2.1. Pháp luật về đại diện của cha mẹ cho con chƣa thành niên
2.1.3 Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với vai trò đại diện cho con trong giao dịch
trong giao dịch dân sự
Từ thời xã hội vẫn còn chịu ảnh hƣởng nặng nề của tƣ tƣởng phong kiến nhƣng vẫn có những quy định hƣớng tới việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em trong một số trƣờng hợp cụ thể nhƣ trong Quốc triều hình luật. Khi chồng chết, con còn nhỏ, mẹ đi cải giá, mà lại đem bán điền sản của con, thì xử phạt 50 roi, trả lại ngƣời mua, trả lại ruộng cho con. Nếu có lý do đã trình bày với họ hàng bằng lịng cho bán, cũng phải trình quan để xem xét cần tiên hết bao nhiêu, thì chỉ cho bán bấy nhiêu thôi. Nếu ngƣời chồng sau mạo tên con ngƣời chồng trƣớc mà bán, thì ngƣời chồng sau, ngƣời viết thay văn tự và ngƣời chứng kiến đều xử phạt 60 trƣợng, biếm hai tƣ. Ngƣời biết sự việc mà cứ mua thì xử phạt 80 trƣợng và mất số tiền mua, ruộng phải trả cho con. Vợ sau mà bán điền sản của con vợ trƣớc thì cũng xử tội nhƣ thế23
, hoặc là: Ông bà, cha mẹ chết cả, mà ngƣời trƣởng họ bán điền sản của cháu khơng có lý do chính đáng thì bị xử phạt 60 trƣợng, biếm hai tƣ, trả lại tiền cho ngƣời mua và lại phải trả thêm một lần tiền mua nữa để chia cho ngƣời mua và con cháu mỗi bên một nửa; điền sản thì phải trả cho con cháu. Ngƣời biết mà cứ mua thì mất tiền mua; nếu có nợ cũ, thì cho ngƣời trƣởng họ đứng ra bảo đảm để bán mà trả nợ24
. Con còn nhỏ chẳng may mồ cơi cha thì mẹ, hay họ hàng khơng đƣợc có những hành vi xâm phạm quyền lợi của con. Quy định bảo vệ điền sản cho con nhỏ là một biện pháp nhằm giới hạn tối đa sự xâm phạm quyền lợi của trẻ em trong Quốc Triều hình luật25.
Hiện nay, các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ trong việc đại diện theo luật cho con chƣa thành niên đƣợc quy định trong các văn bản luật chủ yếu là các quyền và nghĩa vụ về tài sản. Lúc này, tuỳ thuộc vào độ trƣởng thành trong nhận thức của con chƣa thành niên mà xác định quyền và nghĩa vụ của cha mẹ.
23
Điều 377 Quốc triều hình luật, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản năm 2017
24
Điều 379 Quốc triều hình luật, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản năm 2017
25 Lƣơng Văn Tuấn, Các giá trị nhân văn, tiến bộ của Quốc triều hình luật, NXB Chính trị Quốc gia sự thật, năm 2016.
Đối với con chƣa đủ 6 tuổi cha mẹ có quyền gần nhƣ tuyệt đối, con hồn tồn khơng có năng lực hành vi dân sự theo pháp luật thừa nhận và mọi giao dịch của con đều do cha mẹ thực hiện. hơng có quy định nào cho thấy cha mẹ có quyền tự đề ra và xác lập giao dịch thay cho con trong mọi trƣờng hợp hay khơng. Nhƣng có một điều chắc chắn rằng yếu tố lợi ích của con phải đƣợc đặt lên hàng đầu trong những tiêu chí đánh giá việc làm của cha mẹ có liên quan đến con, nhất là trong trƣờng hợp định đoạt tài sản. Theo Luật hơn nhân và gia đình, trong trƣờng hợp cha mẹ quản lý tài sản riêng của con, thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, có tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên.
Đối với quan hệ đại diện giữa cha, mẹ với con chƣa thành niên thì phạm vi quyền và nghĩa vụ của cha mẹ tƣơng đối rộng. Cha mẹ có thể xác lập các quyền vì lợi ích của con chƣa thành niên, cho phép con chƣa thành niên từ đủ 6 tuổi đến dƣới 18 tuổi đƣợc tham gia một số giao dịch nhất định.... Ngoài ra nếu con chƣa thành niên gây thiệt hại cho ngƣời khác thì cha mẹ phải chịu trách nhiệm tài sản về hành vi gây thiệt hại này (Điều 586 BLDS 2015).
Đối với cha, mẹ là đại diện của con chƣa thành niên, khi con chƣa thành niên gây thiệt hại mà khơng có tài sản thì cha mẹ phải bồi thƣờng thiệt hại bằng tài sản của mình, bất luận cha mẹ có lỗi hay khơng có lỗi với việc con chƣa thành niên gây thiệt hại. Nhƣ vậy, pháp luật không quy định là cha mẹ sẽ đƣợc miễn trách nhiệm bồi thƣờng trong trƣờng hợp con chƣa thành niên gây ra, dù cha mẹ chứng minh đƣợc mình khơng có lỗi. Trách nhiệm của cha, mẹ trong trƣờng hợp này, các nhà làm luật đã suy đoán lỗi của cha, mẹ trong cả q trình dạy dỗ con chứ khơng chỉ trong trƣờng hợp con gây thiệt hại.
Theo quy định của pháp luật, có thể thấy rằng nhƣ ngƣời giám hộ khơng có quyền tặng cho tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ thì cha, mẹ cũng khơng có quyền tặng cho tài sản của con chƣa thành niên. Thế nhƣng, cha, mẹ có quyền bán, cầm cố tài sản của con mà không cần xin phép UBND địa phƣơng nơi cƣ trú nhƣ ngƣời giám hộ bán, cầm cố tài sản của ngƣời đƣợc giám hộ. Có thể mở rộng giải pháp này cho tất cả các trƣờng hợp định đoạt có đền bù (có hoặc khơng có điều kiện) đối với tài sản của con chƣa thành niên, nhƣ trao đổi, thế chấp bất động sản, ... cũng nhƣ các trƣờng hợp các giao dịch quan trọng có tính chất quản trị tài sản, nhƣ cho thuê, cho vay, ... tài sản.
Trong trƣờng hợp con chƣa thành niên đủ 15 tuổi tự mình quản lý tài sản, thì có quyền tự mình định đoạt tài sản. Lúc này vai trò đại diện của cha mẹ chƣa chấm dứt nhƣng chỉ dừng lại ở mức độ giám sát. Tuy nhiên, trƣờng hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ (khoản 2 Điều 77 Luật hôn nhân và gia đình 2014).