện hoặc ngƣời đƣợc đại diện đồng ý. Ngƣời đã giao dịch với ngƣời khơng có quyền đại diện, vƣợt quá phạm vi đại diện phải thông báo cho ngƣời đƣợc đại diện hoặc ngƣời đại diện của ngƣời đó để trả lời trong thời gian ấn định. Nếu hết thời hạn này mà khơng trả lời thì giao dịch đó khơng làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với ngƣời đƣợc đại diện. Hậu quả pháp lý đối với giao dịch dân sự do cha mẹ đại diện cho con chƣa thành niên xác lập và thực hiện khi khơng có thẩm quyền hay vƣợt q phạm vi đại diện cũng tùy thuộc vào mức năng lực hành vi dân sự của con chƣa thành niên. Với con chƣa thành niên chƣa đủ 6 tuổi thì tồn bộ giao dịch dân sự do cha mẹ là ngƣời toàn quyền quyết định. Do vậy, trƣờng hợp hợp thức hóa giao dịch là con chƣa thành niên công nhận giao dịch, con chƣa thành niên biết mà không phản đối trong thời gian hợp lý hoặc có lỗi dẫn đến việc ngƣời giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc cha mẹ khơng có thẩm quyền đại diện không đƣợc đặt ra.

Về nguyên tắc, hậu quả pháp lý do cha mẹ khơng có thẩm quyền đại diện, cha mẹ vƣợt quá phạm vi đại diện xác lập, thực hiện không ràng buộc trách nhiệm cho con chƣa thành niên. Tuy nhiên để đảm bảo tính an tồn của giao dịch hay bảo vệ niềm tin của ngƣời thứ ba ngay tình thì pháp luật cho phép ngƣời thứ ba ngay tình yêu cầu con chƣa thành niên là ngƣời đƣợc đại diện phải tiếp nhận hậu quả pháp lý từ hành vi của cha mẹ khơng có thẩm quyền đại diện, vƣợt quá phạm vi đại diện thực hiện khi ngƣời thứ ba ngay tình có căn cứ tin rằng ngƣời đã xác lập giao dịch với mình có thẩm quyền đại diện. Khoa học pháp lý gọi

trƣờng hợp này là đại diện bề ngoài. Đại diện bề ngoài là quy định khi pháp luật cân nhắc lợi ích của ngƣời đƣợc đại diện (ngun tắc tơn trọng tính tự định đoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại diện của cha mẹ cho con chưa thành niên trong giao dịch dân sự (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)