PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃ
2.1. CĂN CỨ PHÁT SINH QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃ
NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃI
Theo nội dung phân tích tại Mục 1.1.2.3, nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi và nhãn hiệu nổi tiếng có cùng bản chất, đều là dấu hiệu hưởng quy chế bảo hộ trên cơ sở được biết đến bởi đông đảo công chúng liên quan, được nhận biết, ghi nhớ và thực hiện đầy đủ chức năng của nhãn hiệu. Tiêu chuẩn và phạm vi bảo hộ dành cho hai loại nhãn hiệu trên có sự khác biệt do sự khác nhau phạm vi, mức độ được biết đến rộng rãi quyết định, nhưng cơ bản quy chế pháp lý dành cho hai loại nhãn hiệu có nhiều điểm tương đồng, sự khác biệt chủ yếu về lượng. Vì vậy nội dung Chương II về quy chế pháp lý đối với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi được trình bày và phân tích trên nền tảng quy chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo Luật SHTT 2005.
Cũng liên quan đến chế độ pháp lý đối với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi, thoạt nhìn các quy định trong Luật SHTT 2005, tưởng như tất cả chỉ gói gọn trong Điều 74.2.g về ngăn cấm người khác đăng ký cho dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa dịch vụ trùng hoặc tương tự. Tuy nhiên, nội dung tại Điều 74.2.g chỉ là một phần của chế độ pháp lý sẽ được làm rõ trong Chương II.
2.1. CĂN CỨ PHÁT SINH QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃI HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃI