đƣợc sử dụng và thừa nhận rộng rãi tại Việt Nam
Tại Việt Nam, trước năm 1975, trong khi Miền Bắc chưa có hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hoàn chỉnh, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tại Việt Nam đã ban hành Luật số 13/57 vào tháng 8 năm 1957, xác lập hệ thống bảo hộ nhãn hiệu [31, tr.136].
Sau khi giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975, vào năm 1982, Nghị định 197/HĐBT về nhãn hiệu hàng hóa được ban hành và được sửa đổi bằng Nghị định 84/HĐBT ban hành năm 1990.
Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam tiếp tục phát triển với sự ra đời của Bộ luật Dân sự 1995. Bộ luật đã dành riêng Phần thứ sáu để đề cập tới các nối dung liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm nhãn hiệu. Đặc biệt, trong Nghị định 63/CP năm 1996 được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 06/2001/NĐ-CP năm 2001, lần đầu tiên nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi và nhãn hiệu nổi tiếng được đề cập, cụ thể Điều 6.1.e quy định rằng dấu hiệu dùng làm
nhãn hiệu được công nhận là có khả năng phân biệt nếu “không trùng hoặc không
tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác được coi là nổi tiếng (theo Điều 6bis Công ước Pari) hoặc với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi”.
Nội dung về quyền sở hữu trí tuệ tiếp tục xuất hiện trong Phần thứ sáu Bộ luật dân sự 2005. Tuy nhiên, đến tháng 11 năm 2005, một đạo luật chuyên ngành về Sở hữu trí tuệ đã được Quốc hội thông qua, quy định một cách hệ thống hơn, đầy đủ hơn về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng so với các văn bản trước đó. Luật SHTT 2005 tiếp tục được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009. Hướng dẫn thực hiện Luật SHTT 2005, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản dưới luật, trong đó đáng chú ý là Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010, được hướng dẫn chi tiết bằng
Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 và được sửa đổi bổ sung bằng Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 và Thông tư số 18/2011/TT- BKHCN ngày 22/7/2011. Nhìn chung các văn bản pháp luật hiện hành đều có những quy định ghi nhận quy chế pháp lý dành cho nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi, sẽ được phân tích cụ thể ở Chương tiếp theo.
Về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã tham gia ký kết Công ước Paris 1883 về sở hữu công nghiệp và Thỏa ước Madrid 1891 về đăng ký nhãn hiệu quốc tế từ năm 1949. Đến năm 1981, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tái gia nhập hai Điều ước quốc tế trên. Năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên của Nghị định thư 1989 về Thỏa ước Madrid 1891 về đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Cũng trong năm này, với việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam đã trở thành thành viên của Hiệp định TRIPS.
Với tiến trình lịch sử trên, có thể thấy rằng nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi là thuật ngữ đã xuất hiện khá lâu trong hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Mặt khác, với tư cách là một thành viên của Công ước Paris và Hiệp định TRIPS, Việt Nam cần có quy chế pháp lý đối với loại nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi, hay nhãn hiệu được biết đến rộng rãi theo cách gọi trong các điều ước trên, để pháp luật quốc gia có sự thống nhất với pháp luật quốc tế.