PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃ
2.4.3. Quyền định đoạt
Chủ sở hữu nhãn hiệu thông thường có thể định đoạt quyền sở hữu công nghiệp của mình qua phương thức chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, trong đó chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp có thể ở nhiều dạng như chuyển nhượng, tặng cho, làm tài sản thừa kế, góp vốn…
SHTT là “chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp”, đối với nhãn hiệu của mình cho
người khác. Theo Điều 148.1 Luật SHTT, “hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu
công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăgn ký tại cơ quan nhà nước về quyền sở
hữu công nghiệp”, mà nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi không được bảo
hộ chính thức như nhãn hiệu nổi tiếng, không có số đơn đăng ký, số văn bằng bảo hộ như nhãn hiệu thường và không có các số định danh nào khác, vì vậy việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp cho nhãn hiệu này tại Cục SHTT là điều không tưởng. Theo logic đó, chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi không thể chuyển giao quyền sở hữu cho người khác.
Tuy vậy, xét theo nguyên tắc chung của luật dân sự, chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi và bên thứ ba hoàn toàn có thể xác lập hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi. Tranh chấp liên quan đến thỏa thuận này giữa các bên sẽ được giải quyết tại tòa án theo nguyên tắc của pháp luật về hợp đồng. Không có căn cứ cho rằng thỏa thuận nêu trên vô hiệu, không xét các trường hợp hợp đồng vô hiệu nói chung.
Đối với quyền chuyển quyền sử dụng, chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi hoàn toàn có thể chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu của mình cho bên thứ ba thông qua hợp đồng chuyển quyền sử dụng, còn gọi là hợp đồng li-xăng. Theo Điều 148.2 Luật SHTT, hợp đồng li-xăng phát sinh hiệu lực giữa các bên trong hợp đồng mà không cần đăng ký tại Cục SHTT, việc đăng ký chỉ có ý nghĩa làm phát sinh giá trị pháp lý với các bên thứ ba.