KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi theo pháp luật việt nam luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 81 - 83)

PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃ

KẾT LUẬN CHƢƠNG

Qua khảo sát và phân tích quy chế pháp lý đối với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi theo pháp luật Việt Nam hiện hành, đặt trong so sánh với pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia, có thể rút ra một số kết luận như sau:

1. Tiêu chí xác định nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi về cơ bản tương tự với tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng, với những tiêu chuẩn ở mức thấp hơn. Các tiêu chí cơ bản gồm: Mức độ biết đến trong bộ phận công chúng liên quan; Phạm vi nhãn hiệu được sử dụng và quảng bá; Giá trị gắn với nhãn hiệu; Các vụ việc thực thi quyền thành công.

2. Quyền đối với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi được phát sinh trên cơ sở sử dụng thực tiễn, hay xác lập tự động. Pháp luật hiện hành không có quy định về việc chính thức công nhận nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi, tuy nhiên trên thực tế cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã gián tiếp thừa nhận nhãn hiệu thừa nhận và sử dụng rộng rãi thông qua các quyết định cấp văn bằng bảo hộ, chấp thuận ý kiến phản đối cấp văn bằng bảo hộ, hủy hiệu lực văn bằng bảo hộ.

3. Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về thời hạn mà chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhẩn rộng rãi được hưởng chế độ pháp lý đối với nhãn hiệu của mình. Tuy nhiên theo cách hiểu chung, chừng nào nhãn hiệu còn được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với tư cách một nhãn hiệu thì chủ sở hữu vẫn được hưởng quyền của mình và nhãn hiệu có thể trở thành đối chứng loại trừ các dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn cho hàng hóa dịch vụ tương tự.

4. Về nội dung quyền, tương tự như chủ sở hữu nhãn hiệu thông thường, chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi có quyền sử dụng, quyền ngăn cấm người khác sử dụng và quyền định đoạt, ở mức độ hạn chế, bên cạnh đó là quyền yêu cầu từ chối cấp văn bằng bảo hộ và quyền yêu cầu hủy hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn

hiệu đã cấp cho dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa dịch vụ trùng hoặc tương tự.

5. Để bảo vệ quyền và lợi ích hơp pháp từ việc khai thác nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể thực hiện biện pháp yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Tóm lại, trên cơ sở các nội dung trên, có thể khẳng định rằng một quy chế pháp lý cơ bản dành cho nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi đã được hình thành trong pháp luật Việt Nam.

CHƢƠNG III

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi theo pháp luật việt nam luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 81 - 83)