BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi theo pháp luật việt nam luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 70 - 81)

PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃ

2.5.BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃ

xuất hiện một văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho một dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình, bởi sự kiện đó đã công bố trên công báo, và nếu chủ sở hữu nhãn hiệu không thực hiện quyền trong thời hiệu 05 năm thì coi như người đó từ bỏ quyền của mình. Tuy nhiên, lẽ ra thời hiệu 05 năm phải được tính từ ngày công bố văn bằng chứ không phải ngày cấp văn bằng bảo hộ bởi khoảng thời gian giữa ngày cấp bằng và ngày công bố bằng thường không trùng khớp, và sự không trùng khớp đó ảnh hưởng tới quyền của người yêu cầu do chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi không thể biết được văn bằng bảo hộ đã được cấp cho đến ngày văn bằng đó được công bố, vì vậy trong thời hiệu thực tế rất có thể ngắn hơn 05 năm. Ví dụ Nhãn hiệu của Honda Motor Co., Ltd. được cấp văn bằng bảo hộ ngày 16/08/2011, nhưng ngày công bố bằng là ngày 27/09/2011, theo đó cho tới trước ngày 27/09/2011 không chủ thể nào biết rằng văn bằng đã cấp, không kể các cán bộ của Cục SHTT.

Để yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cũng cần cung cấp các thông tin tài liệu chứng minh nhãn hiệu của mình được sử dụng đến mức được biết đến và thừa nhận rộng rãi và là đối chứng để cho rằng nhãn hiệu được cấp bằng không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ. Các nội dung này tương tự với các nội dung thông tin tài liệu cung cấp khi yêu cầu phản đối cấp văn bằng bảo hộ nêu tại mục 2.6.1.

2.5. BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃI SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃI

Các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được cấp bằng và nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 129.1 Luật SHTT 2005. Như đã phân tích trong các nội dung trên, do nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi không được bảo hộ với tư cách đối tượng sở hữu công nghiệp độc lập trong Luật SHTT 2005, vì vậy không thể coi các hành vi tại Điều 129.1 là các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi.

Tuy nhiên, thay thế cho Điều 129.1, chủ sở hữu có thể xác định những trường hợp ảnh hưởng đến quyền độc quyền đối với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi dựa trên các quy định khác, cụ thể là trường hợp sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự, được quy định tại Điều 130.1 (a) về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đây là trường hợp thể hiện rõ ràng nhất sự xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi, bởi hành vi cạnh tranh không lành mạnh một mặt giúp chủ thể thực hiện hành vi hưởng lợi từ uy tín rộng rãi của nhãn hiệu được xây dựng trên cơ sở công sức, thời gian, tiền bạc của chủ sở hữu nhãn hiệu, mặt khác uy tín của nhãn hiệu có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và việc sụt giảm lợi ích thu được của chủ sở hữu là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Phù hợp với Điều 6bis Công ước Paris, Luật SHTT 2005 đã quy định biện pháp mà chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi có thể áp dụng để bảo vệ quyền lợi của mình, đó là thực hiện biện pháp chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Như đã phân tích tại mục 2.4, do hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa dịch vụ trùng hoặc tương tự không thể bị xử lý theo căn cứ tại Điều 129.1 Luật SHTT, vì vậy chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ có thể áp dụng biện pháp chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh để bảo vệ quyền của mình.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi được nêu tại Điều 130.1 (a) Luật SHTT, cụ

thể là hành vi “Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt

động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa dịch vụ”. Khoản 2 của chính

Điều 130 đã làm rõ“Chỉ dẫn thương mại”là“các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn

thương mại hàng hóa, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hóa”.

Tương tự với Điều 130 Luật SHTT, Điều 39 Luật Cạnh tranh 2004 cũng quy

định hành vi cạnh tranh không lành mạnh là sử dụng “chỉ dẫn gây nhầm lẫn”, hay rõ

hơn là “sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu

sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh”, theo Điều 40 Luật Cạnh tranh 2004.

Như vậy hành vi được coi là cạnh tranh không lành mạnh theo quy định pháp luật hiện hành có phạm vi rộng, trong đó có thể hiểu rằng việc sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn với hoạt động kinh doanh, nguồn gốc hàng hóa dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Sự nhầm lẫn đó hoàn toàn có thể được gây ra bởi hành vi sử dụng dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu cho nhóm hàng hóa dịch vụ trùng hoặc tương tự. Cụ thể hơn, do nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi đã xuất hiện trong tâm trí người tiêu dùng với tư cách một dấu hiệu để xác định và phân biệt nguồn gốc hàng hóa dịch vụ, vì vậy, hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu cho hàng hóa dịch vụ trùng hoặc tương tự sẽ khiến người tiêu dùng nhầm lẫn về nguồn gốc thực sự của hàng hóa dịch vụ, dẫn đến lựa chọn sai lầm, gây thiệt hại về doanh thu và uy tín của chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực. Vì vậy, xếp hành vi sử dụng như trên vào dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hợp lý.

Cũng trong Điều 130.1a), các dạng dấu hiệu – chỉ dẫn thương mại – được sử dụng với tư cách hành vi cạnh tranh không lành mạnh không chỉ bó hẹp trong nhãn hiệu mà mở rộng ra nhiều loại đối tượng sở hữu công nghiệp khác như tên thương mại, chỉ dẫn địa lý.. và các dấu hiệu khác được sử dụng trong hoạt động thương mại như khẩu hiệu kinh doanh, nhãn hàng hóa…

Hậu quả do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra chỉ được đề cập chung chung ở mức “gây nhầm lẫn”. Đây là một tiêu chí xác định hành vi có đến mức bị coi là cạnh tranh không lành mạnh hay không. Có thể xuất hiện trường hợp dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa dịch vụ tương tự, nhưng người tiêu dùng không nhầm lẫn về nguồn gốc gắn dấu hiệu và nhãn hiệu trên, ví dụ trường hợp dấu hiệu trên cũng là một nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi được đông đảo công chúng liên quan biết đến.

Tóm lại, hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể được xác định qua các tiêu chí sau:

̵ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại , hay nói cách khác là các hành vi được nêu tại Điều 124 Luật SHTT (ví dụ như sản xuất (bao bì), gắn (nhãn hiệu) lên hàng hóa, phương tiện kinh doanh, lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán hàng hóa dịch vụ) áp dụng cho các dấu hiệu sử dụng trong thương mại để xác định nguồn gốc, để thông tin, quảng bá hàng hóa dịch vụ;

̵ Các dấu hiệu trên trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được sử dụng và

thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa dịch vụ trùng hoặc tương tự;

̵ Hậu quả của hành vi là khiến công chúng liên quan nhầm lẫn về chủ thể

kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 40 Luật Cạnh tranh 2004, hành vi được xét phải được thực hiện nhằm mục đích cạnh tranh. Để được coi là có mục đích cạnh tranh, có thể hành vi phải được thực hiện trong cùng khu vực kinh doanh, cùng đối tượng khách hàng, nhằm chiếm lĩnh thị phần trong cũng lĩnh vực sản xuất kinh doanh… Như vậy, tiêu chí xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh tranh 2004 có nhiều hơn một nội dung so với các tiêu chí trong Luật SHTT. Tuy nhiên, “mục đích cạnh tranh” là yếu tố mang tính chủ quan của chủ thể, và việc chứng minh yếu tố chủ quan không đơn giản. Vì vậy, nên chăng cần xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo hướng quy định của Điều 130.1 Luật SHTT 2005, theo đó hành vi cạnh tranh không lành mạnh được xác định trên cơ sở sự trùng hoặc tương tự giữa một dấu hiệu và nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa dịch vụ trùng hoặc tương tự, như vậy chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ có điều kiện thuận lợi nhất để bảo về quyền lợi của mình.

Theo đó, yêu cầu chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh của chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cần dựa trên các căn cứ sau:

̵ Chứng minh rằng nhãn hiệu đã được sử dụng rộng rãi đến mức được

đông đảo công chúng liên quan ghi nhớ, biết đến, có uy tín và vị thế nhất định trên thị trường;

̵ Chứng minh rằng chủ thể có hành vi đã sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự;

̵ Chứng minh rằng hành vi trên gây nhầm lẫn cho công chúng liên quan về

nguồn gốc hàng hóa dịch vụ.

Để chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi, theo quy định tại Điều 198 Luật SHTT 2005, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự và/hoặc các biện pháp hành chính.

Chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi có thể sử dụng biện pháp dân sự để chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh bằng cách khởi kiện tại tòa án, yêu cầu áp dụng các chế tài nêu tại Điều 202 Luật SHTT, bao gồm:

̵ Buộc chấm dứt hành vi;

̵ Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

̵ Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

̵ Buộc bồi thường thiệt hại;

̵ Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm

mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến hà năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Trong các chế tài trên, chế tài “Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự” là cách quy định rất chung. Nghĩa vụ dân sự được thừa nhận chung là bao gồm hai loại: nghĩa vụ hợp đồng và nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Trong năm gạch đầu dòng nêu trên, không kể chế tài “Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự”, các chế tài khác đều thuộc phạm vi nghĩa vụ ngoài hợp đồng mà chủ thể bị áp dụng biện pháp phải thực hiện như bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả… Theo logic đó, có lẽ có thể hiểu rằng “Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự” là buộc chủ thể phải thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận theo một hợp đồng được chủ thể này giao kết trước đó.

Bên cạnh biện pháp dân sự, chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cũng có thể thực thi quyền bằng biện pháp hành chính, cụ thể hơn là yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chủ thể có hành vi cạnh tranh không lành mạnh căn cứ Điều 211.3 Luật SHTT. Theo đó, trong trường hợp xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi, người có quyền yêu cầu có thể lựa chọn yêu cầu áp dụng các biện pháp cụ thể sẽ được áp dụng theo các quy định theo pháp luật sở hữu trí tuệ tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP hoặc theo pháp luật cạnh tranh tại Nghị định 71/2014/NĐ-CP.

a. Nghị định 71/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh

Theo đó, chủ thể có hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể bị áp dụng các chế tài được quy định cụ thể tại Điều 28 Nghị định 71/2014/NĐ-CP:

Điều 28. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp

[…]

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, nhãn hàng hóa và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh;

b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn quy định tại Điểm a Khoản này.

3. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại Khoản 2 Điều này đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này trong các trường hợp sau:

a) Hàng hóa, dịch vụ liên quan là các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu theo quy định của pháp luật;

b) Hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

4. Ngoài việc bị phạt tiền theo Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục sau đây:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;

b) Buộc cải chính công khai.

Thẩm quyền điều tra và xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Điều 28 nêu trên thuộc về Cơ quan Quản lý cạnh tranh theo quy định tại Điều 49 Luật cạnh tranh 2004.

b. Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

So với Điều 28 Nghị định 71/2014/NĐ-CP, Điều 14 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định chi tiết hơn về biện pháp xử phạt và mức phạt cụ thể đối với mức độ vi phạm cụ thể, mức tiền phạt tối đa cao hơn, có thê lên đến 250.000.000 đồng đối với cá nhân và 500.000.000 đồng đối với tổ chức.

Điều 14. Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng:

a) Bán; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ để bán hàng hóa, dịch vụ có gắn chỉ dẫn thương mại lên hàng hóa, dịch vụ gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ hoặc xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ hoặc về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi theo pháp luật việt nam luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 70 - 81)