Các vụ việc thực thi quyền thành công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi theo pháp luật việt nam luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 56 - 57)

PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃ

2.2.4. Các vụ việc thực thi quyền thành công

Các vụ việc chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi thành công trong việc thực thi hoặc chứng minh mình có quyền và lợi ích hợp pháp với nhãn hiệu là tiêu chí rất thuyết phục để chứng minh rằng nhãn hiệu đã được biết đến rộng rãi, đến mức được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận thông qua các quyết định liên quan.

Theo Phần giải thích đi kèm Bản Khuyến nghị chung của WIPO, “thực thi” có thể được hiểu theo nghĩa rộng trong đó bao gồm phản đối thành công việc cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho một dấu hiệu khác, được công nhận là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi tại một quốc gia khác. Ngoài ra, còn có các hình thức thực thi quyền khác như yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đã cấp, kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên cơ sở sử dụng dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được biết đến rộng rãi hoặc hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được đăng ký...

Về nguyên tắc, do tính chất lãnh thổ của nhãn hiệu, việc thực thi quyền đối với nhãn hiệu được thực hiện trong phạm vi quốc gia. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu bảo vệ lợi ích của mình, và cũng để tránh bỏ qua chứng cứ cho thấy nhãn hiệu đã được biết đến ở tầm quốc tế, việc xem xét lịch sử thực thi quyền thành công tại nước ngoài là điều cần thiết. Lịch sử thực thi quyền nói chung là một tiêu chí rất cần được xem xét bởi phải trải qua quá trình cân nhắc, đánh giá nghiên túc, cơ quan có thẩm quyền mới có cơ sở ban hành một quyết định có lợi cho chủ sở hữu nhãn hiệu được biết đến rộng rãi.

Điều 75.7 Luật SHTT 2005 có thể đã được xây dựng với tinh thần trên, tuy nhiên kết quả chỉ là một điều khoản có nội dung rất hẹp. Cụ thể, Điều 75.7 không đề cập cụ thể đến tiêu chí “lịch sử thực thi quyền thành công” với tư cách là một tiêu chí độc lập,

mà chỉ nhắc đến nội dung “Số lượng quốc gia công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng”. Dù

rộng rãi là tiêu chí quan trọng, tuy nhiên đây chỉ là một trong những phương thức thực thi quyền và là một phương thức thực thi rất khó khăn, chỉ một số ít nhãn hiệu thực hiện thành công. Mặt khác, cách quy định như vậy có thể gây cảm giác rằng nhà làm luật đã đánh giá thấp hoặc thập chí không quan tâm đến các phương thức thực thi quyền khác như phản đối cấp văn bằng bảo hộ, hủy hiệu lực văn bằng bảo hộ, kiện hành vi xâm phạm...

Một ví dụ điển hình trong việc thực thi quyền là vụ việc Cục Sở hữu công nghiệp, tên gọi của Cục SHTT tại thời điểm năm 1995, đã quyết định hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa “SHANGRI-LA” số 3046 đã cấp cho Công ty Liên doanh Phú Thọ Enterprise cho dịch vụ khách sạn và nhà hàng trên cơ sở yêu cầu của Shangri-la International Hotel Management Ltd. do nhãn hiệu được đăng ký trùng với nhãn hiệu của tập đoàn Shangri-la International Hotel Management Ltd. Cho cùng dịch vụ khách sạn, nhà hàng đã được biết đến và bảo hộ tại nhiều quốc gia khác, cho dù Shangri-la International Hotel Management Ltd. Chưa đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam. Việc hủy thành công hiệu lực một văn bằng bảo hộ hoàn toàn có thể trở thành một tiêu chí để đánh giá Shangri-la là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi theo pháp luật việt nam luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 56 - 57)