TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi theo pháp luật việt nam luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 49 - 51)

PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃ

2.2. TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃ

RỘNG RÃI

Cũng như khi xác định nhãn hiệu nổi tiếng, việc xác định một nhãn hiệu có phải là nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi hay không cần dựa trên các tiêu chí cụ thể. Tuy nhiên, trong pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia, chưa có sự thống nhất hoàn toàn về các tiêu chí này. Điều 6bis Công ước Paris về nhãn hiệu được biết đến rộng rãi không đưa ra tiêu chí cụ thể để xác định loại nhãn hiệu này. Điều 16.2 Hiệp định TRIPS đã lưu ý tới một tiêu chí để xác định nhãn hiệu được biết đến rộng

rãi, đó là: “sự nhận biết nhãn hiệu hàng hóa đó trong bộ phận công chúng liên quan,

bao gồm sự nhận biết đạt được tại nước Thành viên liên quan đó nhờ quảng cáo nhãn

hiệu hàng hóa đó”, tuy nhiên thuật ngữ “bộ phận công chúng liên quan” không được

làm rõ. Trong khi đó, Bản khuyến nghị chung về bảo hộ nhãn hiệu được biết đến rộng rãi của WIPO đã nêu chi tiết các tiêu chí xác định nhãn hiệu được biết đến rộng rãi, bao gồm các nội dung được nêu tại Điều 2: Mức độ biết đến của bộ phận công chúng liên quan; Thời gian và phạm vi địa lý mà nhãn hiệu được sử dụng, được quảng bá, được đăng ký bảo hộ hoặc nộp đơn đăng ký bảo hộ; Các vụ việc thực thi quyền thành công; Giá trị gắn với nhãn hiệu.

Tại Nhật Bản, các văn bản pháp luật không đưa ra tiêu chí xác định cụ thể, nhưng theo thực tế các vụ việc, các tiêu chí thường được xem xét là: Phạm vi địa lý nhãn hiệu được biết tới; Mức độ biết đến nhãn hiệu bởi bộ phận công chúng liên quan; Các yếu tố khác như Doanh thu của hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu, Hoạt động quảng bá… [21, tr.90].

Tại Việt Nam, Điều 75 Luật SHTT 2005 đề cập tới các tiêu chí xác định nhãn

hiệu nổi tiếng, bao gồm: (i) Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu

thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo; (ii) Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành; (iii) Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp; (iv) Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu; (v) Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu; (vi) Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu; (vii) Số lượng quốc gia công nhận

nhãn hiệu là nổi tiếng; (viii) Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Như đã trình bày ở mục 1.1.2.3, nhãn hiệu được biết đến rộng rãi và nhãn hiệu nổi tiếng có sự thống nhất với nhau, nhãn hiệu nổi tiếng là một dạng đặc biệt của nhãn hiệu được biết đến rộng rãi, có tiêu chuẩn bảo hộ cáo hơn. Do đó, trên cơ sở nội dung Điều 75, có thể giải thích theo hướng nêu ra các hạ các tiêu chí được nêu tại Điều 75 xuống thành các tiêu chí thấp hơn để xác định nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi và phân thành các nhóm như sau:

̵ Mức độ biết đến trong bộ phận công chúng liên quan: dựa trên các nội

dung như “Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo”, “Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp” và “Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu”;

̵ Thời gian và Phạm vi địa lý sử dụng và quảng bá nhãn hiệu: dựa trên các

nội dung như “Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành”, “Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu” và “Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu”;

̵ Giá trị gắn với nhãn hiệu;

̵ Các vụ việc thực thi quyền thành công: liên quan đến nội dung Điều 75

chỉ đề cập đến khía cạnh “Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng” mà không nhắc tới các trường hợp khác như thành công trong các vụ việc “Phản đối cấp bằng”, “Chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh”…;

Cũng cần lưu ý rằng các tiêu chí xác định nhãn hiệu được biết đến rộng rãi không nên là tiêu chí cố định, bắt buộc mà chỉ nên là các tiêu chí quan trọng nhưng không đầy đủ, bởi trong thực tiễn có rất nhiều trường hợp nhãn hiệu được biết đến rộng rãi theo các phương thức, hoàn cảnh khác nhau. Việc không đặt ra tiêu chí bắt buộc, cố định sẽ tạo điều kiện thuận lợi để chủ thể chứng minh và bảo vệ quyền lợi của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi theo pháp luật việt nam luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)