Phạm vi nhãn hiệu được sử dụng và quảng bá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi theo pháp luật việt nam luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 53 - 55)

PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃ

2.2.2. Phạm vi nhãn hiệu được sử dụng và quảng bá

Về phạm vi nhãn hiệu được sử dụng và quảng bá, có hai nội dung xem xét là phạm vi thời gian và phạm vi địa lý.

Về phạm vi địa lý, tại Nhật Bản, “nhãn hiệu không cần phải được biết đến rộng

rãi trong cả nước, chỉ cần chứng minh rằng nhãn hiệu được thừa nhận là được biết

đến rộng rãi tại ít nhất một vùng trong nước” [23, tr.18]. Đây là cách giải thích và áp

dụng pháp luật linh hoạt, phù hợp với mức độ phổ biến của nhãn hiệu được biết đến rộng rãi và phù hợp với quy mô hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông thường chỉ hoạt động trong một vùng nhất định, ít có khả năng và xu hướng vươn ra

phạm vi hoạt động lớn hơn. Tiêu chí này rất khác với tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng, theo đó nhãn hiệu phải rất danh tiếng trên khắp Nhật Bản.

Trong khi đó, Điều 75.2 Luật SHTT 2005 không sử dụng thuật ngữ “phạm vi địa

” mà sử dụng “phạm vi lãnh thổ”. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, việc được sử dụng ở

nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ là yếu tố quan trọng để chứng minh mức độ nổi tiếng. Tuy nhiên, nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi khó đạt đến mức độ được biết đến ở nhiều quốc gia như vậy. Do đó, khi áp dụng Điều 75.2, có thể giải thích theo hướng xem xét phạm vi địa lý mà nhãn hiệu đã được lưu hành sẽ hợp lý hơn. Phạm vi

địa lý gồm những nội dung nhỏ hơn “lãnh thổ” rất nhiều, có thể là một đơn vị hành

chính hoặc một khu vực địa lý được chia theo phương, hướng, đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội...

Cần lưu ý rằng, Điều 4.20 Luật SHTT 2005 đã nêu: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn

hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”. Tuy nhiên,

cách giải thích này áp dụng cho nhãn hiệu nổi tiếng, với tiêu chuẩn bảo hộ cao hơn so với nhãn hiệu được biết đến rộng rãi. Theo logic đó, và theo tham khảo pháp luật Nhật Bản, có thể cho rằng nhãn hiệu chỉ cần được biết đến và sử dụng rộng rãi trong phạm vi một vùng của Việt Nam, vùng đó có thể là một trong ba miền, hoặc một trong các vùng kinh tế (Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Đông Nam Bộ…), hoặc một hoặc một vài trong 63 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương… Ví dụ, tại thời điểm năm 2015, Rạng Đông và Điện Quang đều là các nhãn hiệu gắn trên các bóng đèn điện, tuy nhiên Điện Quang chủ yếu được sử dụng rộng rãi tại miền Nam Việt Nam, trong khi đó Trần Phú là nhãn hiệu mạnh trên thị trường miền Bắc Việt Nam [36].

Về phạm vi thời gian, Điều 75.4 Luật SHTT 2005 nêu ra một tiêu chí khác để

đánh giá là “Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu”. Tiêu chí này bao gồm hai nội dung

nhỏ: Độ dài thời gian tính từ khi nhãn hiệu được sử dụng lần đầu trên thị trường, hay cụ thể hơn là được gắn trên hàng hóa dịch vụ cung cấp trên thị trường, được quảng bá, được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, đến thời điểm xét; và Tính liên tục hay thời gian sử dụng nhãn hiệu liền mạch, kế tiếp nhau, không bị đứt quãng. Đây là tiêu chí để chứng tỏ rằng nhãn hiệu đã duy trì sự hiện diện trên thị trường trong một khoảng thời gian dài và liên tục đủ để gây ấn tượng và lưu lại trong trí nhớ của những người liên quan.

Ngoài phạm vi thời gian và không gian sử dụng và quảng bá nhãn hiệu trên đây,

một nội dung khác có thể xếp vào nhóm tiêu chí này là “Số lượng quốc gia bảo hộ

nhãn hiệu” theo Điều 75.6 Luật SHTT 2005. Như đã phân tích ở trên, phạm vi được

biết đến rộng rãi của nhãn hiệu có thể chỉ cần xét trong phạm vi một vùng lãnh thổ của một quốc gia, việc xét sự bảo hộ của tại các quốc gia khác, dù rõ ràng là một lợi thế, nhưng không phải là một tiêu chí cơ bản. Mặt khác, Điều 2.2.3a(iii) Bản Khuyến nghị chung của WIPO [33] nêu rõ các yếu tố mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được coi là yêu cầu bắt buộc khi xét nhãn hiệu được biết đến rộng rãi, trong đó có nội dung “nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc đã được nộp đơn đăng ký tại quốc gia khác ngoài Quốc gia Thành viên”. Việc đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký tại quốc gia khác chỉ được coi là tiêu chí xác định nhãn hiệu được biết đến rộng rãi khi Quốc gia Thành viên xác định một nhãn hiệu là được biết đến rộng rãi dù nhãn hiệu đó không được biết đến rộng rãi trong bộ phận công chúng liên quan của Quốc gia Thành viên. Tuy nhiên, theo tinh thần điều 4.20 Luật SHTT, “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”, nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi sẽ được xem xét trên cơ sở được biết đến rộng rãi

trên lãnh thổ Việt Nam, vì vậy việc đưa nội dung “Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn

hiệu” vào danh sách các tiêu chí quan trọng để xác định nhãn hiệu được biết đến và sử

dụng rộng rãi sẽ là không phù hợp với tinh thần của Bản Khuyến nghị chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi theo pháp luật việt nam luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)