NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃ
3.2. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃI TẠI VIỆT NAM
ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃI TẠI VIỆT NAM
Qua các nội dung khảo sát tại các nội dung trên, có thể thấy rằng dù pháp luật Việt Nam đã hình thành quy chế pháp lý bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi, tuy nhiên quy chế pháp lý đó vẫn có nhiều nội dung cần hoàn thiện để quyền chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ hiệu quả hơn và pháp luật Việt Nam tương thích hơn với pháp luật quốc tế.
3.2.1.Về Tiêu chí xác định nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi
Thứ nhất, để có thể xác định một nhãn hiệu có được coi là được sử dụng và thừa nhận rộng rãi hay không, cần có một bộ khung tiêu chí cơ bản, trên cơ sở đó, người có quyền và lợi ích hơp pháp có thể chứng minh, phản đối và bản thân cơ quan nhà nước có thẩm quyền có căn cứ để xem xét công nhận hoặc từ chối công nhận nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi. Do nhãn hiệu nổi tiếng là một loại đặc biệt của nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi nên một số tiêu chuẩn bảo hộ của nhãn hiệu nổi tiếng có thể áp dụng cho nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi nhưng ở mức độ thấp hơn. Vì vậy, có thể điều chỉnh Điều 75 Luật SHTT theo hướng áp dụng cho cả nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu được sử dụng rộng rãi. Cũng cần ghi rõ tại Điều 75 về phương thức đánh giá các tiêu chí, theo đó không bắt buộc đáp ứng toàn bộ các tiêu chí, có thể một hoặc một số các tiêu chí trong hoặc ngoài danh mục tại Điều 75 sẽ được đánh giá, phụ thuộc bản chất, đặc thù của hàng hóa dịch vụ.
Thứ hai, về nội dung từng tiêu chí cụ thể, cần điều chỉnh và làm rõ như sau:
̵ Sửa đổi thuật ngữ “Số lượng người tiêu dùng liên quan” được nêu tại
Điều 75.1 thành “bộ phận công chúng liên quan” để đảm bảo tính toàn diện, bởi người tiêu dùng chỉ là một bộ phận của công chúng liên quan, vốn bao gồm cả người tiêu dùng, người tham gia chuỗi dây chuyền sản xuất, quảng bá, phân phối. Sự sửa đổi này cũng nhằm thống nhất với các sử dụng thuật ngữ “relevant sector of public” trong pháp luật quốc tế và pháp luật nhiều quốc gia.
̵ Khi xem xét tiêu chí “Mức độ biết đến trong công chúng liên quan”, cần
cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ biết đến nhãn hiệu trong công chúng như “mua bán, sử dụng”, “quảng cáo”, “biết đến qua các phương tiện thông tin đại chúng, văn hóa phẩm, các hình thức giải trí” với tư cách là các yếu tố độc lập và bình đẳng, tránh đề cao yếu tố “mua bán, sử dụng” so với các yếu tố khác như tinh thần tại Điều 75.1 Luật SHTT 2005 hiện hành.
̵ Làm rõ nội dung thuật ngữ “Phạm vi lãnh thổ” được nêu tại Điều 75.2.
Với nhãn hiệu nổi tiếng, yêu cầu đặt ra là phải được sử dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi, “lãnh thổ” có thể hiểu theo nghĩa hẹp hơn, đó là phạm vi địa giới hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, hoặc khu vực địa lý, vùng miền… Ví dụ, nhãn hiệu có thể được coi là được sử dụng và thừa nhận rộng rãi khi được biết đến rộng rãi bởi công chúng liên quan tại một trong ba miền Bắc, Trung, Nam, hoặc một vùng kinh tế-xã hội như Đông Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ..., hoặc một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh...
̵ Sửa đổi tiêu chí “Số lượng quốc gia công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng”
thành “Lịch sử thực thi quyền thành công”, bởi việc được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng hay nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi thực chất là một trong những kết quả đạt được qua quá trình thực thi quyền, bằng việc thực hiện các thủ tục phản đối cấp văn bằng bảo hộ,
cạnh tranh không lành mạnh, mặt khác không phải lúc nào kết thúc quá trình thực thi quyền thành công cũng là sự ra đời của quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng hay nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi. Do đó, chỉnh sửa thuật ngữ như trên để bảo đảm đúng bản chất của tiêu chí và tạo cơ hội chứng minh cho chủ sở hữu nhãn hiệu.