Quyền ngăn cấm người khác sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi theo pháp luật việt nam luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 64 - 66)

PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃ

2.4.2. Quyền ngăn cấm người khác sử dụng

Quyền ngăn cấm người khác sử dụng làm nên vị thế độc quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi của mình.

Quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp nói chung

được nêu tại Điều 125.1 Luật SHTT. Như đã phân tích trên đây, do Luật SHTT 2005

không ghi nhận chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, vì vậy khó có thể căn cứ quy định tại Điều 125.1 để cho rằng chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận quyền ngăn cấm của chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng rộng rãi, dựa trên hai căn cứ sau:

Căn cứ thứ nhất nằm tại Điều 6bis Công ước Paris. Như đã phân tích ở phần trên về nguyên tắc ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế, quy định tại Công ước Paris hoàn toàn có thể được sử dụng, trong đó Điều 6bis nêu rõ hành vi sử dụng dấu hiệu gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được biết đến rộng rãi sẽ bị ngăn chặn. Nói cách khác, chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi có quyền ngăn cấm các chủ thể khác sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu của mình, dù nhãn hiệu chưa được đăng ký.

Căn cứ thứ hai là quy định về quyền chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh được Luật SHTT ghi nhận tại Điều 198.3 và Điều 130.1 a):

Điều 198.3. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này (các biện pháp dân sự) và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Nội dung “hành vi cạnh tranh không lành mạnh” được xác định tại Điều 130.1 a):

Điều 130.1. Các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

a) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ;

[…]

Hành vi sử dụng dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được sử dụng và

thừa nhận rộng rãi hoàn toàn có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về “chủ

thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa dịch vụ”,

bởi nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi được công chúng liên quan coi là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa dịch vụ gắn nhãn hiệu đó với hàng hóa dịch vụ có nguồn gốc khác. Vì vậy, hành vi sử dụng nêu trên có thể được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trên cơ sở đó, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền ngăn cấm chủ thể khác thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Điều đó cũng có nghĩa rằng,

thông qua quy định về chống cạnh tranh không lành mạnh, chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi có quyền ngăn cấm các chủ thể khác sử dụng nhãn hiệu của mình.

Như vậy, theo hai căn cứ trên, có thể thấy rằng chủ sở hữu sử dụng nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi thực sự có quyền độc quyền đối với nhãn hiệu của mình trên cơ sở quyền ngăn cấm người khác sử dụng.

So sánh với pháp luật Israel, có thể thấy rằng Luật SHTT Việt Nam đã quy định không minh thị về quyền độc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi:

Điều 46A. (a) Pháp lệnh Nhãn hiệu 5732-1972 (Israel) [22]

Chủ sở hữu nhãn hiệu được biết đến rộng rãi – dù chưa được đăng ký, sẽ được độc quyền sử dụng nhãn đó cho hàng hóa mà nhãn hiệu đó được biết đến rộng rãi tại Israel hoặc hàng hóa tương tự.

Điều 46.A nêu trên đã đề cập trực tiếp vào quyền độc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu được biết đến rộng rãi, đồng thời nêu rất rõ rằng độc quyền đó được áp dụng cả trong trường hợp nhãn hiệu chưa được đăng ký và chỉ rõ độc quyền được áp dụng trong phạm vi hàng hóa mà nhãn hiệu được biết đến rộng rãi hoặc hàng hóa tương tự, không áp dụng cho hàng hóa dịch vụ khác. Cách quy định này sẽ giúp việc bảo vệ quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu được thuận lợi hơn rất nhiều so với cách quy định tại Luật SHTT 2005.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi theo pháp luật việt nam luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 64 - 66)