2.7 Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm thân tàu
2.7.1.1 Các hiểm họa được bảo hiểm
tàu hay người quản lý. Đảm bảo của nhóm thứ hai chỉ áp dụng khi tổn thất không do thiếu mẫn cán hợp lý của người được bảo hiểm, chủ tàu hay người quản lý, giám sát viên hay bất kỳ người quản lý nào của họ trên bờ (cần tham chiếu “hiểm họa loại trừ” và “sai trái cố ý”).
i) Hiểm họa không bị chi phối bởi quy định “mẫn cán hợp lý”, được quy định cụ thể trong điều 6.1 của ITC 1995, bao gồm:
- Hiểm họa của biển, sông, hồ, hoặc các vùng nước có thể lưu thông. - Hỏa hoạn, nổ.
- Cướp bạo động bởi những người ngoài tàu. - Vứt bỏ xuống biển.
- Cướp biển.
- Va chạm với phương tiện chuyên chở bộ, trang bị hay thiết bị bến hay cảng.
- Động đất, núi lửa phun hay sét đánh.
- Tai nạn trong khi bốc dỡ và chuyển dịch hàng hóa hay nhiên liệu. “Hiểm hoạ của biển” được định nghĩa trong Luật bảo hiểm hàng hải Anh là: Những tai nạn hay biến cố bất ngờ của biển, không bao gồm tác động thông thường của gió và sóng biển”. Quy định của ITC 1995 nới rộng để bao gồm cả hiểm hoạ trên sông, hồ và các vùng nước tàu lưu thông được, tuy nhiên vẫn phải là những sự cố bất ngờ.
Cháy là hiểm hoạ được bảo hiểm phải là nguyên nhân trực tiếp của tổn thất. Tổn hại nếu do hầm nóng mà không có hoả hoạn thì không được bảo hiểm.
Dựa theo điều kiện của đơn bảo hiểm, trộm không bao gồm trộm lén lút hay trộm bởi người trên tàu, dù đó là thuỷ thủ hay hành khách.
Vứt bỏ xuống biển là hành vi cố ý vứt bỏ xuống biển một bộ phận của tàu (thí dụ đồ dữ trự của tàu) để làm nhẹ tàu và để ngăn ngừa một tổn thất
toàn bộ trong lúc nguy hiểm. Vứt bỏ để ngăn ngừa tổn thất không thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì không được bồi thường theo điều khoản này.
Trước khi có điều khoản bảo hiểm thời gian thân tàu ITC 1983 và 1995, cướp biển được coi giống như hiểm hoạ chiến tranh và bị loại trừ khỏi đơn bảo hiểm thân tàu. Rất khó phân biệt giữa cướp bạo động bởi người ngoài tàu và cướp biển vì trong nhiều trường hợp cướp biển không khác gì cướp bạo động. Bởi vậy ITC 1983 và 1995 đã bao gồm luôn cả cướp biển vào những hiểm hoạ được bảo hiểm. Cướp trong bảo hiểm thân tàu là hành vi bạo động của bất cứ ai lên tàu với mục đích chiếm đoạt.
Tổn thất và tổn hại gây cho tàu bởi các tai nạn trong khi bốc dỡ và dịch chuyển hàng hoá được bảo hiểm nhưng không phải trách nhiệm của người được bảo hiểm đối với chủ hàng hoá.
ii)Hiểm họa bị chi phối bởi quy định “mẫn cán hợp lý”
ITC 1995 có ý cung cấp bảo đảm rộng rãi song có hiểm họa có thể tránh được nếu người được bảo hiểm, chủ tàu, người quản lý hay giám sát viên hoặc người quản lý của họ trên bờ mẫn cán. Các hiểm họa này bị chi phối bởi hành động mẫn cán hợp lý trong việc điều động tàu về phần người bảo hiểm, chủ tàu, người quản lý hay giám sát viên, hoặc bất kỳ người quản lý nào của họ ở trên bờ, tuỳ trường hợp. (Khi thuyền trưởng, các sỹ quan, thuyền viên hay hoa tiêu có cổ phần trên chiếc tàu thì họ cũng không được coi là chủ tàu theo nghĩa này).
Các hiểm họa bị chi phối quy định mẫn cán, được quy định trong điều 6.2 của ITC 1995 bao gồm:
- Nổ nồi hơi, gẫy trục cơ hoặc ẩn tỳ trong máy móc và thân tàu. - Bất cẩn của thuyền trưởng, sỹ quan, thủy thủ hay hoa tiêu.
- Bất cẩn của người sửa chữa hay người thuê tàu với điều kiện người sửa chữa hay người thuê tàu không phải là người được bảo hiểm.
- Manh động của thuyền trưởng, sỹ quan hay thủy thủ.
- Va chạm với máy bay, máy bay trực thăng hoặc vật tương tự hoặc các vật rơi từ đó.
Nổ nồi hơi được bảo hiểm được bảo hiểm bất kể nguyên nhân nổ là gì. Tuy nhiên nếu nồi hơi bị nổ do một hiểm hoạ được bảo hiểm gây ra (thí dụ đâm va) thì không được bồi thường.
Ẩn tì là hà tì trong vỏ hay máy tàu có từ lúc đóng con tàu, hay nếu là phần tàu được sửa lại thì là có từ lúc sửa đó. Ẩn tì tồn tại mà người được bảo hiểm không biết cho đến khi một kiểm tra phát hiện hay đến khi phần ẩn tì bị hư gẫy. Nếu hà tì đã được phát hiện qua kiểm tra, việc sửa chữa hay thay thế không thể được coi là ẩn tì. Tổn hại chỉ được bồi thường nếu là hậu quả của phát động ẩn tì, nhưng không bao gồm các sửa chữa hay thay thế bộ phận ẩn tì.
Manh động là mọi hành động sai trái cố ý của thuyền trưởng hay thuỷ thủ để làm thiệt hại cho chủ tàu hay cho người thuê tàu với điều kiện tổn thất hay tổn hại ấy không do thiếu mẫn cán hợp lý của người được bảo hiểm, chủ tàu, người quản lý hay giám sát viên hoặc người quản lý của họ trên bờ.
So với ITC 1983, ITC 1995 có nhiều thay đổi trong quy định các rủi ro được bảo hiểm, phạm vi loại trừ được mở rộng hơn. Cụ thểt là:
- ITC 1995 đã loại bỏ rủi ro được bảo hiểm “hư hỏng hay tai nạn của thiết bị hay động cơ phản lực nguyên tử”;
- ITC 1995 chuyển hiểm hoạ không bị chi phối bởi mẫn cán hợp lý “va chạm với máy bay hay vật tương tự, hoặc rớt từ đó” trong ITC 1983 thành điều kiện bảo hiểm bị chi phối bởi mẫn cán hợp lý;
- ITC 1995 chuyển hiểm hoạ được bảo hiểm bị chi phối bởi sự mẫn cán hợp lý “tai nạn trong khi bốc dỡ hoặc chuyển dịch hàng hoá hay nhiên liệu”
trong ITC 1983 thành hiểm hoạ được bảo hiểm không bị chi phối bởi sự mẫn cán hợp lý.
Ngoài ra, ITC 1995 cũng thu hẹp trách nhiệm của người bảo hiểm bằng cách mở rộng danh sách những người mà hành vi bất cẩn của họ có thể là cơ sở để người bảo hiểm từ chối bồi thường. Trong ITC 1983, quy định mẫn cán hợp lý chỉ được áp dụng đối với ba đối tượng là người được bảo hiểm, chủ tàu và người quản lý. ITC 1995 mở rộng rất nhiều danh sách này, bao gồm không những người được bảo hiểm, chủ tàu, người quản lý mà cả giám sát viên hoặc bất kỳ người quản lý trên bờ nào của những người nêu trên. Nói cách khác ITC 1995 bảo vệ người bảo hiểm nhiều hơn, và đây cũng chính là một trong những lý do ITC 1995 thường được các công ty bảo hiểm Việt nam áp dụng, trong khi trên thị trường bảo hiểm thân tàu thế giới, các chủ tàu thường hay chọn ITC 1983 hơn.