NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃ
3.2.3. Về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rã
thừa nhận rộng rãi
Thứ nhất, với tư cách là một loại nhãn hiệu và đã có quy chế pháp lý khá đầy đủ theo quy định pháp luật hiện hành, nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi xứng đáng được ghi nhận bảo hộ tại các điều luật liên quan với tư cách là một đối tượng sở hữu công nghiệp chính thức.
Thứ hai, về nội dung quyền, xét quyền sử dụng, có thể cân nhắc bổ sung quy định về quyền sử dụng trước của chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi. Cụ thể: nếu chủ thể có nhãn hiệu chưa đăng ký nhưng đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi tại ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu của người thứ ba thì chủ thể đó được tiếp tục sử dụng trong trường hợp đơn đăng ký trên được cấp văn bằng bảo hộ. Quy định này sẽ giúp chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi bảo vệ được thành quả của mình trong quá trình xây dựng thương hiệu.
3.2.3. Về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi nhận rộng rãi
Trong quy định về hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ tại Điều 96.3, cần điều chỉnh thời điểm bắt đầu tính thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ từ “ngày cấp văn bằng bảo hộ” thành “ngày công bố văn bằng bảo hộ” để đảm bảo chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi có điều kiện tốt nhất để thực hiện quyền của mình.
KẾT LUẬN CHƢƠNG III
Qua khảo sát một số vụ việc thực tiễn, có thể thấy rằng nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi đã thực sự tồn tại trong đời sống pháp lý và là một công cụ quan trọng để chủ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đặc biệt thông qua phản đối cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi và chống cạnh tranh không lành mạnh.
Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu pháp luật hiện hành có đặt trong so sánh với pháp luật quốc tế và một số quốc gia, Chương III đã đề xuất một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung liên quan đến tiêu chí xác định nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi, nội dung quyền và bảo hộ nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi, qua đó góp phần giúp các quy định pháp luật liên quan tương thích hơn với pháp luật quốc tế, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu loại nhãn hiệu này
KẾT LUẬN
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi nói riêng là tài sản vô hình có giá trị trong hoạt động kinh doanh bởi đó là kết quả của quá trình hoạt động, đầu tư lâu dài để xây dựng nên uy tín, vị thế thương hiệu trên thị trường. Mặt khác, trong nhiều trường hợp, do không được đăng ký nên quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi rất dễ bị tổn thương trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vì vậy cần có các quy phạm pháp luật để bảo hộ dạng nhãn hiệu này.
Trong Luật SHTT Việt Nam và các văn bản hướng dẫn hiện hành, đã xuất hiện những quy định để bảo hộ nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi ở mức độ nhất định, bảo vệ quyền của chủ sở hữu, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, các quy định này chưa trở thành hệ thống rõ ràng, có quy định phải sử dụng chung với nhãn hiệu nổi tiếng trên cơ sở áp dụng tương tự.
Tóm lại, trong một luận văn có dung lượng không dài, tác giả đã cố gắng làm rõ các quy định về bảo hộ nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi tại Việt Nam trên cơ sở hệ thống hóa, phân tích các quy phạm và so sánh với các quy định trong một số điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia. Trên cơ sở đó, hy vọng các nội dung đã đề cập có thể góp phần trong các nghiên cứu sâu trong tương lai về loại nhãn hiệu này.