NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃ
3.1. THỰC TIỄN BẢO HỘ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃI TẠI VIỆT NAM
minh thị, đúng với tư cách của một loại nhãn hiệu, giúp bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu và hạn chế các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, cần điều chỉnh và hoàn thiện một số nội dung như sau:
3.1. THỰC TIỄN BẢO HỘ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃI TẠI VIỆT NAM NHẬN RỘNG RÃI TẠI VIỆT NAM
Trong thực tiễn đời sống pháp lý tại Việt Nam, vai trò của nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi đã ít nhiều xuất hiện trong vụ việc liên quan đến phản đối cấp văn bằng bảo hộ và chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Dưới đây là hai vụ việc điển hình:
Trường hợp thứ nhật là vụ việc American Clothing Associates yêu cầu Cục SHTT từ chối cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu “RIVER WOOD” theo đơn số 4- 2011-10996 của Công ty Cổ phần Dệt may đầu tư thương mại Thành Công với lý do nhãn hiệu “RIVER WOOD” tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “RIVER WOODS” của American Clothing Associates cho cùng dịch vụ liên quan đến thời trang, may mặc. Đáng chú ý là nhãn hiệu “RIVER WOODS” chưa được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam. Do đó, American Clothing Associates đã tiến hành chứng minh nhãn hiệu của mình được sử dụng và thừa nhận rộng rãi trên cơ sở nhãn hiệu
“RIVER WOODS” được bảo hộ tại nhiều quốc gia trên thế giới, mạng lưới rộng lớn các cửa hàng phân phối sản phẩm mang nhãn hiệu “RIVER WOODS”, doanh số cao thu được từ hoạt động kinh doanh sản phẩm mang nhãn hiệu “RIVER WOODS”, “RIVER WOODS” được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng... Qua xem xét các ý kiến và chứng cứ cung cấp, ngày 17/06/2015 Cục SHTT đã có công văn chấp nhận ý kiến phản đối của American Clothing Associates và dự đinh từ chối cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu “RIVER WOOD” của Công ty Cổ phần Dệt may đầu tư thương mại Thành Công do tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được biết đến rộng rãi cho các dịch vụ tương tự.
Trường hợp thứ hai là vụ việc chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu gắn trên sản phẩm thuốc tránh thai. Cụ thể, tháng 04/2004, Gedeon Richter Ltd. khởi kiện Công ty Dược & Vật tư y tế Bình Dương và Công ty TNHH Dược phẩm TN TP. Hồ Chí Minh tại Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh vì cho rằng hai công ty của Việt Nam đã sử dụng dấu hiệu “POSINIGHT 2 & bông hoa hồng” tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “POSTINOR 2 & bông hoa hồng” đã được Gedeon Richter Ltd. sử dụng rộng rãi cho sản phẩm thuốc tránh thai từ năm 1979, được biến đến phổ biến tại 66 quốc gia trên thế giới và đã được phân phối tại Việt Nam từ năm 1992. Cũng cần lưu ý rằng hình bông hoa của Gedeon Richter Ltd. chưa được bảo hộ tại Việt Nam cho sản phẩm thuốc tránh thai. Theo đó, phản hồi yêu cầu trưng cầu giám định của Tòa, ngày 08/08/2005, Cục SHTT ban hành Công văn số 1464/TTKN đưa ra kết
luận như sau: “Cục Sở hữu trí tuệ cho rằng hộp thuộc với các đặc điểm nêu trên là chỉ
dẫn thương mại của Công ty Gedeon Richter. Người cạnh tranh đã sử dụng chỉ dẫn thương mại để gây nhầm lẫn, gây thiệt hại cho người bị cạnh tranh. Mẫu hộp thuốc của Công ty Dược & Vật tư y tế Bình Dương giống với hộp thuốc nêu trên, do vậy việc sử dụng đồng thời các hộp thuốc nêu trên dễ tạo ra nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Đồng thời, do Công ty Gedeon Richter đã sử dụng rộng rãi trước khi Công ty Dược & Vật tư Y tế Bình Dương sử dụng hộp thuốc theo mẫu nêu trên nên việc sử dụng hộp thuốc của Công ty Dược & Vật tư y tế Bình Dương là hành vi cạnh tranh không lành mạnh”.
Qua hai vụ việc nêu trên, có thể thấy rằng yếu tố “nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi” đóng vai trò rất quan trọng khi Cục SHTT ra văn bản chấp nhận ý
kiến phản đối cấp văn bằng bảo hộ và lấy đó làm cơ sở để từ chối cấp văn bằng bảo hộ dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đó cho hàng hóa dịch vụ tương tự, cũng như xác định một hành vi là cạnh tranh không lành mạnh do sử dụng dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi, dù nhãn hiệu đó chưa được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam. Điều đó một mặt khẳng định rằng nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi thực sự có vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể, mặt khác cho thấy cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mà cụ thể nhất là Cục SHTT, đã giám tiếp công nhận nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi qua các quyết định của mình.